Thơ đọc nhiều nhất
Thơ thích nhất
Thơ mới nhất
Tác giả cùng thời kỳ
Tạo ngày 04/03/2006 13:46 bởi
Vanachi, đã sửa 2 lần, lần cuối ngày 23/06/2008 10:21 bởi
Vanachi Nhượng Tống (1904 - 8/9/1949) là dịch giả tài hoa, nhà cách mạng, nhà thơ, nhà văn, tên thật là Hoàng Phạm Trân, do bút danh Nhượng Tống nên còn gọi là Hoàng Nhượng Tống. Ngoài ra ông còn dùng bút hiệu Mạc Bảo Thần, Hoàng Kiếm Thu. Ông quê ở làng Đỗ Hoàng, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Tổ tiên ông vốn họ Mạc, dòng dõi Mạc Đĩnh Chi, sau đổi ra họ Hoàng vì vụ Mạc Đăng Dung. Ông được Phạm Bùi Cẩm ở Hà Nam nuôi dạy, nên mang họ đôi là Hoàng Phạm. Thân sinh ông là cụ Hoàng Hồ, một danh sĩ đời nhà Nguyễn nổi tiếng chống Pháp. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động chính trị của ông sau này.
Cuối năm 1925, ông cùng với Phạm Tuấn Lâm và Phạm Tuấn Tài thành lập ra Nam Đồng thư xã ở số 6 đường 96 khu Nam Đồng (bên bờ hồ Trúc Bạch, Hà Nội), chuyên trước tác, dịch thuật và xuất bản các sách tuyên truyền chủ nghĩa ái quốc, như: Cách mạng Trung Hoa, Lịch sử Tôn Dật Tiên, Cách mạng thế giới, Chủ nghĩa Tam Dân, v.v. Riêng Nhượng Tống cũng có nhiều bản dịch xuất sắc, ghi tên ông vào danh sách những người đóng góp rất lớn cho sự hiểu biết về nhiều lĩnh vực văn học cổ đại Trung Quốc, với những tác phẩm như Nam Hoa kinh, Ly tao, Thơ Đỗ Phủ, Sử ký Tư Mã Thiên, Mái Tây (tức Tây sương ký), Hồng lâu mộng... Một số dịch phẩm của ông hiện nay đã được tái bản ở Việt Nam và rất được đón nhận.
Do chủ trương xuất bản sách phổ thông, bình dân, nên Nam Đồng thư xã đã gây được tiếng vang và lôi cuốn được một số thanh niên trí thức sinh viên thường lui tới, thường xuyên thảo luận về vấn đề chính trị trong và ngoài nước, hình thành hạt nhân chính trị cho tổ chức Việt Nam Quốc dân đảng sau này.
Các hoạt động chính trị của Nam Đồng thư xã bao gồm:
- Về xã hội: tổ chức lớp học miễn phí buổi tối để dạy quốc ngữ cho người lao động, gây quĩ tiết kiệm “Đồng xu” cho giới thợ thuyền...
- Về chính trị: hô hào đồng bào tham dự vào cuộc biểu tình đòi ân xá cho Phan Bội Châu, tham dự lễ truy điệu hai nhà chí sĩ Phan Chu Trinh, Lương Văn Can; vận động thức tỉnh quần chúng Hải Phòng không mắc mưu của thực dân về vụ “Xung đột, Tẩy chay” với Hoa kiều.
Tháng 10 năm 1927, Nguyễn Thái Học tham gia Nam Đồng thư xã và thành lập chi bộ để tiến tới thành một đảng cách mạng. Ngày 25 tháng 12 năm 1927, Nhượng Tống cùng với các đồng chí thành lập Việt Nam Quốc dân đảng tại làng Thể Giao, Hà Nội.
Năm 1930, Việt Nam Quốc dân đảng tổ chức cuộc khởi nghĩa Yên Bái, nhưng bị thực dân Pháp đàn áp dã man. Nhượng Tống may mắn thoát khỏi sự lùng bắt của mật thám Pháp và đào thoát sang Trung Quốc, giữ gìn cơ sở.
Năm 1942, tại Trung Quốc, 3 đảng phái quốc gia (Việt Nam Quốc dân đảng, Đại Việt Dân chính đảng, Đại Việt Quốc dân đảng) liên minh thành Việt Nam Quốc dân đảng. Họ tham gia vào Chính phủ Liên hiệp Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám. Tuy nhiên, đến cuối năm 1946, Pháp tái chiếm Đông Dương, Chính phủ Liên hiệp Việt Nam và liên minh Việt Nam Quốc dân đảng tan vỡ. Năm 1947, Nhượng Tống cùng với một số đồng chí tái tổ chức lại hoạt động của Việt Nam Quốc dân đảng tại một số vùng do Pháp kiểm soát. Ngày 17 tháng 2 năm 1947, Việt Nam Quốc dân đảng tham gia Mặt trận Quốc gia Thống nhất Toàn quốc, chống chính quyền Việt Minh, ủng hộ giải pháp Bảo Đại, thành lập chính quyền Quốc gia Việt Nam.
Tháng 9-1949, Nhượng Tống bị ám sát bằng súng tại Chợ Hôm, Hà Nội, nhưng đến nay vẫn chưa rõ do tổ chức nào thực hiện.
Các sách do Nhượng Tống dịch:
- Mái Tây (Tây sương ký) của Vương Thực Phủ
- Thơ Đỗ Phủ
- Nam Hoa kinh của Trang Tử
- Thượng thư (tức Kinh thư) của Khổng Tử
- Dưới hoa: Ngọc Lê hồn
- Sử ký của Tư Mã Thiên
- Ly tao của Khuất Nguyên
- Bả phồn hoa
- Chị cùng em: Nghĩa hiệp tiểu thuyết
Nhượng Tống (1904 - 8/9/1949) là dịch giả tài hoa, nhà cách mạng, nhà thơ, nhà văn, tên thật là Hoàng Phạm Trân, do bút danh Nhượng Tống nên còn gọi là Hoàng Nhượng Tống. Ngoài ra ông còn dùng bút hiệu Mạc Bảo Thần, Hoàng Kiếm Thu. Ông quê ở làng Đỗ Hoàng, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Tổ tiên ông vốn họ Mạc, dòng dõi Mạc Đĩnh Chi, sau đổi ra họ Hoàng vì vụ Mạc Đăng Dung. Ông được Phạm Bùi Cẩm ở Hà Nam nuôi dạy, nên mang họ đôi là Hoàng Phạm. Thân sinh ông là cụ Hoàng Hồ, một danh sĩ đời nhà Nguyễn nổi tiếng chống Pháp. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động chính trị của ông sau này.
Cuối năm 1925, ông cùng với Phạm Tuấn Lâm và Phạm Tuấn Tài thành lập ra Nam Đồng thư xã ở số 6 đường 96 khu Nam Đồng (bên bờ hồ Trúc Bạch, Hà Nội), chuyên trước tác, dịch thuật và xuất bản các sách tuyên truyền…
Thơ dịch tác giả khác
- Ba Tây dịch đình quan giang trướng, trình Đậu thập ngũ sứ quân
- Ba Tây dịch đình quan giang trướng, trình Đậu thập ngũ sứ quân nhị thủ kỳ 2
- Bạc du
- Bạch Đế thành tối cao lâu
- Bạch mã
- Bất ly tây các kỳ 2
- Bất mị
- Bệnh bách
- Bình tích kỳ 2
- Bốc cư (Hoán Hoa lưu thuỷ thuỷ tây đầu)
- Bồi Lý thất tư mã Tạo giang thượng quan tạo trúc kiều, tức nhật thành, vãng lai chi nhân miễn đông hàn nhập thuỷ, liêu đề đoạn tác, giản Lý công kỳ 1
- Các dạ
- Cam lâm
- Cầm đài
- Cẩm thụ hành
- Chu trung khổ nhiệt khiển hoài, phụng trình Dương trung thừa thông giản đài tỉnh chư công
- Chư tướng kỳ 1
- Chư tướng kỳ 2
- Chư tướng kỳ 3
- Chư tướng kỳ 5
- Công An tống Vi nhị thiếu phủ Khuông Tán
- Cù Đường lưỡng nhai
- Cửu nhật
- Dạ (Tuyệt ngạn phong uy động)
- Dã lão
- Dã nhân tống chu anh
- Dạ quy
- Di cư Công An sơn quán
- Đa bệnh chấp nhiệt phụng hoài Lý thượng thư Chi Phương
- Đại Lịch tam niên xuân Bạch Đế thành phóng thuyền xuất Cù Đường giáp, cửu cư Quỳ Phủ tương thích Giang Lăng phiêu bạc, hữu thi phàm tứ thập vận
- Đại mạch hành
- Đào trúc trượng dẫn, tặng Chương lưu hậu
- Đắc Quảng Châu Trương phán quan Thúc Khanh thư, sứ hoàn, dĩ thi đại ý
- Đăng chu tương thích Hán Dương
- Đấu kê
- Độc chước
- Độc toạ (Bi thu hồi bạch thủ)
- Đông Đồn bắc yêm
- Đông Đồn nguyệt dạ
- Đường thành
- Giải muộn kỳ 02
- Giải muộn kỳ 12
- Giang đình
- Giang nguyệt
- Giang trướng (Giang phát man di trướng)
- Giáp khẩu kỳ 2
- Hành Châu tống Lý đại phu thất trượng miễn phó Quảng Châu
- Hận biệt
- Hậu khổ hàn hành kỳ 1
- Hậu khổ hàn hành kỳ 2
- Hí đề Vương Tể hoạ sơn thuỷ đồ ca
- Hí tác bài hài thể khiển muộn kỳ 2
- Hí tác Hoa khanh ca
- Hí tặng hữu kỳ 1
- Hí Vi Yển vi song tùng đồ ca
- Hỉ vũ (Xuân hạn thiên địa hôn)
- Hoạ Bùi Địch “Đăng Tân Tân tự ký Vương thị lang”
- Hoạ Bùi Địch “Đăng Thục Châu đông đình tống khách phùng tảo mai” tương ức kiến ký
- Hoàng Hà kỳ 1
- Hoàng Hà kỳ 2
- Hoàng Thảo
- Huệ Nghĩa tự viên tống Tân viên ngoại, hựu tống
- Hựu tác thử phụng Vệ vương
- Hựu thướng hậu viên sơn cước
- Khả thán
- Khách cựu quán
- Khách đình
- Khiển ngộ
- Khiển ý kỳ 2
- Khốc Lý thượng thư Chi Phương trùng đề
- Khốc Nghiêm bộc xạ quy sấn
- Kiến Vương giám binh mã sứ thuyết cận sơn hữu bạch hắc nhị ưng, la giả cửu thủ cánh vị năng đắc, Vương dĩ vi mao cốt hữu dị tha ưng, khủng lạp hậu xuân sinh hiên phi tỵ noãn kình cách tư thu chi thậm, miễu bất khả kiến, thỉnh dư phú thi kỳ 1
- Kiến Vương giám binh mã sứ thuyết cận sơn hữu bạch hắc nhị ưng, la giả cửu thủ cánh vị năng đắc, Vương dĩ vi mao cốt hữu dị tha ưng, khủng lạp hậu xuân sinh hiên phi tỵ noãn kình cách tư thu chi thậm, miễu bất khả kiến, thỉnh dư phú thi kỳ 2
- Kinh Nam binh mã sứ thái thường khanh Triệu công đại thực đao ca
- Ký Đỗ Vị (Cận văn khoan pháp ly Tân châu)
- Ký Thường trưng quân
- Ký Tiết tam lang trung Cứ
- Lãm kính trình Bách trung thừa
- Lôi (Đại hạn sơn nhạc tiêu)
- Mộ đăng Tây An tự chung lâu ký Bùi thập Địch
- Mộ quy
- Mộ thu uổng Bùi Đạo Châu thủ trát, suất nhĩ khiển hứng, ký cận trình Tô Hoán thị ngự
- Muộn
- Nam lân - Dữ Chu sơn nhân
- Nghiêm thị khê phóng ca hành
- Nghiêm trung thừa uổng giá kiến quá
- Ngọc Đài quán kỳ 1
- Nguyệt (Tứ canh sơn thổ nguyệt)
- Nguyệt kỳ 1 (Đoạn tục Vu sơn vũ)
- Nhạc Lộc sơn Đạo Lâm nhị tự hành
- Nhập Kiều Khẩu
- Nhĩ lung
- Nhiếp Lỗi Dương dĩ bộc trở thuỷ thư trí tửu nhục liệu cơ, hoang giang thi đắc đại hoài hứng tận bản vận chí huyện trình Nhiếp lệnh, lục lộ khứ Phương Điền dịch tứ thập lý chu hành nhất nhật, thì thuộc giang trướng bạc ư Phương Điền
- Phản chiếu (Phản chiếu khai Vu Giáp)
- Phản chiếu (Sở vương cung bắc chính hoàng hôn)
- Phát Đàm Châu
- Phát Lưu Lang phố
- Phiếm giang
- Phóng thuyền (Tống khách Thương Khê huyện)
- Phong vũ khán chu tiền lạc hoa hí vi tân cú
- Phù Thành huyện Hương Tích tự quan các
- Phục sầu kỳ 02
- Phụng Tế dịch trùng tống Nghiêm công tứ vận
- Phụng thù Lý đô đốc biểu trượng “Tảo xuân tác”
- Phụng thù Nghiêm công “Ký đề dã đình” chi tác
- Quân bất kiến, giản Tô Hề
- Quy mộng
- Quy nhạn kỳ 2 (Dục tuyết vi Hồ địa)
- Quyện dạ
- Sầu - Cưỡng hí vi Ngô thể
- Sở tư
- Tả hoài kỳ 1
- Tả hoài kỳ 2
- Tặng Vi thất tán Thiện
- Tây các kỳ 2
- Thanh minh kỳ 1
- Thanh minh kỳ 2
- Thảo các
- Thảo đường
- Thảo đường tức sự
- Thập nhị nguyệt nhất nhật kỳ 1
- Thập nhị nguyệt nhất nhật kỳ 3
- Thị Liêu nô A Đoạn
- Thiên trì
- Thiếu niên hành (Mã thượng thuỳ gia bạc mị lang)
- Thiếu niên hành kỳ 2 (Sào yến dưỡng sồ hồn khứ tận)
- Thính Dương thị ca
- Thôi bình sự đệ hứa tương nghinh bất đáo, ưng lự lão phu kiến nê vũ khiếp xuất, tất khiên giai kỳ, tẩu bút hí giản
- Thông Tuyền dịch nam khứ Thông Tuyền huyện thập ngũ lý sơn thuỷ tác
- Thông Tuyền huyện thự ốc bích hậu Tiết thiếu bảo hoạ hạc
- Thu dã kỳ 3
- Thu nhật Kinh Nam thuật hoài tam thập vận
- Thu phong kỳ 2
- Thu tận
- Thư đường ẩm ký dạ phục yêu Lý thượng thư há mã, nguyệt hạ phú tuyệt cú
- Thướng thuỷ khiển hoài
- Thương xuân kỳ 5
- Tích du
- Tiền khổ hàn hành kỳ 2
- Tiểu chí
- Tô đại thị ngự Hoán phỏng giang phố, phú bát vận kỷ dị
- Tống Lộ lục Thị Ngự nhập triều
- Tống Vương thập ngũ phán quan phù thị hoàn Kiềm Trung, đắc khai tự
- Triêu kỳ 2
- Trú mộng
- Trung dạ
- Truy thù cố Cao Thục châu nhân nhật kiến ký
- Trường Sa tống Lý thập nhất Hàm
- Túc Bạch Sa dịch - Sơ quá Hồ Nam ngũ lý
- Túc giang biên các
- Túc Thanh Khê dịch phụng hoài Trương viên ngoại thập ngũ huynh Chi Tự
- Tuyệt cú lục thủ kỳ 6
- Tuyệt cú mạn hứng kỳ 1
- Tuyệt cú nhị thủ kỳ 1
- Tuyệt cú nhị thủ kỳ 2
- Tuyệt cú tứ thủ kỳ 3
- Từ nam tịch vọng
- Tức sự (Mộ xuân tam nguyệt Vu Giáp trường)
- Tương phó Kinh Nam, ký biệt Lý Kiếm Châu
- Tương phó Thành Đô thảo đường đồ trung hữu tác, tiên ký Nghiêm Trịnh công kỳ 5
- Tương phu nhân từ
- Tương thích Ngô Sở, lưu biệt Chương sứ quân lưu hậu kiêm mạc phủ chư công, đắc liễu tự
- U nhân
- Ức tích hành
- Vãn tình (Cao Đường mộ đông tuyết tráng tai)
- Viện trung vãn tình hoài tây quách mao xá
- Việt Vương lâu ca
- Vũ (Sơn vũ bất tác nê)
- Vũ (Thuỷ hạ thiên hưu vũ)
- Vũ bất tuyệt
- Vũ kỳ 1 (Thanh sơn đạm vô tư)
- Vương Lãng Châu diên phụng thù thập nhất cữu “Tích biệt” chi tác
- Vương lục sự hứa tu thảo đường tư bất đáo, liêu tiểu cật
- Xá đệ Quan phó Lam Điền thủ thê tử đáo Giang Lăng, hỉ ký kỳ 2
- Xuân nhật giang thôn kỳ 1
- Xuân nhật hí đề Não Hác sứ quân huynh
- Xuân nhật Tử Châu đăng lâu kỳ 1
- Xuân nhật Tử Châu đăng lâu kỳ 2
- Xuy địch
- Yến tử lai chu trung tác
- Yến Vương sứ quân trạch đề kỳ 2