Những đêm hè
Khi ve ve
Đã ngủ
Tôi lắng nghe
Trên đường Trần Phú
Tiếng chổi tre
Xao xác
Hàng me
Tiếng chổi tre
Đêm hè
Quét rác...

Những đêm đông
Khi cơn giông
Vừa tắt
Tôi đứng trông
Trên đường lặng ngắt
Chị lao công
Như sắt
Như đồng
Chị lao công
Đêm đông
Quét rác...

Sáng mai ra
Gánh hàng hoa
Xuống chợ
Hoa Ngọc Hà
Trên đường rực nở
Hương bay xa
Thơm ngát
Đường ta
Nhớ nghe hoa
Người quét rác
Đêm qua.

Nhớ em nghe
Tiếng chổi tre
Chị quét
Những đêm hè
Đêm đông gió rét
Tiếng chổi tre
Sớm tối
Đi về
Giữ sạch lề
Đẹp lối
Em nghe!


6-1960

[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]

 

Xếp theo:

Trang trong tổng số 1 trang (2 bài trả lời)
[1]

Ảnh đại diện

Nguồn cinet.gov.vn

Dương thây trên cinet.gov.vn còn có một bản khác mà Dương nghĩ là hợp lí:

TIẾNG CHỔI TRE

Những đêm hè
Khi ve ve
Đã ngủ
Tôi lắng nghe
Trên đường Trần Phú
Tiếng chổi tre
Xao xác hàng me
Tiếng chổi tre
Đêm hè
Quét rác…
Những đêm đông
Khi cơn dông
Vừa tắt
Tôi đứng trông
Trên đường lặng ngắt
Chị lao công
Như sắt
Như đồng
Chị lao công
Đêm đông
Quét rác...
Sáng mai ra
Gánh hàng hoa
Xuống chợ
Hoa Ngọc Hà
Trên đường rực nở
Hương bay xa
Thơm ngát
Đường ta
Nhớ nghe hoa
Người quét rác
Đêm qua.

Nhớ em nghe
Tiếng chổi tre
Chị quét
Những đêm hè
Đêm đông gió rét
Tiếng chổi tre
Sớm tối
Đi về
Giữ sạch lề
Đẹp lối
Em nghe!

Anh Vanachi xem lại bản chính xác là gì giúp nhé.
Thank!
Nguồn: http://www.cine...0choi%20tre.htm

BÁC ĐẾN CHƠI ĐÂY TA VỚI TA!
423.90
Trả lời
Ảnh đại diện

Phân tích bài thơ “Tiếng chổi tre” của Tố Hữu

Có những con người “bình thường” mà vĩ đại, những con người không tuổi không tên trong cuộc sống đời thường nhưng lại là những con người đáng quí, đáng trân trọng. Họ đã âm thầm góp công sức củạ mình làm đẹp thêm cuộc sống.

Hình ảnh những con người ấy đã từng là nguồn cảm hứng cho sáng tác của các nhà thơ. Tố Hữu cũng vậy, nhìn những người công nhân quét rác, nghe tiếng chổi xào xạc trên đường phố, những âm thanh thật thô sơ khiến nhà thơ xúc động và biến nó thành nhạc thành thơ. Thế là bài thơ Tiếng chổi tre được ra đời... Bài thơ được hình thành từ cuộc sống bình dị nhưng chứa đựng những tình cảm đẹp đẽ, những ý tưởng lớn lao.

Bài thơ được mở đầu bằng những âm thanh của tiếng chổi được ghi âm lại.

Những đêm hè
Khi về đêm
Đã ngủ
Tôi lắng nghe
Trên đường
Trần Phú...
Năm câu, cấu trúc nhịp 3/3/2/3/4 như những nhát chổi đưa qua đưa lại, nhát dài, nhát ngắn, nhịp nhàng. Ba câu tiếp theo lại chuyển nhịp mau lẹ hơn và nghe như ngắn dần, nhỏ, xa dần.
Tiếng chổi tre
Xao xác
Hàng me
Rồi nó dội lên, nhắc lại nhịp cũ 3/2/2 và đổi âm bằng hai thanh cao sắc ờ cuối đoạn.
Tiếng chổi tre
Đêm hè
Quét rác
Từ tượng thanh “xao xác” đặt giữa hai điệp ngữ: “Đêm hè tiếng chổi” và đảo lại “Tiếng chổi tre, đêm hè” nghe nôn nao, xao xuyến cả lòng người. Đó là khúc nhạc của công việc lao động âm thầm cần mẫn, lặp lại đơn giản nhưng có cái gì thật thiêng liêng và đáng trân trọng. Âm thanh của tiếng chổi quét rác đã cất lên thành nhạc trong ngôn ngữ thơ, nhạc, trong cảm xúc của tác giả.

Đoạn thơ tiếp theo lại chuyển ngôn ngữ trong thanh sang ngôn ngữ tượng hình... nhịp thơ vấn ngắn gọn, theo từng nhát chổi nhưng cấu trúc có phần biến đổi: 3/3/2 3/4/3/2/2 và 3/2/2.
Những đêm đông
Khi con dông
Vừa tắt...
Chị lao công
Đêm đông
Quét rác...
“Những đêm đông” đầu và “đêm đông” cuối đã biểu hiện một cuộc gặp gỡ lặng thầm cảm động giữa nhà thơ và chị lao công.
Tôi đứng trông
Trên đường lặng ngắt
Chị lao công
Như sắt
Như đồng.
Con đường lặng ngắt. Nhà thơ “đứng trông” cũng lặng im không nói. Những hình ảnh thơ nói lên bao nhiêu điều “chị lao công như sắt, như đồng”. Tư thế của chị lao công rắn rỏi, hiên ngang quá! Không gian cứ mở rộng thời gian cứ trôi xuôi. Cơn dông nổi lên, rồi con đông tắt lịm, đêm hè rồi đêm đông... Trong bất cứ hoàn cảnh nào, dù thời tiết ra sao, chị cũng không rời vị trí, không buông lơi công việc chị vẫn làm việc một cách âm thầm chẳng cần biết đến hình ảnh “Chị lao công. Đêm đông, Quét rác điệp lại một lần nữa, gieo vào lòng ta cảm tưởng đẹp đẽ về những con người làm những công việc bình thường mà đáng quý ấy. Chị lao công lúc nào cũng chăm lo cho cuộc sống của chúng ta. Chị đã “quét” sạch đi những rác rưởi bề bộn trên đường ta qua lại hằng ngày.

Bài thơ kết thúc là hình ảnh con đường vào buổi sáng rực rỡ hoa tươi và những lời nhắn nhủ tha thiết của nhà thơ:
Sáng mai ra
Gánh hàng hoa
Xuống chợ
Hoa Ngọc Hà
Trên đường rực nở
Hương bay xa
Thơm ngát
Đường ta...
Thể thơ có nhịp ngắn gọn và tốc độ nhanh theo âm vang các tiếng chổi quét đường - từ đêm khuya, vào buổi sáng mai đã chuyển thành những bước đi của “gánh hàng hoa - xuống chợ” và cũng là nhịp thắm tươi, rực rỡ của sắc hoa trên đường rực nở, của những hương hoa “bay xa”, “thơm ngát”. Chính hình ảnh con đường rực nở hoa tươi và hương bay ngan ngát của một ngày mới trong lành, tinh khiết cho ta hiểu được công lao to lớn, diệu kỳ của những bàn tay lao động âm thầm quét rác đêm qua.

Vì thế mấy lời nhắn gửi cuối bài thơ cất lên nhẹ nhàng mà nghe thấm thía tận đáy lòng.
Nhớ nghe hoa
Nhớ em nghe...
Điệp từ “nhớ” được lặp lại như lời nhắc nhở ân cần, thủ thỉ mỗi lúc mỗi khơi sâu, vang vọng mãi không ngừng.
Những đêm hè
Đêm đông gió rét
Tiếng chổi tre
Sớm tối
Giữ sạch lề
Đẹp lối
Em nghe
Rõ ràng nhà thơ không chỉ ngợi ca tác dụng thiết thực và lợi ích của việc quét rác, tấm gương lao động cần mẫn, tư thế rắn rỏi, lẫm liệt của người công nhân quét rác mà còn muốn nhắn gì chúng ta những điều sâu rộng hơn. Các từ ngữ “chị quét... giữ sạch lề”, “đẹp lối” không chỉ mang nghĩa đen mà còn ngầm nhắc tới việc giữ gìn một nếp sống, một hướng đi sáng sủa, lành mạnh, tươi đẹp của mỗi con người, của toàn xã hội. Từ “hoa” lặp lại ba lần, trong đoạn thơ gợi ta liên tưởng đến một cuộc sống tươi đẹp, hạnh phúc mà trước đó người đọc như đi từ con đường đêm khuya lạnh lẽo đến con đường đầy sắc màu và hương thơm, “Nhớ nghe” lời nhắn nhủ thật tha thiết xoáy sâu vào tâm trí người đọc, người nghe. “Giữ sạch lề đẹp lối em nghe” có nghĩa ta cần tôn trọng, giữ gìn cái sạch sẽ mà chị lao công đã quét dọn. Hay đúng hơn là ta phải biết tôn trọng, giữ gìn những kỉ cương, luật lệ “lề lối” của xã hội mới mà ông cha ta đã từ trong đau khổ gian nan tạo dựng cho ngày hôm nay.

Bài thơ với nhịp điệu thay đổi linh hoạt, phù hợp với âm thanh tiếng chối tre cùng những hình ảnh nghệ thuật độc đáo, Tô Hữu đã bộc lộ được niềm cảm xúc sâu sắc của mình trước hình ảnh của chị lao công quét rác cần mẫn, bền bỉ, chịu đựng. Hình tượng ấy mang tính giáo huấn đạo lý rõ rệt: Cuộc sống tươi đẹp hạnh phúc mà chúng ta được hưởng hôm nay là nhờ ở những người đã từng chịu gian khổ đi dọn đường lối. Vì thế ta không thể nào quên điều ấy, ta phải biết trân trọng, giữ gìn “lề lối” của xã hội không để “rác mới” làm xấu đi bộ mặt của nước nhà.

Tiếng chổi tre, một bài thơ làm rung động lòng người. Nó bắt nguồn từ cuộc sống gần gũi. Song hình tượng thì không kém hào hùng, nhạc điệu của thơ vô cùng gợi cảm ý của thơ cũng thật rộng và sâu. Đây là một bài thơ đích thực, là một khúc ca lao động trong sáng của thời đại chúng ta ngày nay.

tửu tận tình do tại
314.32
Chia sẻ trên FacebookTrả lời