Thanh Tùng (7/11/1935 - 12/9/2017) tên thật là Doãn Tùng, sinh tại Mỹ Lộc, Nam Định, mất tại TP Hồ Chí Minh. Ông lớn lên ở Hải Phòng, làm nghề khuân vác trên bến cảng, sau đó chuyển sang “quai búa” đóng tàu, có thời gian dài làm nghề áp tải. Ông chuyển vào sống tại thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1995. Ông có một con trai và một con gái. Vợ ông qua đời năm 1989 vì bệnh tim.
Suốt đời Thanh Tùng chưa tạo ra “sự kiện to lớn” gì để báo chí viết về ông nhiều như là “người của công chúng”. Nhưng người mê đắm thơ ca thì quý trọng ông vì ông luôn sống hết mình để mộng mơ luôn hiện diện dù đời sống nhọc nhằn.
Ngoài một số bài thơ được phổ nhạc như
Thời hoa đỏ (nhạc Nguyễn Đình Bảng),
Hà Nội ngày trở về (nhạc Phú Quang)... thì thành quả gặt hái được của ông có thể kể: Hai lần nhận giải thưởng thơ công nhân do Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam trao tặng, nhiều lần nhận giải nhất các cuộc thi thơ viết về Hà Nội. Mãi đến ngoài 60 tuổi, Thanh Tùng mới xuất bản được tập thơ đầu tiên cho riêng mình mang tên
Thời hoa đỏ (NXB Văn học, 2001) được Hội Nhà văn trao giải thưởng năm 2002. Sự kiện lớn nhất đời Thanh Tùng xảy ra vào năm 1997 khi ông được cử làm đại diện của Việt Nam sang Hy Lạp đọc thơ với đại biểu các nước. Đời thợ và đời thơ của Thanh Tùng được ông miêu tả:
Cái nghề khuân vác của tôi
Trong cơn mê còn thấy giọt mồ hôi cười
Tôi sợ nó và tôi yêu nó
Như người mẹ sợ cơn đau đẻ mà vẫn thèm có con
hay
Tôi đến trước cửa lò
Người thợ cả trao cho tôi cây thông lò
Và ngọn lửa thở như bão.
Thanh Tùng là người mau nước mắt, một lần ngồi quán cóc, ông đã bật khóc vì không có tiền mua vé số giúp một đứa trẻ khi trời chiều đang mưa. Thanh Tùng dễ xúc động trước cái đẹp, sự cao thượng cũng như nỗi trần ai của kiếp người, đời ông như một vế đối bằng hình ảnh “mồ hôi thợ rơi trên những vần thơ”.
Tác phẩm:
-
Con sông chảy từ lòng phố (in chung, 1970)
-
Cửa sóng (in chung, 1978)
-
Gió và chân trời (thơ, NXB Hải Phòng, 1985)
-
Khúc hát quê xa (thơ, NXB Văn nghệ TP Hồ Chí Minh, 2004)
-
Cái ngày xưa ấy (thơ, NXB Đà Nẵng, 2004)
-
Thuyền đời (thơ, NXB Đà Nẵng, 2006)
Thanh Tùng (7/11/1935 - 12/9/2017) tên thật là Doãn Tùng, sinh tại Mỹ Lộc, Nam Định, mất tại TP Hồ Chí Minh. Ông lớn lên ở Hải Phòng, làm nghề khuân vác trên bến cảng, sau đó chuyển sang “quai búa” đóng tàu, có thời gian dài làm nghề áp tải. Ông chuyển vào sống tại thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1995. Ông có một con trai và một con gái. Vợ ông qua đời năm 1989 vì bệnh tim.
Suốt đời Thanh Tùng chưa tạo ra “sự kiện to lớn” gì để báo chí viết về ông nhiều như là “người của công chúng”. Nhưng người mê đắm thơ ca thì quý trọng ông vì ông luôn sống hết mình để mộng mơ luôn hiện diện dù đời sống nhọc nhằn.
Ngoài một số bài thơ được phổ nhạc như Thời hoa đỏ (nhạc Nguyễn Đình Bảng), Hà Nội ngày trở về (nhạc Phú Quang)... thì thành quả gặt hái được của ông có thể kể: Hai lần nhận giải…