Quê hương tháng ngày thơ ấu
Là khu phố nhỏ mến thương
Là luỹ tre làng thân thiết
Đùa vui những buổi tan trường
Quê hương tuổi đời khôn lớn
Là tình đất nước mênh mang
Buồn vui nỗi niềm dân tộc
Tâm hồn thấm đượm Việt Nam
Quê hương cõi lòng rộng mở
Là chung nhịp Trái Đất này
Đau từng nỗi đau đồng loại
Chung dòng nước mắt đắng cay…
Quê Hương phút giây minh triết
Là Tâm Tịnh Độ lặng thầm
Thấp thoáng vầng trăng cố quận
Trí-Bi hội ngộ tri âm
Lang thang sống kiếp lưu đày
Khi lòng mất dấu Quê Hương
Quê Hương: ánh trăng Viên Giác
Sáng soi muôn vạn nẻo đường.
Trang trong tổng số 1 trang (3 bài trả lời)
[1]
* TA LÀ GÌ? ĐÂU LÀ QUÊ HƯƠNG CHUNG? LÀM SAO ĐỂ VƠI BỚT BỂ KHỔ CHO MÌNH VÀ TẤT CẢ?... Trích đoạn quan điểm của 2 nhà khoa học rất thú vị, khêu gợi chúng ta tư duy sâu sắc hơn về Sự Sống và ý nghĩa cuộc sống. (Những chỗ chữ in hoa là do tôi nhấn mạnh, vì cảm hứng).
* “TRƯỜNG Ý THỨC LÀ CƠ SỞ của mọi hiện tượng trong Tự nhiên, bởi vì KHE HỞ TỒN TẠI GIỮA mọi electron, MỌI Ý NGHĨ, mọi khoảnh khắc thời gian. KHE HỞ LÀ điểm khống chế, SỰ TĨNH LẶNG Ở TÂM của sáng tạo, nơi vũ trụ liên kết mọi sự kiện. (…) Chúng ta cần nhớ NGUỒN GỐC CHUNG của mình. Tinh thần con người suy thoái khi chúng ta hạn chế mình trong một kiếp người và giam trong một thể xác. Trước hết chúng ta là tâm trí và tinh thần (…)”. (Sự Sống Sau Cái Chết – Gánh Nặng Chứng Minh; Deepak Chopra-tiến sĩ y học; dịch giả: Trần Quang Hưng).
* Kính mời đọc thêm một trích đoạn trong Chúng Ta Thoát Thai Từ Đâu (E-rơ-nơ Mun-đa-sep - giáo sư tiến sĩ y học (Nga), nhà bác học lớn quốc tế; dịch giả: Hoàng Giang; nxb Thế Giới, 2009):
“Tôi và Va-lê-ri Lô-ban-cốp (chuyên gia vật lí trường) thảo luận nhiều về đề tài này. Dưới đây tôi xin trình bày kết quả của những cuộc thảo luận đó.
(...) Dần dà trong quá trình tiến hoá trong thế giới tế vi XUẤT HIỆN ĐU-KHƠ - là khối năng lượng tâm thần kết đông dưới dạng các trường xoắn, có thể bảo toàn vĩnh cửu trong mình một khối lượng thông tin to lớn. Nhiều đu-khơ tạo thành giữa chúng những mối liên hệ thông tin và tạo ra KHÔNG GIAN THÔNG TIN TOÀN THỂ, tức Cõi kia (…).
(…) Cùng với sự tạo ra con người bằng nỗ lực của thế giới tế vi (Cõi kia), các dạng sự sống đơn giản hơn cũng được tạo nên ở thế giới vật thể - con vật, côn trùng, cây cỏ v.v… Nguyên lí tạo thế giới thực vật và thế giới động vật vẫn như vậy - bằng cách cô đặc dần các dạng trường xoắn đơn giản hơn của Cõi kia.
Liệu con người trong thế giới vật thể có thể sống thiếu Cõi kia không? Sau khi tạo bộ gen và nhờ đó tiến hành quá trình tái tạo con người (sinh đẻ đứa trẻ) trên Trái đất, đu-khơ giữ lại cho mình chức năng tư duy chủ yếu. Trong quan niệm tôn giáo, sau khi đứa bé chào đời đu-khơ nhập vào đứa trẻ và ấn định những năng lực tư duy chủ yếu của con người. Nghĩa là, CHÚNG TA SUY NGHĨ CHỦ YẾU NHỜ VÀO ĐU-KHƠ SỐNG Ở THẾ GIỚI TẾ VI. Nhờ năng lượng thế giới vật thể (ăn uống), não người có khả năng vặn các trường xoắn của thế giới tế vi và như vậy hỗ trợ đu-khơ trong quá trình tư duy. Ngoài ra, não còn tạo các trường xoắn phụ hình thành đu-sa (sinh trường) ở dạng các thể thanh bai và các thể khác hỗ trợ cơ thể người hoạt động. Sau khi xác thân chết, nhiều bộ phận tạo thành đu-sa (các thể thanh bai) cũng bị phá huỷ, CÒN LẠI ĐU-KHƠ THÌ BAY VỀ CÕI KIA và tiếp tục sống ở thế giới tế vi để rồi lúc nào đó lại bước vào kiếp mới. Vậy là con người, sau khi được tạo ra trong thế giới vật thể nhờ các “nỗ lực” của thế giới tế vi, LÀ SỰ KẾT HỢP các hình thái sự sống ở thế giới vật thể và thế giới tế vi.
Mọi ngưòi đều biết rõ khái niệm KARMA (NGHIỆP), tức là các “vết tích” của các tiền kiếp để lại trong đu-khơ. Giai đoạn trần thế ở thế giới vật thể, ĐU-KHƠ CÓ THỂ HOÀN THIỆN MÀ CŨNG CÓ THỂ THOÁI HOÁ. (…) Chính con người khác biệt với con vật ở chỗ: bộ máy tư duy của con người có nhiệm vụ hoàn thiện đu-khơ (đưa vào đó nhiều thông tin xây dựng) và bằng cách đó, hoàn thiện hình thái sự sống ở thế giới tế vi. Nói cách khác, là đứa con thể xác của sự sống nơi thế giới tế vi, CON NGƯỜI CÓ SỨ MỆNH thông qua thế giới vật thể THÚC ĐẨY SỰ TIẾN BỘ nơi thế giới tế vi. Con người được tạo ra cũng là bởi lẽ đó.
Rõ ràng là, về tầm mức, HÌNH THÁI SỰ SỐNG nơi thế giới tế vi (Cõi kia) cao hơn đáng kể so với sự sống ở thế giới vật thể. ĐU-KHƠ BẤT TỬ là một xác nhận.
(…) Nền khoa học hiện đại đã đạt tới tầm mức nhận thức được tôn giáo và hiểu rằng, học thuyết con người phát sinh từ con khỉ của Đác-uyn quá thô thiển, còn tôn giáo chẳng là cái gì khác ngoài một cách trình bày phóng dụ tri thức của các nền văn minh cổ đại.
(…) Tôi tuyệt đối tin rằng sự sống vật thể trên trái đất đã được tạo ra bằng cách hồn cô đặc dần. Mọi học lí cho rằng, sự sống trên trái đất xuất hiện do những phân tử phức tạp tự phát sinh và cô đọng thành những cơ thể sống, không vững vàng, xét cả trên quan niệm tôn giáo lẫn quan điểm vật lí học và hoá học hiện đại”.
-----
* Đức Đạt Lai Lạt Ma cho rằng: “Nếu người ta xem xét Thượng Đế không phải trên phương diện thần thánh cá nhân, mà là với tư cách là nền tảng của bản thể, thì các phẩm chất như lòng vị tha có thể được gắn với nền tảng thiêng liêng này của bản thể. Nếu người ta phải hiểu Thượng Đế theo cách này thì sẽ có thể xác lập được những mối quan hệ gần gũi giữa một số yếu tố của tư duy và sự thực hành Phật giáo”. (Mathieu Ricard-nhà sinh học, tu sĩPhật giáo. Sách dẫn: Cái Vô Hạn Trong Lòng Bàn Tay. Đồng tác giả: Trịnh Xuân Thuận-nhà vật lí thiên văn. Dịch giả: Phạm Văn Thiều, Ngô Vũ).
-----
(Mời đọc tiếp ở phần dưới)
* Sự thăng hoa trí tuệ tâm linh mang năng lượng tích cực; thiện ích cho tất cả chúng sinh, cho toàn vũ trụ, cho sự nghiệp giác ngộ chung.
E.Mun-đa-sep (Chúng Ta Thoát Thai Từ Đâu”) cho chúng ta có ý niệm về vấn đề này. Nhà bác học này viết: “Thế giới vi tế tức thế giới năng lượng tâm thần (thế giới tần số siêu cao) phải có sự chuyển đổi qua lại, và có mối quan hệ tương hỗ với thế giới vật thể theo kiểu năng lượng sóng chuyển sang dạng vật chất và ngược lại. Nói một cách khác, phải có vật chất hoá ý nghĩ và phi vật chất hoá vật thể thành ý nghĩ. Các nhà vật lí thường nhấn mạnh ý nghĩ có tính vật chất, và hình như điều đó đúng.” (...).
Ông viết tiếp: “Trước mắt, nền văn minh của chúng ta còn chưa biết sử dụng năng lượng vũ trụ. Mà năng lượng đó lại rất to lớn. Một số nhà vật lí học hiện đại cho rằng, một mét khối Tuyệt đối có tiềm lực năng lượng bằng công suất 40.000 tỉ quả bom hạt nhân.(…) Mà chỉ có con người mới nắm được năng lượng này, bởi con người chính là tiểu vũ trụ của đại vũ trụ. (…) Để nắm được năng lượng vũ trụ, người Lê-mu-ri đã sử dụng các phương pháp vốn có ở Cõi kia. Cơ sở của các phương pháp đó (thời nay nghe thật lạ tai) là các khái niệm giản đơn: “thiện” và “yêu thương”.
Tham khảo thêm tác phẩm danh tiếng Chúng Ta Thoát Thai Từ Đâu: “Thầy Đa-ram nói: Năng lượng linh hồn là năng lượng ở ngoài electron và ngoài proton. Nhưng tâm năng mạnh mẽ vô cùng, nó có khả năng tác động lên lực hấp dẫn. Năng lượng của nhiều tâm có một sức mạnh lớn lao. Có tâm năng tích cực và tâm năng tiêu cực, chúng gắn liền với nhau.(…) Tâm năng tiêu cực (xấu ác) có thể thu hút các đối tượng phá phách của vũ trụ, tác động lên thiên nhiên. Bởi vậy, cùng với xung đột và chiến tranh, khá thường xuyên xảy ra động đất, rơi thiên thạch…
(…) Chúng ta cần nhớ rằng, lòng thiện và tri thức sẽ thúc đẩy quá trình hiện thực hoá dự báo tích cực về sự phát triển của loài người; còn cái ác và thói hám quyền có thể dẫn đến thảm hoạ toàn cầu trong tương lai, kể cả ngày tận thế, hoặc tạo điều kiện phát triển yếu tố thụt lùi, dẫn đến hoá hoang.
(…) Tôi tin rằng, trong tương lai, những lực lượng tích cực trên Trái đất sẽ áp đảo lực lượng tiêu cực và sẽ không có thảm hoạ toàn cầu.”.
* “Tự tri-tỉnh thức-vô ngã” là đạo lí của vũ trụ, là mẫu số chung của ý nghĩa cuộc sống, là Thiền; mang năng lượng tích cực có lợi cho toàn vũ trụ, cho sự thăng hoa trí tuệ-tâm linh chung của tất cả”. “Tự tri-tỉnh thức-vô ngã” là minh sư vĩ đại nhất của chính mình”. (Đường Về Minh Triết-có bổ sung về thiền, tâm linh; Tuệ Thiền Lê Bá Bôn).
* Nghiệp là diễn trình gieo nhân-gặt quả (quả báo) của hành vi thân khẩu ý. Theo nhiều nhà khoa học thì nghiệp cũng mang năng lượng; mọi hiện tượng và toàn cơ thể vũ trụ là những dòng chảy năng lượng; năng lượng tâm thần là dạng năng lượng cơ bản nhất.
Quan điểm của ông Nguyễn Chung Tú – giáo sư tiến sĩ vật lí: “Có thể nói rằng gien nghiệp là cái do chính mỗi người tự tạo cho mình. Khi một người chết đi, thân thể vật lí của người ấy tan hoại, nhưng cái nghiệp ấy vẫn tiếp tục di truyền qua nhiều đời sống của người ấy”. (Nguyệt san Giác ngộ số 17/1997).
Một viện sĩ khoa học Liên Xô (cũ), ông M.A.Mikhiher phát biểu như sau: Mỗi con người là một năng lượng tinh thần trong một vỏ vật chất. Chết chỉ là băng hoại vỏ vật chất, còn năng lượng tinh thần thì tiếp tục luân hồi, tiếp tục vòng phát triển mới. (Báo Giáo dục & Thời đại Chủ nhật, 9/3/1997).
----
*
- Sống với ánh sáng Viên Giác đại thừa: một niệm hiện tiền đang là với cái đang là.
- Mời đọc thêm “Hơi thở minh triết” (bài thực hành đơn giản về Thiền định) trong 2 mục thảo luận dưới bài thơ “Chủ nhật nhiệm mầu” ở Thi Viện. Tác giả: Tuệ Thiền Lê Bá Bôn.
-----
(Mời đọc tiếp ở phần dưới)
* “Tâm Tịnh Độ” trong bài thơ chính là “tâm thái hiện tại, tâm thái đang là” trong thiền, trong thuyết lượng tử của vật lí, trong đỉnh cao tỉnh thức của giáo lí tôn giáo, trong tâm hồn nghệ sĩ-hiền triết khao khát hiện nghiệm chân-thiện-mĩ, trong hiền nhân sống trầm lặng vô danh vô tướng.
* Schrodinger, tác giả của phương trình cơ bản trong Thuyết lượng tử đã phát biểu: “Muôn đời và mãi mãi chỉ có bây giờ... Hiện tại là cái duy nhất không có kết thúc”. (Theo giáo sư-viện sĩ Đào Vọng Đức, nguyên viện trưởng Viện Vật lí, nguyên giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Tiềm năng Con người về Khoa học và Tâm linh. Bài phỏng vấn “Khoa học lí giải Tâm linh như thế nào?”; Khoahoc tv).
* Trong Tâm Kinh, việc tu tập Bát-nhã ba-la-mật-đa được đồng hoá với việc tụng đọc thần chú. (…).
Có liên hệ mật thiết nào giữa giáo nghĩa chung của Tâm Kinh và khẩu quyết (“Yết đế, yết đế, ba la yết đế, ba la tăng yết đế, Bồ đề tát bà ha”), hay đúng hơn là lời tán: “Đi qua, đi qua, đi qua bờ bên kia, đi qua đến bờ bên kia, chào Bodhi!”?
(…) Bồ-tát Quán Tự Tại (hoặc Bồ-tát Quán Thế Âm) là người học Thiền, và đức Phật trong Tâm Kinh cho biết ngài Quán Tự Tại đã học Bát-nhã như thế nào. Vì Bát-nhã là công án được đề ra cho ngài giải quyết, làm phương tiện chứng quả giác ngộ tối thượng. Quá trình chứng ngộ của ngài xuôi theo dòng phủ định. Phủ định bất cứ thứ gì có thể đem trí óc mà hiểu như là một đối tượng của tư tưởng. Thiền tông cũng làm như thế. Nó bắt đầu bằng trí óc. Phải trừ diệt vô minh cố hữu trong tâm từ vô thuỷ quá khứ. Đó là bước thứ nhất hướng tới giác ngộ. Vô minh tức không thấy sự thực (dharma, pháp) như thế là như thế (như thật). Vậy rồi, Tâm Kinh đề ra một tràng phủ định, chối bỏ luôn cả nhận thức, hay trí. Bởi vì, chừng nào thức còn có chỗ bám, đó thực là một trở ngại trên đường đi về giác ngộ tối thượng. (…). Chúng ta biết rằng, phủ định chỉ là phương tiện để thành tựu cái khác. (…).
(Thiền Luận-quyển hạ; Thiền sư D. T. Suzuki; dịch giả Tuệ Sỹ).
* Thiền sư Vô Môn, pháp danh Huệ Khai (dòng thiền Lâm Tế), sau khi thấu ngộ đã đọc bài kệ 20 chữ “không” nổi tiếng:
Vô vô vô vô vô
Vô vô vô vô vô
Vô vô vô vô vô
Vô vô vô vô vô.
(Vô Môn Quan; thiền sư Vô Môn; dịch giả Vũ Thế Ngọc).
* Khi có chí nguyện đại thừa, muốn gieo duyên với sự nghiệp giác ngộ tối thượng, muốn có những giây phút trực ngộ (sơ ngộ) tâm bất sinh bất diệt (tâm thoát khỏi trạng thái bị che bít bởi thần thức luân hồi, tức là bởi cái-tôi-ngũ-uẩn) thì nên trì niệm câu chân ngôn “Yết đế...”, sau khi đã chiêm nghiệm bài kinh Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh (bản dịch của ngài Huyền Trang).
Vừa lắng nghe vừa nhất tâm (đang là, “hiện hữu với hiện thể”) thầm niệm, câu chân ngôn sẽ có các tác dụng: tạo định lực, giảm bớt nghiệp chướng, tỉnh sáng trạng thái chiếu kiến (soi thấy, trực ngộ), mang năng lượng thiện ích đại thừa cho tất cả tâm linh, trợ duyên ngộ nhập Viên Giác cho đời này và đời sau của dòng sinh mệnh của mình. (Tuệ Thiền-Lê Bá Bôn).
-----
* “Khái niệm về Bổn trụ pháp là cái học thuyết về A lại da thức có tính chất phổ quát được nêu định về mặt hữu thể học. Tự chứng sở hành gồm trong cái Bổn trụ pháp này là cái được miêu tả theo nhiều cách như Như lai tạng, A lại da, Như như của các sự vật. Nó vượt khỏi những dấu hiệu của ngôn ngữ, phân tích, miêu tả; và tất cả chư Phật, Bồ tát và chúng sinh hữu tình đều gồm lại trong đó và đều có một cộng đồng thường trụ-Niết bàn. Nhưng phần vụ của vị Bồ tát không phải là ở mãi trong cái hiệp hội hạnh phúc này, mà là đi vào trong một thế giới của những đặc thù. Các bổn nguyện của vị Bồ tát phải được thành tựu, và trong điều này ngài thực sự được gọi là vị Bồ tát”.
(Nghiên cứu kinh Lăng Già; D.T. Suzuki; Thích Chơn Thiện và Trần Tuấn Mẫn dịch; nxb Tôn giáo).
----
* “Ta có thể nói một cách bóng bẩy hay đúng hơn, một cách siêu hình rằng mọi chúng sinh có ý thức đều là người sở hữu Tam thân”. (Nghiên cứu kinh Lăng Già; D.T.Suzuki; Thích Chơn Thiện, Trần Tuấn Mẫn dịch).
* Tôi tưởng tượng Pháp giới (quê hương chung của tất cả sinh mệnh, trường ý thức, trường thống nhất) tạm ví như một “thế giới” có vô số các bộ rễ cỏ gấu đan kết với nhau.
Pháp thân (bản thể ở mỗi sinh mệnh) tạm ví như một bộ rễ (luôn đan kết-tương giao với vô số bộ rễ khác).
Báo thân (động lực chủ hướng-ý chí ở mỗi sinh mệnh) tạm ví như củ cỏ gấu.
(Pháp giới, pháp thân luôn tồn tại, bất sinh bất diệt).
Hoá thân (thân thể sắc tướng ở mỗi sinh mệnh, ở mỗi con người) tạm ví như thân cỏ gấu. Thân này, nếu do năng lượng nghiệp lực của tâm ý vô minh tạo thành, thì trôi lăn trong luân hồi sinh tử, theo cõi giới tương ứng với nghiệp do thân khẩu ý tạo.
Vì vô minh nên ý chí, tri giác, cảm xúc... bị “trói buộc” trong hoá thân, không giác ngộ báo thân, pháp thân, pháp giới.
Khi giác ngộ “tam thân nhất thể” thì ý chí, tri giác, cảm xúc... được tự do tự tại, trí tuệ Viên Giác tỉnh sáng, đầy hạnh phúc, từ bi và diệu dụng mầu nhiệm.
“TRỞ VỀ CỐ QUẬN”
(Chánh tư duy hướng thượng đại thừa)
(“Ẩn thân-ẩn danh-ẩn tích” để vượt “trần lao”, về “cố hương” sống với “cố nhân” và sự nghiệp Viên Giác đại thừa tối thượng).
Tạm quên cỏ nội mây ngàn
Trở về cố quận trà đàm cố nhân
Cố nhân: diện mục Pháp thân
Cố hương: Pháp giới thanh xuân yên bình...
Về đây tỏ ngộ chính mình
Thêm duyên cứu khổ chúng sinh muôn trùng.
(Tuệ Thiền-Lê Bá Bôn)
------------------