Thích Nữ Diệu Không (1905-1997) thế danh là Hồ Thị Hạnh, quê ở làng An Truyền, huyện Phú Vang. Thân phụ là Thượng thư Hồ Đắc Trung (1861-1941), mẹ là bà Châu Thị Lương. Năm 1926, tham gia thành lập Nữ công học hội. Năm 1932, thọ giới sa di ni, được hoà thượng Giác Tiên ban pháp danh Trừng Hảo, pháp tự Diệu Không. Trong thập niên 30, sư bà tham gia tích cực phong trào chấn hưng Phật giáo, vận động thành lập, xây dựng điều lệ và chăm lo phát triển An Nam Phật học hội. Năm 1944, thọ tỳ kheo ni giới. Ni trưởng đã có công sáng lập, tham gia xây dựng nhiều ni viện, ni trường, khai sáng nhiều cô nhi viện, ký nhi viện trên khắp các tỉnh, thành miền Trung và miền Nam. Năm 1863, đã viết đơn tình nguyện tự thiêu để phản đối chính quyền họ Ngô đàn áp Phật giáo, song Giáo hội lại chọn hoà thượng Thích Quảng Đức. Sau năm 1975, ni trưởng đã góp phần tích cực vào công cuộc vận động thống nhất Phật giáo Việt Nam, được tín nhiệm bầu làm uỷ viên Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật Giáo Việt Nam, uỷ viên thường trực Ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo Thừa Thiên Huế cho đến ngày mất.
Tác phẩm chính:
- Đường thiền sen nở (hồi ký)
- Diệu Không thi lục (thơ)
Sư bà còn biên dịch nhiều bộ kinh, luận, quản lý và biên tập nguyệt san Liên hoa.
Thích Nữ Diệu Không (1905-1997) thế danh là Hồ Thị Hạnh, quê ở làng An Truyền, huyện Phú Vang. Thân phụ là Thượng thư Hồ Đắc Trung (1861-1941), mẹ là bà Châu Thị Lương. Năm 1926, tham gia thành lập Nữ công học hội. Năm 1932, thọ giới sa di ni, được hoà thượng Giác Tiên ban pháp danh Trừng Hảo, pháp tự Diệu Không. Trong thập niên 30, sư bà tham gia tích cực phong trào chấn hưng Phật giáo, vận động thành lập, xây dựng điều lệ và chăm lo phát triển An Nam Phật học hội. Năm 1944, thọ tỳ kheo ni giới. Ni trưởng đã có công sáng lập, tham gia xây dựng nhiều ni viện, ni trường, khai sáng nhiều cô nhi viện, ký nhi viện trên khắp các tỉnh, thành miền Trung và miền Nam. Năm 1863, đã viết đơn tình nguyện tự thiêu để phản đối chính quyền họ Ngô đàn áp Phật giáo, song Giáo hội lại chọn hoà thượng Thích Quảng…