Thơ » Việt Nam » Hiện đại » Tuệ Thiền » Đường về minh triết (2007)
Khi tôi quán chiếu lòng mình
Hồn xuân âm thầm nảy lộc
Nhớ đến Chúa, trái tim thổn thức
Tình yêu sưởi ấm khóm cúc vàng
Tự tri: con đường ngắn nhất để trở về với Chúa
Trở về với Mùa Xuân Vĩnh Hằng
Sự thanh tẩy gieo bình yên trần thế
Thượng Đế trên cao - Thượng Đế quanh đây
Chúa ra đời trong hang đá…
Nhớ vậy thôi, đã héo úa những đen tối tự hào
Gánh nặng tự ti gẫy đổ
Đã ló dạng lương tri minh triết
Và nghe giữa biếc xanh hồn lá
Ríu rít xuân về từ ánh sáng trời cao.
Trang trong tổng số 1 trang (2 bài trả lời)
[1]
* Tất cả các tôn giáo đều gọi tên THƯỢNG ĐẾ theo ngôn ngữ của mình. (Simone Weil-nhà triết học, nhà thần học Kitô giáo).
* Đức Đạt Lai Lạt Ma cho rằng: “Nếu người ta xem xét Thượng Đế không phải trên phương diện thần thánh cá nhân, mà là với tư cách là nền tảng của bản thể, thì các phẩm chất như lòng vị tha có thể được gắn với NỀN TẢNG THIÊNG LIÊNG NÀY CỦA BẢN THỂ. Nếu người ta phải hiểu Thượng Đế theo cách này thì sẽ có thể xác lập được những mối quan hệ gần gũi giữa một số yếu tố của tư duy và sự thực hành Phật giáo”. (Mathieu Ricard nhà sinh học, tu sĩ Phật giáo. Cái Vô Hạn Trong Lòng Bàn Tay. Đồng tác giả: Trịnh Xuân Thuận-nhà vật lí thiên văn).
* (…) Ở đây chúng ta có thêm một chứng minh là tất cả chúng ta được kết nối với nhau trong cùng một trường ý thức. Các đặc tính của trường này vận hành LÚC NÀY VÀ Ở ĐÂY:
Trường hoạt động như một tổng thể.
Nó liên kết các sự kiện cách xa ngay tức thời.
Nó nhớ mọi sự kiện.
Nó tồn tại ngoài thời gian và không gian.
Nó sáng tạo toàn vẹn bên trong mình
Sáng tạo của nó lớn lên và mở rộng theo hướng tiến hoá.
Nó là ý thức.
(…) TRƯỜNG Ý THỨC là cơ sở của mọi hiện tượng trong tự nhiên bởi vì KHE HỞ TỒN TẠI GIỮA mọi electron, MỌI Ý NGHĨ, mọi khoảnh khắc thời gian. KHE HỞ LÀ điểm khống chế, SỰ TĨNH LẶNG Ở TÂM của sáng tạo, nơi vũ trụ liên kết mọi sự kiện.
(…) Chúng ta cần nhớ NGUỒN GỐC CHUNG của mình. Tinh thần con người suy thoái khi chúng ta hạn chế mình trong một kiếp người và giam trong một thể xác. Trước hết chúng ta là tâm trí và tinh thần, và điều đó đặt ngôi nhà của chúng ta ra sau các vì sao. (Deepak Chopra-tiến sĩ y học, nhà nghiên cứu tâm linh. “Sự sống sau cái chết: gánh nặng chứng minh”; Trần Quang Hưng dịch).
* "... Một trong những lí do Phật bỏ lửng như vậy, không giải đáp một số câu hỏi siêu hình, là vì Phật giáo là một hệ thống tu tập thực nghiệm chứ không phải là một bài giảng huyền học. Cố nhiên Phật vẫn có riêng một nhận thức luận nào đó, nhưng đó là điều phụ thuộc, bởi lẽ chủ đích của Phật giáo là đạt ngộ ngõ hầu tâm chứng tự do.
(Thiền luận I; D. T. Suzuki; Trúc Thiên dịch).
* "... Trong tuần đó tôi có xem lại sách giáo khoa từ một khoá dạy về sự so sánh các tôn giáo, trong năm đại học đầu tiên của tôi tại Columbia. Quả thật có nhắc đến luân hồi trong Cựu và Tân Ước. Vào năm 325 sau Công nguyên, hoàng đế La Mã Constantine Đại Đế, cùng với người mẹ, Hellena, đã huỷ bỏ những trang đề cập đến luân hồi ghi trong Tân Ước".
(Tiền kiếp & luân hồi có thật không?; bác sĩ Brian L. Weiss; thầy Thích Tâm Quang dịch).
* "Mặc dù các trường phái đạo học phương Đông khác nhau về nhiều chi tiết, nhưng tất cả đều nhấn mạnh đến TÍNH NHẤT THỂ CỦA VŨ TRỤ, đó là điểm trung tâm của mọi giáo pháp. (...) Sự tỉnh giác này - có khi gọi là giác ngộ - không phải chỉ là một tiến trình hiểu biết, mà là một kinh nghiệm tự nếm trải, kinh nghiệm này chiếm toàn bộ thân tâm hành giả và vì thế có tính chất tôn giáo".
(Đạo của vật lí; Fritjof Capra-giáo sư vật lí ở nhiều đại học danh tiếng Anh, Mĩ; Nguyễn Tường Bách dịch).
* "Truyền thống ĐẠO HỌC thực ra có mặt trong mọi tôn giáo, và các yếu tố huyền bí cũng có mặt trong các trường phái triết học phương Tây".
(Đạo của vật lí; Fritjof Capra-giáo sư vật lí; Nguyễn Tường Bách dịch).
* (Những chỗ chữ in hoa do người đọc cảm hứng nhấn mạnh).
-------
(Mời đọc tiếp ở phần dưới)
Đọc trong Lửa Giác Ngộ của ngài Jiddu Krishnamurti; dịch giả Đào Hữu Nghĩa; nxb Thời Đại, 2010.
Những chữ trong ngoặc đơn và chữ in hoa là do người đọc làm cho rõ nghĩa.
------
(...)
Krishnamurti: (...) Tâm không sao bước vào một chiều không gian hoàn toàn mới khác nếu còn có bóng đen của kỉ niệm (mang tính tâm lí). Bởi “CÁI KIA” VỐN PHI THỜI GIAN. Cái chiều không gian kia vốn vĩnh hằng, và tâm trí muốn thâm nhập vào đó phải không có yếu tố thời gian (tâm lí). Tôi nghĩ điều này hợp lẽ và hợp logic.
Pupul Jayakar: Nhưng cuộc sống không mang tính logic cũng không hợp lẽ.
Krishnamurti: Tất nhiên là không. Muốn thấu hiểu cái VĨNH HẰNG – mà không qua thời gian – tâm trí phải thoát khỏi mọi sự được tích tập góp nhặt về mặt tâm lí, tức thời gian. Muốn thế, tất phải chấm dứt thôi.
Pupul Jayakar: Vậy là không có việc thâm nhập khám phá sự chấm dứt?
Krishnamurti: Ồ, có chứ.
Pupul Jayakar: Khám phá sự chấm dứt như thế nào?
Krishnamurti: Chấm dứt cái gì – chấm dứt sự tiếp nối liên tục của một tư tưởng, một xu hướng, một dục vọng đặc biệt nào đó, chính các chất liệu này tiếp sức sống cho sự liên tục. Sinh và tử - trong khoảng cách mênh mông này là SỰ LIÊN TỤC TIẾP NỐI SÂU XA như dòng sông. Lưu lượng nước làm cho dòng sông trở nên tuyệt vời – như sông Hằng, sông Rhine, sông Amazone và ta không thấy được vẻ đẹp của dòng sông. Như bạn thấy đó, ta chỉ sống trên bề mặt nông cạn của dòng đời mênh mông. Ta không thấy cái đẹp của nó vì ta mãi mãi sống trên bề mặt. Và chấm dứt là CHẤM DỨT CÁI BỀ MẶT NÔNG CẠN NÀY. (Trang 122-123).
(...)
Krishnamurti: Bà đã nói hai điều: THỨC, consciousness của Krishnamurti và sự chấm dứt của thân xác. Thân xác sẽ chấm dứt bởi tai nạn, bệnh tật. Điều đó là hiển nhiên. Thế còn thức của người đó là gì?
Pupul Jayakar: Mênh mông vô tận, tràn ngập thương yêu.
Krishnamurti: Nhưng tôi không gọi đó là thức.
Pupul Jayakar: Tôi dùng từ “thức” để kết hợp với thân xác của Krishnamurti. Tôi không nghĩ ra từ nào khác. Có thể gọi là “TÂM của Krishnamurti”. (Trang 123).
(...)
Krishnamurti: Và tôi thấy điều này. Tôi CẢM NHẬN được nó. Với tôi, đây là một TÂM THÁI DIỆU KÌ hơn cả. Qua bạn, qua sự tiếp xúc của tôi với bạn, tôi CẢM NHẬN CÁI MÊNH MÔNG ấy. Và toàn bộ sức mạnh trong tôi thôi thúc tôi nói tôi phải nắm lấy nó. Và bạn có nó – tất nhiên, không phải bạn, Pupul, có nó. Nó có đó, ở đó. Nó không phải của bạn hay của tôi. Nó ở đó, có đó.
Pupul Jayakar: Nhưng nó có đó bởi vì có ông.
Krishnamurti: Nó có đó không phải bởi có tôi. Nó ở đó. (Trang 125).
(...)
Pupul Jayakar: Phải chăng ý ông muốn nói: HÃY TỰ MÌNH LÀ ÁNH SÁNG CHO MÌNH, tức là, tiếp xúc cái đó mà không có người...
Krishnamurti: Không phải “tiếp xúc” mà là GIÁC VÀ SỐNG; nó có đó để bạn vươn tới nắm lấy. Để vươn tới và tiếp nhận cái đó, TƯ TƯỞNG HAY THỨC, (trong trạng thái vô minh) như ta biết, PHẢI CHẤM DỨT, bởi vì tư tưởng (trong trạng thái vô minh) thực sự là kẻ thù của cái đó. Tư tưởng là kẻ thù của lòng từ, quá rõ rồi, đúng không? Và để đốt lên ngọn lửa TỪ BI VĨ ĐẠI ấy không đòi hỏi phải hi sinh lớn lao cái này cái nọ chi cả, mà là một TRÍ TUỆ TỈNH THỨC để thấy động niệm. Và GIÁC ĐỘNG NIỆM LÀ CHẤM DỨT ĐỘNG NIỆM, đó mới thực là THIỀN. (Trang 127-128).
(...)
Pupul Jayakar: Ông có nghĩ là có thể học được điều gì đó trong trí não để giáp mặt với cái chết sau cùng không?
Krishnamurti: Có gì trong đó mà học, Pupul? Không có gì để học cả.
Pupul Jayakar: Trí não phải tiếp nhận mà không động đậy (bởi cái tôi).
Krishnamurti: Vâng.
Pupul Jayakar: Trí não phải tiếp nhận một phát biểu như thế mà BẤT ĐỘNG (vô niệm-vô ngã). Và có lẽ như thế mà khi cái chết sau cùng đến thì cũng sẽ có một sự bất động như thế.
Krishnamurti: Vâng, đúng thế đấy. Thế nên, CÁI CHẾT MỚI ĐẸP VÀ ĐẦY SỨC SỐNG một cách phi thường. (Trang 130).
(...)
Krishnamurti: Hiện tại là cái “bây giờ”, cái hiện tiền. Cái hiện tiền chứa toàn bộ vận động của thời gian tư tưởng.
Pupul Jayakar: Vâng.
Krishnamurti: Đó là toàn bộ cấu trúc. Nếu cấu trúc của thời gian (tâm lí quy ngã) và tư tưởng (trong trạng thái vô minh-phiền não-xung đột) chấm dứt, CÁI HIỆN TIỀN mang một ý nghĩa hoàn toàn khác. Cái “bây giờ” bấy giờ là KHÔNG. Và cái KHÔNG (trường tiềm năng, tánh Không) thì dung chứa mọi cái có. (...). (Trang 256).
(...)
Krishnamurti: (...) Tôi tin rằng trong truyền thuyết cổ đại của Do Thái giáo người ta chỉ có thể nói về THƯỢNG ĐẾ - hay tên gọi gì cũng được – như thế này: “I am”-Tôi là-Tat tvam asi bằng Phạn ngữ. (Trang 264).
(...)
-------------------------
Tham khảo thêm:
* “Schrodinger, tác giả của phương trình cơ bản trong Thuyết lượng tử đã phát biểu: “Muôn đời và mãi mãi chỉ có bây giờ... HIỆN TẠI là cái duy nhất không có kết thúc”. (Theo giáo sư-viện sĩ Đào Vọng Đức, nguyên viện trưởng Viện Vật lí, nguyên giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Tiềm năng Con người về Khoa học và Tâm linh. Bài phỏng vấn “Khoa học lí giải Tâm linh như thế nào?”; Khoahoc tv).
--
* “Triết gia Descartes nói một câu thâm sâu: “Tôi suy tưởng, vì vậy tôi hiện hữu.” Câu này rất đúng với trí thức, nhưng đối với thiền nó lại hoàn toàn sai. Trong thiền, ta càng suy nghĩ bao nhiêu, ta càng xa chân thân bấy nhiêu. Nếu ta lệ thuộc vào “cái tôi suy tưởng” ta sẽ không thể kinh nghiệm được sự thức tỉnh. Khi ta nói “tôi hiện hữu”, ta bắt buộc phải đẩy Chúa ra ngoài thành một đối tượng. Nhưng bản thể của Chúa là “Ta Là” (I Am) trong trạng thái “ĐANG LÀ” ở mọi nơi và trong HIỆN TẠI”. (Thiền Kitô Giáo; Đỗ Trân Duy; Daminhvn net).
--
* “Tột trước cùng sau cứu cánh trở về NIỆM HIỆN TIỀN”. (Kinh Lăng Già Tâm Ấn; phần Tổng Luận của nhà sớ giải; hoà thượng Thích Thanh Từ dịch).
--
* “Khái niệm “CHỈ LÀ MỘT” (nhất thể) không thuộc độc quyền của thiền; nhiều tôn giáo, triết học khác cũng giảng chung giáo lí ấy”.
(Thiền luận I; D. T. Suzuki-thiền sư học giả; Trúc Thiên dịch).
--
* “Vậy Ngài nói: “Nước Thiên Chúa thì giống như cái gì? Ta sẽ lấy gì mà so sánh? Thì cũng in như hạt cải người nọ lấy vứt vào vườn mình: nó lớn lên và thành một cây và chim trời nương náu nơi cành nó”.
(...).
“Nước Thiên Chúa không đến một cách nhãn tiền, người ta sẽ không nói được: “Này ở đây” hay: “Ở đó”, vì này Nước Thiên Chúa ở trong các ông”.
(Kinh Thánh; Tân Ước; Tin Mừng theo Thánh Luca).
--
* "Linh tánh loài người vốn một ngọn đèn của Đức Giê-hô-va (Đức Chúa Trời), dò thấu các nơi bí ẩn trong lòng".
(Theo Kinh Thánh Cựu Ước).
--
* “Sự sống, về bản chất là ý thức, là vĩnh hằng, và không có đối lập. Không có cái chết, chỉ có những biến dạng của các hình thái sự sống, biểu hiện ý thức thế này hoặc thế khác”.
(Eckhart Tolle, tác giả của The power of now-quyền năng của hiện tại).
--
* “Mọi sinh vật được tạo hoá sinh ra không phải một cách tình cờ, mà đều có ý định, có mục đích do “Ý Thức Vũ Trụ”. Ý thức có trước, kế hoạch sáng thế có sau, tất cả đều bắt nguồn từ năng lượng”.
(Đoàn Xuân Mượu-giáo sư tiến sĩ, nguyên là viện trưởng Viện văcxin Quốc gia, viện trưởng Viện Pasteur Đà Lạt...; Dantri com vn).
--
* “Con người gồm 7 phần, gồm thể xác, năng lượng, cảm xúc và 4 cơ thể tâm thần; trong đó chỉ có thể xác là hữu hình, được y học chính thống giảng dạy (đây là năng lượng đặc) (...). (...) Khi mất đi thì phần năng lượng đặc mất, các phần năng lượng khác vẫn tồn tại. (...).
(...) Vì vậy về phương diện xã hội, nếu quảng đại quần chúng hiểu biết cơ sở khoa học của sự huyền bí, thì không còn chỗ nương thân cho mê tín dị đoan đang lan tràn rộng rãi như hiện nay”.
(Đoàn Xuân Mượu-nguyên viện trưởng Viện Pasteur Đà Lạt...; Dantri com vn).
--
* “Gọi là Thượng Đế hay chân lí đều như nhau. Chân lí là giải thoát tâm trí khỏi mọi gánh nặng của trí nhớ tâm lí”. (Trí nhớ tâm lí tức là cái “tôi”, là thời gian tâm lí).
(Jiddu Krishnamurti; phỏng vấn của Rom Landau. Danh nhân giác ngộ J. Krishnamurti là người không theo tôn giáo nào cả; được Liên Hiệp Quốc, được nhiều danh nhân tôn giáo và xã hội tôn vinh).
(Chân lí mà ngài Krishnamurti nói đến ở đây là chân lí tuyệt đối, là trí tuệ vũ trụ, là tình thương phổ quát của bản thể, là ý thức sáng tạo của tinh thần vô ngã).
--
* “Giác động niệm là chấm dứt động niệm, đó mới thực là thiền”.
(Lửa giác ngộ; J. Krishnamurti; Đào Hữu Nghĩa dịch).
(Kinh Viên Giác nói: Tri huyễn tức li (lìa), li huyễn tức giác.
Kinh điển Phật giáo nguyên thuỷ cũng nói: Quán tâm nơi (trên) tâm thì Niết bàn hiện tiền).
--
* "(...) Người ta còn gọi dopamine như một hoóc-môn hạnh phúc, bởi chúng tạo ra động lực phát triển trí não, sự chú ý và thậm chí điều chỉnh chuyển động của cơ thể, (...) tạo ra cảm giác vui vẻ và lạc quan, thúc đẩy hành vi của bạn.(...).
Sản lượng dopamine sẽ tăng đến 64% nếu bạn thực hiện thiền định trong một giờ”.
(Những cách làm tăng hormone dopamine một cách tự nhiên để bạn luôn lạc quan vui vẻ; Kênh 14 vn).
--
* “Thiền không còn bị nhìn với sự nghi ngờ, đạo học đã được coi trọng, ngay cả trong cộng đồng khoa học”.
(Đạo của vật lí; Fritjof Capra-giáo sư vật lí ở nhiều đại học danh tiếng Anh, Mĩ; Nguyễn Tường Bách dịch).
--
* “Bản ngã (cái “tôi”) - một ảo tưởng - là kết quả của bộ não bị quy định, bị chương trình hoá”.
(Tương lai nhân loại; David Bohm-nhà khoa học, giáo sư tiến sĩ vật lí). (Ngài David Bohm có cuộc đối thoại với ngài Jiddu Krishnamurti trong “Chấm dứt thời gian”-dịch giả: Đào Hữu Nghĩa. (Đọc Lửa Giác Ngộ, Chấm Dứt Thời Gian của Krishnamurti, tôi chọn bản dịch của Đào Hữu Nghĩa).
(Thiền luận (D. T. Suzuki) chỉ ra rằng: Cái “tôi” là ý chí ở trạng thái vô minh, điên đảo, phiền não. Vô minh là bỏ nhà ra đi; giác ngộ chân tâm-vô ngã là trở về).
--
* “Các nhà khoa học cũng đang quay lại và hướng sự tập trung vào việc tìm hiểu cách thức suy nghĩ và trạng thái của chúng ta, chúng thực sự ảnh hưởng đến lực từ trường bên trong và xung quanh chúng ta. (...). Khoa học có sự liên kết với bản chất tâm linh của nhân loại sẽ có thể bỏ xa khoa học công nghệ của quá khứ, trong việc đóng góp vào sự phồn vinh của nhân loại”.
(Trí tuệ nổi trội; Karen Nesbitt Shanor-nhà sinh học; Vũ Thị Hồng Việt dịch).
(“Hồi hướng công đức cho bao cõi khổ: / Ánh sáng Chân Tâm - năng lượng thiện lành”. Tuệ Thiền-Lê Bá Bôn; Thivien net - có nhiều sưu tầm về minh triết tâm linh-cuộc sống dưới nhiều bài thơ của tác giả, danh mục dưới bài thơ “Thay lời cảm tạ bậc minh sư vĩ đại”).
--
* "(Thầy Đaram nói) Năng lượng linh hồn là năng lượng ở ngoài electron và ngoài proton. Nhưng tâm năng mạnh mẽ vô cùng(...). Tâm ý tiêu cực (xấu ác) có thể thu hút các đối tượng phá phách của vũ trụ, tác động lên thiên nhiên. Bởi vậy, cùng với xung đột và chiến tranh, khá thường xuyên xảy ra động đất, rơi thiên thạch...”.
(Chúng ta thoát thai từ đâu; Erơnơ Munđasép-nhà bác học Nga; Hoàng Giang dịch).
--
* “Krishnamurti: (Thế giới) tự nhiên vốn thuộc cái tâm vũ trụ (...).
David Bohm: Bởi vì thức tâm cũng khởi lên từ nền tảng, nên hoạt động (tuệ giác) này ảnh hưởng toàn nhân loại cũng từ nền tảng.
Krishnamurti: Vâng”.
(Chấm dứt thời gian; J. Krishnamurti & D. Bohm; Đào Hữu Nghĩa dịch).
--
* “Muốn chuyển hoá thế giới, chuyển hoá sự khốn khổ, chiến tranh, nạn thất nghiệp, nạn đói, sự phân chia giai cấp và tất cả sự hỗn loạn khắp nơi, thì chúng ta phải chuyển hoá chính bản thân mình”.
(Tự do đầu tiên và cuối cùng; J. Krishnamurti; Phạm Công Thiện dịch).
--
* “Bạn là năng lượng. (...). Suy nghĩ “sinh ra” năng lượng. (...).
Bạn là một thỏi nam châm sống. Bạn hút vào - theo đúng nghĩa đen của từ này - người, vật, ý tưởng và các tình huống có tần số năng lượng rung động và cộng hưởng như của bạn, về phía mình. (...). Nếu chúng ta tập trung chú ý (tập trung tâm ý) vào điều gì đó (tiêu cực xấu ác, hoặc tích cực thiện lành), thì vũ trụ sẽ gửi lại cho chúng ta chính điều đó, nhưng nhiều hơn”.
(Người nam châm - bí mật của luật hấp dẫn; Jack Canfiel & D.D. Watkins; Thu Huyền & Thanh Minh dịch).
(Người đọc, dựa vào sách, có thêm vài chữ trong ngoặc đơn cho rõ nghĩa).
--
* Tâm tình nghi vấn (nghi tình):
“- Đại Ứng quốc sư nói: Chỉ có một câu mà thiền gia nên ra sức công phu và tìm thấy giải đáp chung quyết là “Bổn lai diện mục của ta là gì?”.
- Thiền sư Không Cốc Long nói rằng, thiền giả đừng quên mang vào mình cái tư tưởng này: “Tâm này còn tạo tác khi thân này còn tồn tại trong hiện hữu như huyễn của nó, nhưng nó sẽ an trú nơi đâu khi xác chết này ra tro bụi?”. Để thấy cái Một của vạn pháp rốt ráo ở đâu, người học phải phản quan tự chiếu và đặt nghi tình vào vấn đề để quyết định nơi chốn của nó là đâu.
- Thiền sư Lâm Tế giảng giải: “Chính vì tâm người mãi đuổi tìm mọi vật không biết kềm hãm lại ở đâu, vì vậy tổ sư dạy rằng: các người điên rồ mang đầu đi tìm đầu. Theo lời dạy, các người hãy hồi quang phản chiếu, không tìm cầu đâu khác, các người sẽ thấy ra rằng tâm mình cùng với Phật và Tổ không khác. Đến chỗ vô sự như thế mới gọi là đắc pháp”.
(Thiền luận II; D. T. Suzuki; Tuệ Sỹ dịch).
--
* “Hiện thực Thiền lí trong mỗi động tác sinh hoạt, (...) một đời người có lẽ không thấm vào đâu, vì tương truyền cả đến Phật Thích Ca, ngài Di Lặc... vẫn còn đang hồi tu tập”.
(Thiền Luận I; D. T. Suzuki, Trúc Thiên dịch).
--
* “Tôi là gì?” là một nghi vấn dò vào tự tánh của thực tại, căn cơ của mọi sự vật chủ quan và khách quan. (...) Một khi đã xác định rõ điều đó, vấn đề sau khi chết sẽ không còn quấy nhiễu ta nữa (...).
(...) Pháp giới đó, về một mặt, khác với thế gian giới vốn là thế giới của tương đối và cá biệt này, nhưng mặt khác Pháp giới cũng là Thế gian giới.
Pháp giới không phải là một cái chân không được lấp đầy bằng những cái trừu tượng rỗng tuếch, mà là cái dầy đặc của những thực tại cá biệt cụ thể (...).
Dù rằng Pháp giới tràn ngập thiên hình vạn trạng, nhưng rất có trật tự.
(...) Trong Pháp giới, hết thảy mọi sự vật cá biệt giao thiệp nhau, nhưng mỗi sự vật vẫn duy trì trọn vẹn cá biệt tính trong tự thân.
(...) Hết thảy các nhạc cụ trong hết thảy các toà lầu các diễn thuyết vô số giáo pháp trong một tiết tấu hoà nhã (...); hoặc thuyết sự trang nghiêm các cõi Phật (...).
(...) Và trong các thế giới này có vô số Bồ tát đang đi hay ngồi, đang làm các công việc (...), đang hỏi han, đang giải đáp, đang hồi hướng phước báo cho giác ngộ, hoặc đang lễ bái vì hết thảy chúng sinh”.
(Thiền luận III; D. T. Suzuki; Tuệ Sỹ dịch).
--
* “Tuyên ngôn Venise của UNESCO nói: “Khoa học hiện đại đã tiến đến một biên giới, nơi đó sự gặp gỡ của khoa học Tây phương với minh triết truyền thống tâm linh Đông phương là điều tất yếu. Sự gặp gỡ chắc chắn xảy ra đó sẽ đem lại cho nhân loại một nền văn minh mới”.
(Báo Giác ngộ số 15/1991).
--
* “Tự tri-tỉnh thức-vô ngã” là đạo lí của vũ trụ, là mẫu số chung của ý nghĩa cuộc sống, là Thiền; mang năng lượng tích cực có lợi cho toàn vũ trụ, cho sự thăng hoa trí tuệ-tâm linh chung của tất cả.
“Tự tri-tỉnh thức-vô ngã” là MINH SƯ vĩ đại nhất của chính mình. (Đường Về Minh Triết; Tuệ Thiền Lê Bá Bôn).
--
* Khi tuệ giác (tức là trí bát-nhã) hiện tiền (hiện hữu), thì dù tuệ lực còn yếu kém, vẫn thấy rõ điểm khác biệt cơ bản giữa cái biết của tuệ giác và cái biết của thức (thức là cái biết của trí thế gian). Rất quan trọng trong sự nghiệp Thiền là thấy rõ điểm khác biệt này một cách cụ thể, chứ không phải qua suy luận, học hỏi; sau đó tìm đọc kinh luận để tự ấn chứng (đối chiếu trực tiếp). (Tuệ Thiền Lê Bá Bôn).
----------------------------