Tác giả cùng thời kỳ
Dịch giả nhiều bài nhất
Tạo ngày 12/01/2010 18:10 bởi
hongha83, đã sửa 1 lần, lần cuối ngày 17/10/2010 06:15 bởi
hongha83 Nguyễn Công Hãng 阮公沆 (1680-1732) hiệu Tĩnh Trai 靜齋 (có bản chép Tĩnh Am 靜庵), người làng Phù Chẩn, huyện Đông Ngàn, trấn Kinh Bắc, nay là thôn Phù Chẩn, xã Phù Chẩn, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Ông đỗ đệ tam giáp đồng tiến sĩ khoa Canh Thìn niên hiệu Chính Hoà thứ 21 (1700) đời Lê Hy Tông lúc mới 20 tuổi, nổi tiếng hay chữ.
Ông giữ các chức quan như Đề hình, Thiêm đô ngự sử, Đốc trấn Cao Bằng (từ tháng 12 năm 1715), Tả thị lang Bộ Binh, Nhập thị bồi tụng, Thượng thư, tước Sóc quận công, sau thăng Thiếu bảo, kiêm chức Ngự sử đài chánh chưởng, Thượng thư bộ lại, hàm Thái tử thái phó, sau lại thăng Thái bảo, xếp vào hạng công thần và được cử làm chánh sứ sang nhà Thanh tháng 4 năm 1718. Năm 1720, thăng Tham tụng.
Nguyễn Công Hãng được cử làm Thái phó cho thế tử Trịnh Giang con cả của Trịnh Cương. Thấy Giang bất tài, không có tư cách làm chúa, Nguyễn Công Hãng đã dâng một mật sớ tâu An Đô vương Trịnh Cương nhận xét rằng: “Trịnh Giang là người ươn hèn không thể gánh vác được ngôi chúa”. Nhưng Trịnh Cương chưa kịp suy xét thì mất tháng 10 âm lịch năm 1729, Trịnh Giang là thế tử lên nối ngôi chúa. Năm 1732, có người gièm pha ông, tâu với Trịnh Giang việc ông muốn thay ngôi thế tử trước đây. Vì thế ông bị Trịnh Giang giáng chức tháng 10 năm đó xuống thành Thừa chính sứ Tuyên Quang rồi tìm cách bức tử chỉ sau một tháng. Năm đó ông 53 tuổi.
Tác phẩm của ông hiện còn Tinh sà thi tập.
Nguyễn Công Hãng 阮公沆 (1680-1732) hiệu Tĩnh Trai 靜齋 (có bản chép Tĩnh Am 靜庵), người làng Phù Chẩn, huyện Đông Ngàn, trấn Kinh Bắc, nay là thôn Phù Chẩn, xã Phù Chẩn, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Ông đỗ đệ tam giáp đồng tiến sĩ khoa Canh Thìn niên hiệu Chính Hoà thứ 21 (1700) đời Lê Hy Tông lúc mới 20 tuổi, nổi tiếng hay chữ.
Ông giữ các chức quan như Đề hình, Thiêm đô ngự sử, Đốc trấn Cao Bằng (từ tháng 12 năm 1715), Tả thị lang Bộ Binh, Nhập thị bồi tụng, Thượng thư, tước Sóc quận công, sau thăng Thiếu bảo, kiêm chức Ngự sử đài chánh chưởng, Thượng thư bộ lại, hàm Thái tử thái phó, sau lại thăng Thái bảo, xếp vào hạng công thần và được cử làm chánh sứ sang nhà Thanh tháng 4 năm 1718. Năm 1720, thăng Tham tụng.
Nguyễn Công Hãng được cử làm Thái phó cho thế tử Trịnh Giang con cả của Trịnh…