Tạo ngày 21/07/2020 23:13 bởi
nlongism, đã sửa 2 lần, lần cuối ngày 21/07/2020 23:30 bởi
nlongism Như Tây nhựt trình là tác phẩm thơ trường thiên 2000 câu theo thể song thất lục bát ghi lại chuyến sang châu Âu và Bắc Phi trên con tàu Tarn năm 1880 của Trương Minh Ký, khi ông trong đoàn 10 du học sinh được triều đình cử dẫn sang học tại Algérie. Tác phẩm được khởi đăng trên Gia Định báo từ ngày 10-4-1888, sau đó in thành sách.
Để tiện theo dõi nội dung, tác phẩm này được chia thành nhiều hồi dựa theo từng trang trong nguyên tác.
Hành trình của ông như sau:
- Tối ngày 9-2-1880, tàu từ sông Sài Gòn theo cửa biển Cần Giờ tiến ra biển. Ngày 11-2, tàu đi qua Côn Đảo, nơi đang lưu đày gần 1000 tù nhân. Họ bị bắt làm gạch, đào hầm than, kéo chài lưới, “đóng dầu chai”…
- Ngày 12-2, tàu ghé Hội An lấy than. Theo ghi chép của ông, Hội An lúc này đã là một phố cảng sầm uất: ngoài khơi tàu đậu “dăn dăn”; trên bờ xe ngựa “chạy liền ngày đêm”; hai bên đường “phố lầu” cất ngay hàng, lại có một vài trường dạy tiếng “ngoại quốc”. Cùng với sự phát triển của kinh tế – xã hội là nếp sống lai căng của văn hoá thực dân với nha phiến bày bán công khai; cơm thì thiếu, bành mì lại thừa,…
- Ngày 13-2, tàu rời Hà Châu (Hội An). Đến ngày 16/2, tàu qua đảo Sumatra (Indonesia), một cù lao có khoảng 6 triệu người dân sinh sống, một phần là thuộc địa của Hollande (Hà Lan).
- Ngày 23-2, tàu tới Địa Trung Hải và ghé thăm một số thành phố ở đây. Đầu tiên là Cey-Lan, một cù lao có cửa biển sâu nên có nhiều tàu thuyền ra vào tấp nập. Lại là nơi đất đai trù phú, giàu ngọc trai, phong phú hoa quả, hương liệu và lương thực nhất là quế và gạo. Dân số ở đây khoảng hai triệu người chủ yếu theo đạo Phật.
- 9 ngày sau, tàu đến Aden một thành phố gần Biển Đỏ. Ngày 6-3, tàu cập kênh đào Suez, là con kênh lớn xây dựng kiên cố, được xây dựng trong 10 năm với kinh phí 500 triệu USD và 36.000 nhân công xây dựng. Ngày 7-3 tàu cập cảng Port Said, là một nơi sầm uất, có thể được xem là chốn ăn chơi của những thương nhân và những người giàu có. Ngày 8-3 tàu rời khỏi cảng Port Said tiếp tục cuộc hành trình.
- Ngày 12-3, tàu đến Italia, qua Messine và ngày 13-3 đến Sicile, một đảo nhỏ, diện tích “gần ba trăm vẹo thước vuông, bảy vẹo tám vuông thước dài”, dân số có khoảng ba triệu, nhưng ở đây lại giàu khoáng sản nhất là vàng, bạc, đồng, hổ phách, sắt, chì, san hô, mã não….
- Ngày 14-3, tàu vào địa phận nước Pháp, qua đảo Corse, cập vịnh Toulon (ngày 15-3). Vịnh Toulon là nơi có địa hình hiểm trở, trên núi cao, dưới biển sâu, nhưng là cảng biển tốt nhiều tàu bè lớn qua lại, kinh tế rất phát triển, nhà cửa, đường phố quy hoạch quy củ và khang trang, cảnh quan cũng đẹp, có nhiều công trình xây dựng lớn như dinh tổng đốc, nhà tràng, toà án, các nhà thờ, nhà quán, nhà thương, khám đường… Tuy nhiên ở đây có sự phân hoá giàu nghèo khá lớn.
- Ngày 17-3, ông đến Marseille và có chuyến thăm quan nơi này. Sau một ngày đi dạo những ghi chép của ông cho thấy: nhà cửa ở đây khang trang, cao lớn với kiến trúc đẹp, lạ mắt; đường phố sạch sẽ, ngăn nắp, văn minh. Chính quyền quản lý dân tình rất chặt chẽ cả về nhân khẩu, hôn nhân, sổ tử, những người kinh doanh buôn bán, các thứ thuế cũng rành mạch rõ ràng. Người dân chủ yếu là theo đạo Thiên Chúa và lấy hoạt động thương nghiệp làm gốc. Ở đây còn nổi tiếng với những công trình kiến trúc đồ sộ như: Bảo tàng Saint Joseph, nhà thờ Le Cavaire, đền Du Mont, nhà thờ Mont Carmel, lầu chuông De La Garde, toà nhà La Bourse, trường học Saint Marie, đền Longchamp.
- Tiếp đó, sau 36 giờ lênh đênh trên tàu, ông đến Alger. Một Alger cũng hoành tráng trước mắt Trương Minh Ký. Cũng đồ sộ, hùng vĩ như Marseille, với nhiều công trình kiến trúc nghệ thuật đặc sắc như: nhà thờ Saint Augustin, chùa Arabe…. Một đô thị được quy hoạch rất khoa học, thông thoáng và quy củ. Dọc con phố là những trung tâm buôn bán, nhà hàng, nhà nghỉ, phòng tắm nóng lạnh, phòng xông hơi mọc lên san sát.
- Ngày 9-4, ông lên đường đến Paris. Nửa đêm 9-4, đến thành phố Lyon, một thành phố hoa lệ, rực rỡ bởi ánh đèn. 10 giờ sáng ngày 10-4, ông tới Paris. Nơi được mệnh danh là thủ đô văn minh hoa lệ, đã được Trương Minh Ký ghi lại tỉ mỉ. Dưới sông có tàu đò nhỏ, trên có xe, có tàu lửa chạy quanh. Cả nội thành chia làm 20 quận, ngoài thành có 16 đồn và có 27 cái cầu lớn hiện đại, xây bằng sắt thép, bê tông kiên cố. Đường phố văn minh sạch đẹp đến không ngờ “ngó xuống nước nước trong tựa lọc, xem trên đàng đàng sạch như chùi”. Và nổi tiếng với những công trình kiến trúc, văn hoá, nghệ thuật tráng lệ, độc đáo như: Thành Bastille, tượng Louis XIII, XIV cưỡi ngựa đồng, tượng Molière, bia Saint Denis, bia Saint Martin, tượng tiên nữ L’Arbre, bồn Gaillon, bồn Grenelle, bồn Innocents, bồn Léda, vườn Tuileriès…. Đấy là một cái nhìn, một sự mô tả về Paris hoa lệ của Trương Minh Ký ở ngay đời thực, thật khó khi được tận mắt chiêm ngưỡng nó mà không thốt lên những lời chầm chồ khen ngợi. Trương Minh Ký không nói nhiều đến cuộc sống của người dân Paris nhưng thơ Ông lại hiện lên cả một hiện thực cuộc sống mà ở đó mọi người đều cần mẫn lao động, và luôn ước mong một cuộc sống an bình, văn minh.
Như Tây nhựt trình là tác phẩm thơ trường thiên 2000 câu theo thể song thất lục bát ghi lại chuyến sang châu Âu và Bắc Phi trên con tàu Tarn năm 1880 của Trương Minh Ký, khi ông trong đoàn 10 du học sinh được triều đình cử dẫn sang học tại Algérie. Tác phẩm được khởi đăng trên Gia Định báo từ ngày 10-4-1888, sau đó in thành sách.
Để tiện theo dõi nội dung, tác phẩm này được chia thành nhiều hồi dựa theo từng trang trong nguyên tác.
Hành trình của ông như sau:
- Tối ngày 9-2-1880, tàu từ sông Sài Gòn theo cửa biển Cần Giờ tiến ra biển. Ngày 11-2, tàu đi qua Côn Đảo, nơi đang lưu đày gần 1000 tù nhân. Họ bị bắt làm gạch, đào hầm than, kéo chài lưới, “đóng dầu chai”…
- Ngày 12-2, tàu ghé Hội An lấy than. Theo ghi chép của ông, Hội An lúc này đã là một phố cảng sầm uất: ngoài khơi…