Thơ » Nga » Sergei Yesenin
Đăng bởi nguyenvanthiet vào 11/06/2007 06:11
Пой же, пой. На проклятой гитаре
Пальцы пляшут твои в полукруг.
Захлебнуться бы в этом угаре,
Мой последний, единственный друг.
Не гляди на ее запястья
И с плечей ее льющийся шелк.
Я искал в этой женщине счастья,
А нечаянно гибель нашел.
Я не знал, что любовь - зараза,
Я не знал, что любовь - чума.
Подошла и прищуренным глазом
Хулигана свела с ума.
Пой, мой друг. Навевай мне снова
Нашу прежнюю буйную рань.
Пусть целует она другова,
Молодая красивая дрянь.
Ах постой. Я ее не ругаю.
Ах, постой. Я ее не кляну.
Дай тебе про себя я сыграю
Под басовую эту струну.
Льется дней моих розовый купол.
В сердце снов золотых сума.
Много девушек я перещупал,
Много женщин в углах прижимал.
Да! есть горькая правда земли,
Подсмотрел я ребяческим оком:
Лижут в очередь кобели
Истекающую суку соком.
Так чего ж мне ее ревновать.
Так чего ж мне болеть такому.
Наша жизнь - простыня да кровать.
Наша жизнь - поцелуй да в омут.
Пой же, пой! В роковом размахе
Этих рук роковая беда.
Только знаешь, пошли их...
Не умру я, мой друг, никогда.
Trang trong tổng số 1 trang (3 bài trả lời)
[1]
Gửi bởi nguyenvanthiet ngày 12/06/2007 06:11
Hãy hát lên. Trên cây đàn nguyền rủa
Những ngón tay lượn múa nửa vòng cung
Trong cơn say này dường như nghẹn thở
Bạn thân yêu ơi, người bạn cuối cùng.
Đừng nhìn sang đôi bàn tay ngà ngọc
Và bờ vai, suối tóc mượt như tơ
Tôi đi kiếm ở đây niềm hạnh phúc
Lại tìm ra cái chết, thật không ngờ!
Tôi đâu biết tình yêu – mầm bệnh hoạn
Đâu biết rằng tình yêu – bệnh kinh niên
Tình đến gần nheo mắt nhìn du đãng
Tôi trở thành kẻ mất trí, cuồng điên.
Hãy hát lên. Gợi cho lòng tôi khóc
Buổi ban đầu tha thiết những ngày qua
Thôi giờ để người ta hôn kẻ khác
Người ta xinh sao lòng dạ xấu xa.
Khoan hãy gượm. Tôi ơi đừng nguyền rủa
Hãy bình tâm. Xin chớ quở trách người
Hãy để cho tôi hát về mình nhé
Dưới dây trầm tôi hát khúc bi ai.
Tuổi thanh xuân vẫn tuôn chảy không ngừng
Chất trong tim những mối tình mãnh liệt
Biết bao nhiêu cô gái tôi đã nâng
Bao phụ nữ trong góc phòng đã riết.
Có ở đời một sự thật đắng cay
Tôi đã nhìn bằng con mắt thơ dại:
Xin xếp hàng lần lượt những đời trai
Mang sức lực của mình dâng cho gái.
Thì cớ gì tôi lại phải ghen tuông
Thì tại sao phải làm tôi đau đớn
Cuộc đời ta – những là chiếu với giường
Cuộc đời ta – nụ hôn vào vực thẳm.
Hãy hát lên những lời ca đau khổ
Thương những bàn tay bất hạnh đời ta
Chỉ sau khi nói những lời nguyền rủa...
Bạn thân yêu, tôi không chết bao giờ*.
Gửi bởi Decembrina Nguyễn ngày 23/06/2023 15:05
Cứ hát lên đi, hỡi bạn tôi. Trên cây đàn quỷ ám
Nửa vòng tròn kia tay bạn cứ múa vui.
Trong bầu khí độc này chắc chết ngạt mất thôi,
Ơi người bạn hiếm hoi cuối cùng còn sót lại
Xin đừng ngắm cổ tay nàng tròn trịa,
Và những lụa là đổ như suối dưới bờ vai.
Tôi kiếm tìm trong nàng hạnh phúc của đời tôi,
Thật không ngờ lại nhận về chết chóc.
Tôi không biết tình yêu như dịch hạch
Tôi chẳng ngờ tình yêu – bệnh dễ lây.
Lại bên tôi, hững hờ con sóng mắt
Nàng khiến tên du đãng phát điên ngay.
Cứ hát lên đi, hỡi bạn tôi. Hát lên thêm lẫn nữa
Về một thời trai trẻ thật ngang tàng.
Ả kia muốn hôn ai ta cũng chẳng cần
Cái tạo vật đẹp đẽ non tơ mà tệ hại.
Nhưng gượm đã. Tôi không hề trách móc
Nhưng gượm đã. Tôi có rủa nàng đâu.
Đưa đàn đây, tôi hát bạn nghe nào
Chỉ một dây trầm làm bè đệm.
Cuộc đời tôi một vòm hồng xuôi chảy.
Trong hồn ôm những mộng đẹp mơ màng.
Tôi đã từng sờ soạng khối cô nàng
Tôi đã dồn nhiều ả vào góc vắng.
Phải, bạn ơi! Thế gian còn sự thật,
Tôi đã trộm nhìn bằng đôi mắt trẻ thơ:
Một con cái ngọt ngào ứa nước tràn trề
Và đàn đực xếp hàng dài liếm láp.
Nên với nàng tôi chả ghen gì sất.
Nên chuyện này chả đáng để tôi đau.
Cuộc đời ta – chuyện chăn gối dãi dầu.
Cuộc đời ta – chiếc hôn đưa xuống vực.
Nên cứ hát lên đi, bạn tôi ơi. Chung cuộc
Bài ca ngân lên bất hạnh đến chết người.
Nhưng bạn biết không, cứ mặc mẹ sự đời...
Tôi chả chết được đâu, không bao giờ tôi chết.
Gửi bởi Decembrina Nguyễn ngày 15/01/2024 09:41
Đã sửa 1 lần, lần cuối bởi Decembrina Nguyễn ngày 15/01/2024 09:44
Nhiều bằng chứng cho thấy bài thơ viết về Isadora Dunkan, người vợ Mỹ lớn tuổi của Esenin. Đây là thời kỳ Esenin gặp nhiều khủng hoảng, thất vọng và đổ vỡ. Bài thơ này nằm trong chùm thơ “Quán xá Moskva” và thể hiện thái độ lưỡng lự của nhà thơ đối với Isadora - nhà thơ ngưỡng mộ nhan sắc của mỹ nhân, nhưng cũng hiểu rằng nàng không xứng với tình cảm của mình.
Tháng 11 năm 1921 khi Esenin và Isadora Duncan gặp nhau lần đầu tiên, nữ vũ công người Mỹ đã 44 tuổi, còn nhà thơ Nga chưa đầy 26, nhưng đời tư của Esenin đã vô cùng sóng gió. Anh lười biếng mô tả cuộc đời mình với nhà thơ Anatoli Mariengoff: “Chà, Tolia ơi, đàn bà ấy mà, đời tớ ít nhất cũng ba ngàn… Ừ thì không phải ba ngàn, không ít hơn ba trăm... Nhưng mà không thể ít hơn ba chục!
Cho đến thời điểm ấy anh đã có ba con với hai người phụ nữ khác nhau, một cuộc hôn nhân đổ vỡ với người vợ chính thức đầu tiên, tình yêu lớn nhất trong đời anh – Zinaida Raikh. Anh bắt đầu nghiện rượu và tài năng thì đang vượt ra ngoài tầm tay.
Còn Duncan, khi ấy đã là một vũ công nổi tiếng thế giới, một nhà nữ quyền đang chinh phục nước Nga nơi nàng được gọi là Thiên thần chân đất bằng điệu nhảy chân trần từ năm 1908. Năm 1921 Bộ trưởng giáo dục Nga Lunacharsky chính thức mời nàng mở trường dạy múa ở Moskva, hứa hẹn hỗ trợ tài chính. Duncan đặt nhiều hy vọng vào cuộc sống và sáng tạo ở đất nước mới của những người Bolshevik, hy vọng thoát khỏi định kiến và những gì đã cũ kỹ sáo mòn.
Tuy nhiên ở nước Nga thời hậu cách mạng, Duncan phải đối mặt với những vấn đề khó khăn hàng ngày, chẳng hạn như nạn đói và thiếu sưởi ấm. Nàng sống trong biệt thự Ermolov tại căn hộ trưng dụng của nữ diễn viên ballet Alexandra Balashova, tại thời điểm đó đang ở nước ngoài và sống trong căn hộ cũ của I. Duncan.
Và cuộc gặp gỡ định mệnh của nữ vũ công Mỹ xinh đẹp với nhà thơ thiên tài của nước Nga đã diễn ra tại buổi tiếp tân của hoạ sĩ Jorge Yakulov. Isadora lộng lẫy yêu kiều trong tấm khăn choàng nhẹ dài tới tận sàn, còn Esenin không rời nàng nửa bước. Không ai rõ họ dùng thứ ngôn ngữ gì để nói chuyện với nhau, vì nữ vũ công Mỹ rất kém tiếng Nga, còn Esenin thì ngoài ngôn ngữ của xứ sở bạch dương không thừa nhận bất kỳ thứ tiếng nào khác. Mọi chuyện xảy ra quá chóng vánh, và chỉ vài ngày sau Esenin đã chuyển vào căn hộ của nàng.
Có thể, cả hai người đã mau chóng nhận ra đó chỉ là lầm lỗi, nhưng vẫn không thể rời nhau. Tháng 5 năm 1922 hai người làm đám cưới, đổi căn cước dưới một cái họ chung Duncan - Esenin. Một tuần sau thì chuyến du lịch trăng mật của họ bắt đầu từ Đức, qua Bỉ, sang Pháp, rồi Mỹ và quay lại châu Âu. Họ cãi nhau suốt, phòng khách sạn thường xuyên trở thành chiến trường với bàn ghế bị đập phá, đĩa cốc bị ném vỡ, và không hiếm khi cả nắm đấm được sử dụng. Esenin không còn che dấu bản chất thô lỗ vũ phu của mình. Bị đuổi khỏi khách sạn này họ chuyển sang khách sạn khác và tất cả lại bắt đầu.
Tháng 8 năm 1923 Esenin trở về Moskva trong vòng tay Galina Benislavskaya, để gần một năm sau kết hôn với Sofia Tolstaya, cháu nội nhà văn L. Tolstoy. Duncan rời nước Nga vĩnh viễn năm 1924. Cuộc hôn nhân của họ không tồn tại quá 2 năm, nhưng trên giấy tờ họ chưa bao giờ ly hôn chính thức.
Duncan qua đời năm 1927, sau cái chết của Esenin 2 năm, trong một tai nạn bi thảm: Tấm khăn choàng lụa mỏng dài nàng thường khoác trên vai mắc vào nan hoa cỗ xe nàng đang ngồi, kéo gãy cổ nàng khi nàng ngã khỏi xe.