Thơ » Nga » Sergei Mikhalkov » Thơ ngụ ngôn
Он в дагестанский дом был приглашён обедать,
И там кавказских блюд ему пришлось отведать:
Шашлык, хингал, долму, чуду —
Ну, словом, всякую домашнюю еду.
Хозяин подливал, хозяйка угощала,
А гостю всё казалось: мало! Мало!
И столько выпил он, и столько разом съел,
Что заболел…
В больнице он лежит в тиши своей палаты
И шепчет про себя: аварцы виноваты!…
Trang trong tổng số 1 trang (2 bài trả lời)
[1]
Gửi bởi hongha83 ngày 15/03/2008 03:30
Đã sửa 1 lần, lần cuối bởi hongha83 ngày 12/08/2014 14:41
Chàng ta được mời dùng bữa trưa
Ở một gia đình Đaghextan xứ núi
Chả nướng, giò quay...nghi ngút khói
Cứ thơm lừng hương vị Cápcadơ
Mọi thức ăn có ở chủ nhà
Đều được bày lên mâm đãi khách
Ông rót rượu, bà chủ nhà túc trực
Tiếp thêm đầy... cho tới no nê
Chàng ta dốc hết lòng thưởng thức
Cái nồng say xứ núi Cápcadơ
Nông nỗi giờ đây xảy đến bất ngờ
Chàng bội thực, nằm liệt giường bệnh viện
Miệng cứ nói rì rầm như khấn:
"Người Ava gây tai hoạ cho ta!"
Gửi bởi hongha83 ngày 15/03/2008 04:10
Bài thơ này chế giễu tính tham ăn vô độ của vị khách được chủ nhà thịnh tình tiếp đãi. Bởi không kiềm chế được mình, ngược lại còn cố ăn cho hết, uống cho hết những đồ ăn thức uống mà chủ nhà ân cần mời mọc thế nên mới dẫn đến hậu quả là bị "bội thực" phải vào nằm bệnh viện, hiển nhiên lỗi không phải thuộc về những người chủ nhà Ava. Đọc bài thơ này chợt nhớ đến luật nhân quả của nhà Phật, trong đó có chữ "tham" hay nói cho dễ hiểu hơn là "gieo nhân nào, gặt quả ấy". Trường hợp trên là một ví dụ điển hình. Dù đồ ăn có ngon đến mấy, thức uống có hương vị tuyệt dường nào nhưng phải biết dừng đúng lúc, đó mới là điều cơ bản bởi sức khoẻ là của mình chứ không phải là của ai khác. Biết dừng đúng lúc và khéo nói một chút thôi thì chủ nhà không giận và mình còn cảm thấy vui vẻ nữa là đằng khác chứ đâu đến nỗi phải chịu cảnh mà không ai muốn này. Còn hành động sau đó của người khách khi nằm viện:" Người Ava gây tai hoạ cho ta" quả thật không hề có chút đúng đắn nào vì anh ta đã "tự mình gây hại cho mình" thì còn oán trách ai. Mi-khan-cốp thật tài tình khi đề cập chính xác đến thói xấu của con người mà không mấy ai trong chúng ta lại không có .Cái khó là phải từ bỏ được nó kia.Đó mới là vấn đề và bài thơ này như một hồi chuông cảnh báo vậy.