Thơ » Việt Nam » Trần » Trần Minh Tông
Đăng bởi Vanachi vào 09/08/2008 20:36, đã sửa 2 lần, lần cuối bởi tôn tiền tử vào 03/05/2024 15:04
唾手塵寰以了緣,
覺皇金縷得人傳。
青山蔓草棺藏履,
碧樹深霜殼脫蟬。
夜掩講堂今古月,
曉迷丈室有無煙。
相投針芥嗟非昔,
琢就哀章淚泫然。
Thoá thủ trần hoàn dĩ liễu duyên,
Giác Hoàng kim lũ đắc nhân truyền.
Thanh sơn mạn thảo quan tàng lý,
Bích thụ thâm sương xác thoát thiền.
Dạ yểm giảng đường kim cổ nguyệt,
Hiểu mê trượng thất hữu vô yên.
Tương đầu châm giới ta phi tích,
Trác tựu ai chương lệ huyễn nhiên.
Phủi tay thế là xong duyên nghiệp cõi trần,
Sợi tơ vàng của Giác Hoàng đã tìm được người truyền lại.
Chiếc dép cất trong quan tài dưới đám cỏ rậm trên đỉnh non xanh,
Con ve sầu lột xác trong đám sương dầy ở lùm cây biếc.
Vầng trăng kim cổ ban đêm khép kín giảng đường,
Làn khói “hữu vô” buổi sáng che mờ trượng thất.
Duyên “kim cải” gắn bó, than ôi đã khác xưa!
Gọt rũa xong bài thơ bi ai thì nước mắt đầm đìa.
Trang trong tổng số 1 trang (6 bài trả lời)
[1]
Gửi bởi Vanachi ngày 09/08/2008 20:36
Trắng tay chẳng chút nợ trần mang,
Đã có người truyền phép Giác vương.
Giầy xếp trong quan, nghìn núi cỏ,
Ve ra ngoài xác, một cây sương.
Trăng đêm nương náu trong tăng viện,
Mù sớm ngăn che trước pháp đường.
Kim cổ cùng nhau nay vắng vẻ,
Viếng ai một khúc lệ đôi hàng.
Sau khi nhường ngôi cho con trai là Trần Anh Tông vào năm 1293, Vua Trần Nhân Tông xuất gia tu hành tại hành cung Vũ Lâm,Ninh Bình.Đến năm 1299 Vua mới rời đến Yên Tử (Quảng Ninh) tiếp tục tu hành và thành lập Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử,lấy đạo hiệu là Điều Ngự Giác Hoàng (hay Trúc Lâm đầu đà).Điều Ngự Giác Hoàng có hai đệ tử là là thiền-sư Pháp Loa Đồng Kiên Cương (1284-1330)và thiền-sư Huyền Quang Lý Đạo Tái (1254-1334).Ba vị của thiền Phái Trúc lâm đều đi tu và Thành đạo ở Chùa Vĩnh Nghiêm Bắc Giang.Sau Khi đi tu thành đạo thì Điều Ngự Giác Hoàng về Chùa Yên Tử để trụ trì,thiền-sư Pháp Loa về Chùa Quỳnh Lâm Quảng Ninh,thiền-sư Huyền Quang về Chùa Côn Sơn Hải Dương.
Vua Trần Nhân Tông Pháp danh Điều Ngự Giác Hoàng trở thành tổ 1 của thiền phái Trúc Lâm.Trước khi nhập Niết Bàn ông truyền Tâm-ấn cho Pháp Loa và Pháp Loa là tổ 2 của Thiền phái,ông đã tiếp thụ và phát triển tinh thần và sự nghiệp của Điều Ngự Giác Hoàng đến mức rực rỡ nhất.Khi chuẩn bị trở về Phật giới tổ 2 đã truyền cho thiền sư Huyền Quang y của Trúc Lâm và tâm kệ(Người được Điều Ngự Giác Hoàng khen ngợi"Phàm sách đã qua tay Huyền Quang biên soạn hiệu khảo rồi thì không thể thêm hay bớt một chữ nào nữa")
"Giác Hoàng kim lũ đắc nhân truyền"là tìm được người kế tục phát triển tinh thần sự nghiệp của Trúc Lâm Thiền phái của Điều Ngự Giác Hoàng
Vì thế Không thể dùng chữ Giác vương thay cho chữ Giác Hoàng(gọi tắt Pháp danh Điều Ngự Giác Hoàng của vua Trần Nhân Tông)
Gửi bởi PH@ ngày 09/09/2016 16:05
Khoát tay cõi trần rũ sạch duyên
Sợi vàng Giác Hoàng được người truyền
Ve thoát xác không sương cây biếc
Giày trong quan mộ núi cỏ xiên
Giảng đường đêm ngưng kim cổ nguyệt
Nhà tăng chiều khói hữu vô thiền
Tương đầu ý hợp thành xưa cổ
Sửa lời ai điếu lệ sầu miên
Ngôn ngữ: Chưa xác định
Gửi bởi Thanh Nguyen ngày 19/06/2017 11:01
Phủi tay rũ sạch bụi trần gian,
Di tịch tinh hoa sẽ mãi truyền.
Phó thác núi xanh thân tôn giả,
Hồn về cực lạc, xác chốn đây.
Linh thiêng cửa phật danh lưu mãi,
Mộ địa lờ mờ ánh khói sương.
Còn nguyên cảm xúc ngày li biệt,
Đôi hàng dòng lệ viếng tri âm.
Gửi bởi Vanachi ngày 14/10/2018 17:32
Xoa tay dứt nợ trần duyên
Giây vàng nối đạo phép truyên Giác vương
Non xanh cỏ dép quan tàng
Sương dày cây biếc khẽ khàng thoát ve
Giảng đường xưa ánh trăng che
Trượng đường mờ tỏ đi về khói bay
Than ôi kim cải khác thay
Sửa sang vần khúc dãi bày lệ rơi
Gửi bởi Lương Trọng Nhàn ngày 30/12/2018 20:01
Đã sửa 1 lần, lần cuối bởi Lương Trọng Nhàn ngày 10/12/2019 19:22
Phủi tay duyên nghiệp xong trần gian,
Tìm được người truyền tơ Giác Hoàng.
Thác phó non xanh chôn cỏ rậm,
Ve sầu thoát xác biếc sương tan.
Giảng đường đêm khép trăng kim cổ,
Trượng thất “Hữu vô” mờ khói làn.
“Kim cải” gắn liền xưa đã khác!
Thơ buồn gọt rũa lệ tuôn tràn.