Tác giả cùng thời kỳ
Dịch giả nhiều bài nhất
Phạm Đình Kính 范廷鏡 (1683-1737, có sách chép sinh năm 1669) vốn tên là Phạm Kim Kính, người xã Cổ Sư, huyện Thiên Bản, phủ Nghĩa Hưng, trấn Sơn Nam, nay là thôn Vĩnh Lại, xã Vĩnh Hào, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định, đỗ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân khoa Canh Dần năm Vĩnh Thịnh thứ 6 (1710) đời Lê Dụ Tông, giữ chức Lễ bộ Thượng thư và được sai đi sứ nhà Thanh năm 1723 đưa lễ chúc vua Thanh Thế Tông lên ngôi. Ông ứng đối trôi chảy, được vua Thanh ban biển vàng có chữ “Vạn thế vĩnh lại” (Muôn đời được cậy nhờ). Nhân thế ông bèn đổi tên làng quê ông từ Cổ Sư ra Vĩnh Lại rồi mở chợ dạy nghề đan cót, bắc cầu sửa chùa, khuyên đào giếng lấy nước ăn, giúp dân nghèo khó. Năm 1729, Phạm Đình Kính đi sứ lần 2 nhà Thanh để cảm ơn việc nhà Thanh trả lại mỏ đồng Tụ Long và Vị Xuyên cho Đại Việt. Đây là một thắng lợi nổi tiếng trong ngoại giao của Đại Việt.
Phạm Đình Kính làm quan trải hai đời vua Dụ Tông, Thuần Tông, qua nhiều chức vụ, sau lên đến chức Lễ bộ Thượng thư, Tham tụng, rồi Binh bộ Thượng thư kiêm Đông các đại học sĩ Nhập thị kinh diên. Khi về trí sĩ, ông được phong tước Lại quận công, tặng chức Thiếu bảo. Ông nổi tiếng giỏi thơ văn, là người có danh vọng, được các sĩ phu đương thời kính trọng. Tác phẩm có 4 bài thơ chép trong Toàn Việt thi lục, 2 bài chép trong Tân biên Nam Định tỉnh địa dư chí lược.
Phạm Đình Kính 范廷鏡 (1683-1737, có sách chép sinh năm 1669) vốn tên là Phạm Kim Kính, người xã Cổ Sư, huyện Thiên Bản, phủ Nghĩa Hưng, trấn Sơn Nam, nay là thôn Vĩnh Lại, xã Vĩnh Hào, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định, đỗ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân khoa Canh Dần năm Vĩnh Thịnh thứ 6 (1710) đời Lê Dụ Tông, giữ chức Lễ bộ Thượng thư và được sai đi sứ nhà Thanh năm 1723 đưa lễ chúc vua Thanh Thế Tông lên ngôi. Ông ứng đối trôi chảy, được vua Thanh ban biển vàng có chữ “Vạn thế vĩnh lại” (Muôn đời được cậy nhờ). Nhân thế ông bèn đổi tên làng quê ông từ Cổ Sư ra Vĩnh Lại rồi mở chợ dạy nghề đan cót, bắc cầu sửa chùa, khuyên đào giếng lấy nước ăn, giúp dân nghèo khó. Năm 1729, Phạm Đình Kính đi sứ lần 2 nhà Thanh để cảm ơn việc nhà Thanh trả lại mỏ đồng Tụ Long và Vị Xuyên cho Đại Việt. Đây là một…