304.40
Nước: Việt Nam (Hiện đại)
367 bài thơ
2 bình luận
41 người thích
Tạo ngày 14/06/2005 21:03 bởi Vanachi, đã sửa 4 lần, lần cuối ngày 16/09/2009 01:38 bởi karizebato
Phạm Thiên Thư tên thật là Phạm Kim Long, sinh ngày 1-1-1940 xuất thân trong một gia đình đông y. Quê cha: xã Đình Phùng, Kiến Xương, Thái Bình. Quê mẹ: xã Trung Mẫu, Từ Sơn, Bắc Ninh. Sinh quán: Lạc Viên, Hải Phòng. Trú quán: Trang trại Đá Trắng, Chi Ngãi, Hải Dương (1943-1951), Sài Gòn - Tp.Hồ Chí Minh (1954 đến nay).

Từ 1964-1973: Tu sĩ Phật giáo, làm thơ. Năm 1973, đoạt giải nhất văn chương toàn quốc với tác phẩm Hậu Kiều - Đoạn trường vô thanh. Năm 1973-2000: Nghiên cứu, sáng lập và truyền bá môn Dưỡng sinh Điển công Phathata (viết tắt chữ Pháp-Thân-Tâm).

Tác phẩm đã in: Thơ Phạm Thiên Thư (1968); Kinh Ngọc (thi hoá Kinh Kim Cương); Động Hoa Vàng (thơ, 1971); Đạo ca (Nhạc Phạm Duy); Hậu Kiều - Đoạn trường vô thanh (1972); Kinh Thơ

 

  1. “Tâm kệ”
  2. An Tiêm
  3. Ánh mắt
  4. Áo cũ
  5. Áo lụa
  6. Áo rách lòng vàng
  7. Áo thu
  8. Áo tím
  9. Bà buôn tơ trợ đạo
  10. Bánh dầy bánh chưng
  11. Bắc cầu dâng Phật
  12. Bắc thuộc lần thứ nhất
  13. Bâng khuâng
  14. Biếc phố
  15. Biết đâu
  16. Bóng một con cầu
  17. Bố Cái đại vương
  18. Bố thí đầu
  19. Bố thí mắt
  20. Bờ suối
  21. Bùi Giáng bốn mùa
  22. Buổi chiều người tình
  23. Buồn bã
  24. Cá ba đầu
  25. Cánh dơi hữu hạn
  26. Căn gác tịch mịch cuối chân đồi ấp Đông
  27. Câu chuyện quán cà phê đêm
  28. Câu chuyện tình
  29. Cầu thu
  30. Cầu tình
  31. Cây đàn buồn
  32. Chàng Kim Thiên
  33. Chẳng hạn như...
  34. Chân dung
  35. Chim thuý
  36. Chim tiên cầu đạo
  37. Chính đạo
  38. Chong đèn
  39. Chờ sau
  40. Chú Tâm Mai
  41. Chúa tiên cúng Phật
  42. Chuốc rượu
  43. Chút bâng khuâng trên hiên hoa vàng
  44. Cỏ may
  45. Cỏ xanh
  46. Cõi hoa
  47. Cõi thơ (I)
  48. Cõi thơ (II)
  49. Con chim soi nước
  50. Con người mở đất
  51. Con rắn cúng ngọc
  52. Cô đơn
  53. Cổ Luỹ cô thôn (Xóm vắng thành xưa)
  54. Cơ duyên
    1
  55. Cười ngát hoàng hôn
  56. Dã thoại quanh bếp sưởi sương trắng
  57. Dáng hương
  58. Dòng sông
  59. Dòng thơ bay
  60. Dời đô, lập Thăng Long
  61. Dư hương
  62. Dưới trăng
  63. Dương Diên Nghệ (hát ru ân nghĩa)
  64. Dương Tam Kha
  65. Dứt luỵ trần
  66. Đại Kiếp Tân Ninh
  67. Đan áo
  68. Đánh Chiêm Thành
    1
  69. Đánh dẹp Hà Nam
  70. Đánh quân Tống
  71. Đạo ca 1 - Pháp thân
  72. Đạo ca 10 - Tâm xuân
  73. Đạo ca 2 - Đại nguyện
  74. Đạo ca 3 - Chàng dũng sĩ và con ngựa vàng
  75. Đạo ca 4 - Quan Thế Âm
  76. Đạo ca 5 - Một cành mai
  77. Đạo ca 6 - Lời ru, bú mớm, nâng niu
  78. Đạo ca 7 - Qua suối mây hồng
  79. Đạo ca 8 - Giọt chuông cam lộ
  80. Đạo ca 9 - Chấp tay hoa
  81. Đao phủ
  82. Đạo sĩ
  83. Đạp xanh
  84. Đèn khuya
  85. Đinh phế đế
  86. Đinh Tiên Hoàng
  87. Đom đóm
  88. Độc huyền
  89. Động hoa vàng
    1
  90. Đức vua và con voi
  91. Em lễ chùa này
    3
  92. Em về tịch mịch
  93. Gặp gỡ
  94. Giai nhân
  95. Giàn mơ
  96. Giếng mắt rồng
  97. Giữa đài mây toả
  98. Gò đào
  99. Guốc tía
  100. Hạ hoa
    1
  101. Hang mặt trời
  102. Hạnh ngộ
  103. Hạnh nguyện
  104. Hạnh nhẫn nhục
  105. Hát bên sông
  106. Hạt mưa
  107. Hát ru à ơi
  108. Hát ru Bà Triệu
  109. Hát ru bể dâu
  110. Hát ru cầu tự
  111. Hát ru cầu vồng
  112. Hát ru dựng nền
  113. Hát ru hoa hương
  114. Hát ru Khuông Việt thiền sư Ngô Chân Lưu
  115. Hát ru một câu
  116. Hát ru Mỵ Châu
  117. Hát ru như mây
  118. Hát ru như sóng
  119. Hát ru phù vân
  120. Hát ru sự đời
  121. Hát ru tái sinh nhân quả
  122. Hát ru tâm linh
  123. Hát ru thần linh
  124. Hát ru Trưng vương
  125. Hát ru Việt sử thi
    1
  126. Hát ru vọng phu
  127. Hậu Lý Nam Đế
  128. Hậu Ngô vương
  129. Họ Hồng Bàng
  130. Hò Huế
  131. Hoa cúc
  132. Hoa đơm hố lửa
  133. Hoạ mi
  134. Hoa sim
  135. Hoá thân cứu đời
  136. Hoàng khuyên
  137. Hoạt cảnh
  138. Hỏi
  139. Hong tóc
  140. Hồi ngọc
  141. Hội Phật dưới hoa
  142. Hồn nhạc
  143. Huỷ thân cầu đạo
  144. Hương cúc
  145. Hương tóc
  146. I. Xưa là giọt lệ
  147. I. Yamakavagga (Song yếu)
    2
  148. II. Appamadavagga (Không phóng dật)
    2
  149. II. Sớm tếch bến hồng
  150. III. Cittavagga (Tâm)
  151. III. Ruổi rong nhật nguyệt
  152. IV. Bông chờ bên sông
  153. IV. Puppavagga (Hoa)
  154. IX. Năm cung trường lệ
  155. IX. Papavagga (Ác)
  156. Kệ khai kinh
    1
  157. Kết cỏ
  158. Khảo cổ
  159. Khoả thân trăng Cam Ly
  160. Khói tím
  161. Khúc Hạo
  162. Khúc Thừa Dụ
  163. Khúc Thừa Mỹ
  164. Kỷ niệm
  165. Lá rơi
  166. Lá thu
  167. Lá vàng
  168. Lãng đãng
  169. Lão đánh cá và thần biển
  170. Lệ
  171. Lê Đại Hành
  172. Liềm trăng
  173. Liễu biếc
  174. Loa thành
  175. Luân vũ
  176. Luyện kiếm độ đời
  177. Lý Anh Tông
  178. Lý Chiêu Hoàng
  179. Lý Huệ Tông
  180. Lý Nhân Tông
  181. Lý Thái Tổ
  182. Lý Thái Tông
  183. Lý Thánh Tông
  184. Lý Thần Tông
  185. Mai Hắc Đế
  186. Mái tóc
  187. Mang mang
  188. Mắt huyền
  189. Mắt thuyền độc mộc
  190. Mắt tình
  191. Mắt xanh
  192. Mộng
  193. Một lòng trợ đạo - phần 1
  194. Một lòng trợ đạo - phần 2
  195. Một lòng trợ đạo - phần 3
  196. Một lòng trợ đạo - phần 4
  197. Một ngày chàng
  198. Mở hội Kinh Thơ
  199. Mơ tưởng
  200. Mưa thu
  201. Mười hai sứ quân
    1
  202. Nàng Vân Anh
  203. Nạp đất Chiêm Thành
  204. Năm trăm người mù
  205. Năm trăm người nghèo
  206. Nẻo đường hoa
  207. Ngàn ngọn hương dâng
  208. Ngày mai
  209. Ngày xưa Hoàng thị...
    3
  210. Ngập ngừng
  211. Nghiêng nghiêng
  212. Ngọc nở thành sen
  213. Ngọn suối reo quanh lều cỏ hồng
  214. Ngô Quyền phá quân Nam Hán
  215. Ngồi chờ
  216. Ngồi học
  217. Nguyệt
  218. Người con hiếu hạnh
  219. Người mẹ từ hoà
  220. Nhà Tiền Lý
  221. Nhà Triệu
  222. Nhân quả chẳng dời
  223. Những lời thược dược
  224. Nón lá
  225. Nông trại xanh
  226. Núi Phượng Hoàng
  227. Nửa đêm
  228. Nước vua Phạm Thiên
  229. Phá Tống (981)
  230. Phản diện
  231. Phân thân
  232. Phép giới trai
  233. Phép mầu khai ngộ - phần 1
  234. Phép mầu khai ngộ - phần 2
  235. Phép mầu khai ngộ - phần 3
  236. Phép mầu khai ngộ - phần 4
  237. Phép mầu khai ngộ - phần 5
  238. Phố tím
  239. Phù Đổng
  240. Phụng Đô - phần 1
  241. Phụng Đô - phần 2
  242. Qua cầu
  243. Qua hồn mùa hạ
  244. Quán rượu
  245. Quán rượu ven biển
  246. Quét hoa
  247. Quyên từ độ bỏ thôn đoài
  248. Riêng mãi
  249. Rong chiều
  250. Rũ áo hồng trần
  251. Sạch, nhơ cũng một lòng này
  252. Sao Bắc
  253. Sao Hôm
  254. Sao khuya
  255. Sao Kim khuya
    1
  256. Say trăng
  257. Siêu thức hát ru
  258. Sinh nhật
  259. Sơ ngộ
  260. Suy nghĩ buổi chiều
  261. Tà dương
  262. Tái ngộ
  263. Tấm Cám
  264. Tầm xuân
  265. Thay đổi dung hoa
  266. Thắng lòng tham dục
  267. Thần Kim Quy
  268. Thị trấn hồng
  269. Thiên nhiên
  270. Thiên tán ca - phần 1
  271. Thiên tán ca - phần 2
  272. Thỉnh Tam tạng Kinh
  273. Thơm xưa
  274. Thu say
  275. Thuyền trăng
  276. Thư xanh
  277. Tích Quang, Nhâm Diên
  278. Tiên Dung
  279. Tiên Ngô vương (939-945)
  280. Tiền thân của vị vua trời
  281. Tiếng chim bên đồi
  282. Tiếng chim hát núi trên cánh đồng sương lam
  283. Tiếng hát da vàng
  284. Tiếng Việt, chữ Việt cổ
  285. Tìm duyên giải thoát
  286. Tình đại dương
  287. Tình đợi
  288. Tình lãng
  289. Tình Ngự
  290. Tình thầm
  291. Tĩnh vật chiều
  292. Tỏ tình
  293. Tóc đêm
  294. Tơ nhạc
  295. Trách vì
  296. Trang nghiêm
  297. Trăm con hạc trắng
  298. Trăng
  299. Trầu cau
  300. Triệu Cát Tường
  301. Triệu Việt Vương
  302. Tròn vuông
  303. Trồng đào cúng Phật
  304. Trống đồng, đàn đá
  305. Từ đó
  306. Tư tưởng đại gia đình
  307. Tượng biếc
  308. Tượng chiều
  309. Uống rượu
  310. V. Balavagga (Kẻ ngu)
  311. V. So dây sóng gợn
  312. Vạn Hạnh thiền sư
  313. Vàng anh
  314. Vàng đoá hoa dương
  315. Vàng tay
  316. Vẽ tranh hoá đạo
  317. Vết chim bay
  318. Vi Diệu Tỳ-khiêu-ni - phần 1
  319. Vi Diệu Tỳ-khiêu-ni - phần 2
  320. Vì đức quên thân
  321. VI. Panditavagga (Hiền trí)
  322. VI. Vương mấy tơ đồng
  323. Việc đánh dẹp
  324. VII. Arahantavagga (A la hán)
  325. VII. Trăm năm sương nổi
  326. VIII. Sahassavagga (Ngàn)
  327. VIII. Tẩy nước cành dương
  328. Vũ khúc hồng
  329. X. Dandavagga (Hình phạt)
  330. X. Hộp gỗ trầm hương
  331. XI. Jaravagga (Già)
  332. XI. Những đêm tàn rượu
  333. XII. Attavagga (Tự ngã)
  334. XII. Dậy sóng Tiền Đường
  335. XIII. Lokavagga (Thế gian)
  336. XIII. Ngỡ ngàng bọt nước
  337. Xin nhớ
  338. XIV. Buddhavagga (Phật đà)
  339. XIV. Hoà tan dặm trường
  340. XIX. Dhammatthavagga (Pháp trụ)
  341. XIX. Nàng rằng suối chảy
  342. Xuống biến tìm Kinh - phần 1
  343. Xuống biến tìm Kinh - phần 2
  344. Xuống biến tìm Kinh - phần 3
  345. XV. Ào ào ngọn gió
  346. XV. Sukhavagga (An lạc)
  347. XVI. Ai để hoa dung
  348. XVI. Piyavagga (Hỷ ái)
  349. XVII. Kodhavagga (Phẫn nộ)
  350. XVII. Lòng như khối ngọc
  351. XVIII. Khói mờ ngoài sông
  352. XVIII. Malavagga (Đạo)
  353. XX. Chải tóc thu phong
  354. XX. Maggavagga (Đạo)
  355. XXI. Pakinnakavagga (Tạp lục)
  356. XXI. Tơ thiêng nhập hoá
  357. XXII. Mây thu cuộn vàng
  358. XXII. Nirayavagga (Địa ngục)
  359. XXIII. Bao năm tơ tưởng
  360. XXIII. Nagavagga (Voi)
  361. XXIV. Lắng tiếng chim vang
  362. XXIV. Tanhavagga (Tham ái)
  363. XXV. Bhikkhuvagga (Tỳ kheo)
  364. XXV. Kiều ngồi ven suối
  365. XXVI. Báo ngày xuân quang
  366. XXVI. Brahmanavagga (Bà la môn)
  367. XXVII. Tìm động hoa vàng

Tuyển tập chung

 

 

Ảnh đại diện

Cõi thơ Phạm Thiên Thư

Phạm Thiên Thư tên thật là Phạm Kim Long (1 tháng 1 năm 1940-) là một nhà thơ hiện đại Việt Nam. Ông sinh tại Lạc Viên, Hải Phòng, trong một gia đình đông y. Sống ở Trang trại Đá Trắng, Chi Ngãi, Hải Dương(1943-1951), Sài Gòn – TP.HCM (1954 đến nay). Từ 1964-1973: Tu sĩ Phật giáo, làm thơ. Năm 1973, đoạt giải nhất văn chương toàn quốc với tác phẩm Hậu truyện Kiều - Đoạn trường Vô Thanh. Năm 1973 -2000: Nghiên cứu, sáng lập và truyền bá môn dưỡng sinh Điện công Phathata (viết tắt chữ Pháp -Thân – Tâm)

Tác phẩm đã in:

Thơ Phạm Thiên Thư (1968), Kinh Ngọc (Thi hoá Kinh Kim Cương), Động Hoa Vàng (Thơ, 1971), Đạo ca (Nhạc Phạm Duy); Hậu Kiều - Đoạn Trường Vô Thanh (1972), Kinh thơ (Thi hoá Kinh Pháp Cú); Quyên Từ Độ Bỏ Thôn Đoài (Thơ), Kinh Hiếu (Thi hoá), Kinh Hiền (Thi hoá Kinh Hiền Ngu, gồm 12.000 câu lục bát), Ngày xưa người tình (thơ), Trại Hoa Đỉnh Đồi (thơ) 1975, Thơ Phạm Thiên Thư (NXB Đồng Nai tái bản), Tự điển cười (24.000 bài tứ tuyệt tiếu liệu pháp. Năm 2007, Trung tâm Sách và Kỷ lục Việt Nam đã trao cho ông kỷ lục là người đầu tiên viết Từ điển cười bằng thơ), Vua núi vua nước (Tức Sơn Tinh Thuỷ tinh, NXB Văn hoá Thông tin, 2003)...

Các nhạc bản phổ từ thơ Phạm Thiên Thư: Ngày Xưa Hoàng Thị, Đưa em tìm động hoa vàng, Gọi em là đoá hoa sầu, Em lễ chùa này, Huyền thoại trên một vùng biển, Loài chim bỏ xứ (Nhạc Phạm Duy), Như cánh chim nay (Nhạc Cung Tiến), Guốc tía, Đôi mắt thuyền độc mộc (Nhạc Võ Tá Hân); Độc Huyền (Nhạc Nguyễn Tuấn), Động Hoa vàng (Nhạc Trần Quang Long)...

Nói về cõi thơ Phạm Thiên Thư, Hà Thi trong “Phạm Thiên Thư, người thi hoá kinh Phật” đã viết: “Nhà thơ họ Phạm này tuy xuất hiện khá muộn (1968), nhưng cũng đã đóng góp vào văn học khá nhiều tác phẩm, đặc biệt là những thi phẩm ở dạng khá độc đáo: thơ đạo!”

Một trong những tác phẩm ấy của Phạm Thiên Thư đã được giải thưởng Văn Học Toàn Quốc (miền Nam VN) vào năm 1973 (tác phẩm Đoạn Trường Vô Thanh). Một số thơ của ông được phổ thành ca khúc đã mang lại một số đông công chúng yêu thích thơ ông: “Em lễ chùa này”, “Ngày Xưa Hoàng Thị”, “Động Hoa Vàng”, “Gọi Em Là Đoá Hoa Sầu”...

Rằng xưa có gã từ quan
Lên non tìm động hoa vàng, ngủ say...
Sông này chảy một dòng thôi
Mây đầu sông thẫm tóc người cuối sông...
Ta về rũ áo mây trôi
Gối trăng đánh giấc bên đồi dạ lan...
Thơ Phạm Thiên Thư cứ vấn vít nửa đời nửa đạo như thế, thật là khác thường, làm cho độc giả ngẩn ngơ, bất ngờ... Quả là cõi thơ Phạm Thiên Thư đã giúp chúng ta khám phá thêm những cửa ngõ mới lạ, phong phú về tôn giáo, tình yêu và thiên nhiên...

Hoàng Nguyên Vũ trong bài “Cõi lạ Phạm Thiên Thư”, còn cho biết thêm: “Nhà thơ Phạm Thiên Thư sinh trong một gia đình bố mẹ làm nghề bốc thuốc nhưng thích thơ văn. Tuổi thơ của ông khá êm đềm. Những điều đó chỉ cho ông được những tiền đề thuận lợi, nhưng để một tài thơ bật hẳn lên thì phải là từ năm 1958, sau một biến động của cuộc đời...”

Chuyện là ông có nhóm bạn “thơ hoạ Hồ Quý Ly”, tụ tập đàn đúm thơ phú đêm ngày. Thấy đám văn nghệ sĩ này cứ “ương ương dở dở”, cảnh sát chế độ Sài Gòn cũ đã vây bắt. Ông phải ẩn tu vào một ngôi chùa. Đi tu, thực ra với ông không hẳn là tìm một chốn nương náu, mà ông ngộ ra một điều, ông đã tự tìm cho mình một cõi riêng, một kiểu tu hành riêng...

Ông viết Động hoa vàng những ngày đầu ngấm giáo lý nhà Phật, như đánh dấu mình vào một cõi của chính mình trong thi đàn. Dĩ nhiên, Động hoa vàng chưa hẳn là tác phẩm xuất sắc nhất trong đời viết của Phạm Thiên Thư, nhưng nó đã làm nên một “thương hiệu” của Phạm Thiên Thư. Những câu thơ đẩy cái đạo đời bềnh bồng trên cõi Phật, làm hiện hữu cái cuộc đời đáng sống trên cái mênh mang bao la của phù vân hư ảo:
Đợi nhau tàn cuộc hoa này
Đành như cánh bướm đồi Tây hững hờ
Tìm trang lệ ố hàng thơ
Chữ xưa quyên giục bây giờ chim đi...
Nhiều người đã hiểu sai, cho rằng Phạm Thiên Thư đi tu mà lòng vẫn hướng về cõi tục. Ông chỉ cười: “Tôi tu theo cách của mình, tu để sống cuộc đời của mình, nuôi dưỡng lối tư duy và trí tuệ của mình”.

Quả thực là từ cõi Phật, ông đã làm được những điều đáng nể: thi hoá kinh Phật, sáng tác những thi phẩm hay và đẹp thuộc diện hiếm hoi trong văn học Việt Nam.

Thơ của ông được nhiều người có tên tuổi trong giới và rất nhiều bạn đọc mến mộ.

Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Phạm Thiên Thư, người đi tìm “bụi đỏ”

Cũng như nhiều người, tôi mê tình khúc Ngày xưa Hoàng thị do Phạm Duy phổ nhạc bài thơ của Phạm Thiên Thư từ những ngày còn ngồi trên ghế nhà trường trung học ở miền Nam trước 1975. Và cùng với những bản tình ca Đưa em tìm động hoa vàng, Gọi em là đoá tình sầu, Em lễ chùa này, Ngày xưa Hoàng thị... thơ Phạm Thiên Thư, do Phạm Duy phổ nhạc đã trở thành một sự cộng hưởng nghệ thuật lạ lùng ở miền Nam trong thập niên bảy mươi. Sự cộng hưởng nhiệm mầu ấy không chỉ là sự hoà hợp diệu kỳ của cuộc hôn phối giữa thi ca và âm nhạc mà còn ở sự chiếm lĩnh thế giới tâm linh của bao thế hệ thanh niên lúc bấy giờ. Lời thơ ấy, âm nhạc ấy đã trở thành nỗi ám ảnh khôn nguôi với biết bao người trong cuộc đời mà nhiều khi chỉ một dấu chân bé nhỏ của ai đó thuở nào cũng hằn sâu trong tâm thức để rồi suốt đời tìm kiếm mỗi khi nhớ về những buổi “tan trường”

Em tan trường về
Đường mưa nho nhỏ
Chim non giấu mỏ
Dưới cội hoa vàng...
(Ngày xưa Hoàng thị)
Thật vậy, tình yêu bao giờ cũng chứa trong nó sự huyền diệu của khát vọng kiếm tìm. Cái đẹp của tình yêu vì thế cũng là cái đẹp của sự đam mê khám phá và tìm kiếm. Phạm Thiên Thư cũng thế!? Ông cũng đã yêu, đã sống, đã hạnh phúc và khổ đau giữa cõi đời và cõi yêu. Vì thế tình yêu trong thơ ông bao giờ cũng gắn với những hoài niệm nhiều khi rất cụ thể. Đó là một chùm hoa “ép từ hạ cũ”, là một “đường mưa nho nhỏ” ngày em tan trường, là “Chúng mình ngày nọ / ngó mây lang thang”, là “con đường sầu đông / em đi guốc tía”, là “em nhớ gì không / cái chiều hạ nọ”... Chính những kỷ niệm tưởng như bình thường mà rất thiêng liêng này là nguyên nhân tạo nên nỗi khát vọng kiếm tìm trong tâm hồn thi sĩ.

Tình yêu bao giờ cũng dệt bằng kỷ niệm. Kỷ niệm là phép màu tạo nên sự bất tử của tình yêu. Thế nên, khi yêu nhau người ta yêu bằng kỷ niệm và lúc xa nhau người ta cũng nhớ nhau qua kỷ niệm. Vì vậy, sự tìm kiếm trong tình yêu cũng là sự kiếm tìm thế giới của kỷ niệm, của nhớ mong. Tình yêu trong thơ Phạm Thiên Thư là tình yêu của sự kiếm tìm kỷ niệm với những nỗi nhớ mong nhiều khi đến nao lòng
Rồi em về đâu
Nhớ chi con cầu
Riêng ta ngồi mãi
Dưới tàng hoa ngâu
(Qua cầu)
“Rồi em về đâu”, một câu hỏi như một lời tự vấn. Đó cũng là nỗi xót xa khi nhận ra sự hiện hữu của tình yêu ngày nào chỉ còn là những giấc mơ trong hoài niệm của bến bờ hư tưởng
Bây giờ hoa cũ
Rụng hoài trong mơ
(Giàn mơ)
Tình yêu luôn đồng hành với nỗi nhớ. Và nỗi nhớ bao giờ cũng chứa trong đó những chiêm bao nên sự kiếm tìm trong tình yêu cũng chính là sự kiếm tìm những giấc chiêm bao diệu kỳ mà Tế Hanh có lần đã thảng thốt, bàng hoàng:
Chiêm bao bừng tỉnh giấc
Biết là em đã xa
Trên tường một tia nắng
Biết là đêm đã qua
(Chiêm bao - Tế Hanh)
Phải chăng khi sự hiện hữu của tình yêu chỉ còn là những hoài niệm thì con người cũng chỉ biết tìm tình yêu trong mộng mị vô thường. Cứ thế, thực và mộng, nhớ và quên, hạnh phúc và khổ đau, mãi vận chuyển như kiếp luân hồi.
Đợi em dài một luân hồi
Thêm vài giờ nữa mình ngồi có sao
Đợi em như đợi chiêm bao
Biết đâu chiêm mộng có vào đêm nay
(Đợi chờ)
Chính vì vậy, bước vào cõi yêu trong thơ Phạm Thiên Thư, ta luôn bắt gặp nỗi ám ảnh của một con người đi tìm “bụi đỏ” mà ai đó đã vô tình mang đi. “Bụi đỏ” chính là dấu tích của tình yêu đã xa mờ trong quá vãng. Nhưng cũng là hạt bụi của phận người trong cõi phù sinh mà một thi sĩ đồng thời là một tu sĩ Phật giáo như Phạm Thiên Thư đã cảm nhận từ trong vô thức của mình.
Mốt mai em nhớ bao giờ
Bãi dâu vẫn mộ cho dù sắc không
(Động hoa vàng)
Vì Vậy, nỗi ám ảnh “bụi đỏ” đó không chỉ hiện hữu ở bài thơ Ngày xưa Hoàng thị mà còn bàng bạc trong nhiều bài thơ khác của Phạm Thiên Thư như một vết hằn trong tâm thức. Để rồi vết hằn ấy trở thành nỗi đau trong tâm cảm thi nhân.

Vì:
Thôi còn gì đâu
dặm trường bụi đỏ
(Tái ngộ)
Mặc dù vậy thi nhân vẫn yêu đến vô cùng hạt bụi ngày ấy, tuy giờ đã quá xa xăm với một tình yêu miên viễn, một tình yêu lặng lẽ, vô ưu và độ lượng. Một tình yêu mà ở đó không có những vụ lợi tầm thường, chỉ có tiếng gọi thổn thức từ trái tim lặng lẽ
Anh lặng nghe bằng tim
Thấm từ lời mật đó
Anh thành con còng nhỏ
yêu hạt bụi vô cùng
(Giọt mật)
Thơ tình của Phạm Thiên Thư là thơ được dệt thành từ những mộng mị vô thường. Nói như Joseph Huỳnh Văn: “Có phải những ngày sầu đưa, những sắc vàng nhạt, những động hoa vàng là cõi thơ của Phạm Thiên Thư? Xa thì từ muôn thuở, muôn nơi, mà gần thì ở chính ngay lòng thi sĩ; cho nên tuy thân thiết, lời thơ vẫn mang cái vẻ ngậm ngùi xa vắng’’. Bởi, cái khát vọng trong tình yêu của thi nhân thật giản dị, chân thành và trong sáng đến hồn nhiên như một giấc mơ.
Bây giờ ta đã gặp nhau
Thì xin đừng để nghìn sau ngậm ngùi
(Chiêm bao)
Nguyễn Du trong Truyện Kiều đã để cho Kim - Kiều thốt lên một điều dự cảm mà mỗi khi đọc lên ta luôn thấy se lòng:
Người ơi gặp gỡ làm chi
Trăm năm biết có duyên gì hay không?
Có lẽ, chính vì sự dự cảm duyên phận bẽ bàng ấy mà dẫu trải qua mười lăm năm lưu lạc truân chuyên, Kiều vẫn không quên Kim Trọng. Và chàng Kim dù sống an phận với Thuý Vân vẫn không nguôi thương nhớ Kiều, vẫn mãi đi tìm cho được người tình ngày ấy của mình.

Phải chăng khát vọng kiếm tìm là một yếu tính của tình yêu. Và khi nào còn khát vọng tìm kiếm thì tình yêu vẫn còn nguyên giá trị; vẫn mãi mãi là một tiếng gọi thao thiết trong cõi tâm linh của mỗi con người. Đó cũng là điều ta bắt gặp trong thơ Phạm Thiên Thư, một con người suốt đời đi tìm “bụi đỏ” khiến chúng ta không khỏi thấy se lòng. Để rồi cũng như thi nhân ta cứ mãi:
Tìm xưa quẩn quanh
Ai mang bụi đỏ
Dáng ai nho nhỏ
Trong cõi xa vời.
Tình ơi!... Tình ơi!...
(Ngày xưa Hoàng thị)


Trần Hoài Anh
Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook