Thơ » Việt Nam » Hiện đại » Phạm Sỹ Sáu » Ra đi từ thành phố » Trường ca
Đăng bởi Cammy vào 12/05/2008 10:06
Mỗi vùng đất, mỗi con người
chưa quen đã quá biết nơi nao tìm
chỉ còn đọng lại trong tim
tiếng thời gian với nỗi niềm riêng chung.
Đêm trước ngày Tổng tiến công
trong cánh rừng mọc đầy cỏ may
chúng tôi ngồi nghe anh bộ đội cách mạng
Cam-pu-chia kể chuyện mê say
về chiến công của bao chiến sĩ Quân tình nguyện
trên đất nước này những năm đầu Bảy mươi
qua từng ánh mắt, nụ cười
chúng tôi hiểu thế nào ra liên minh, đoan kết
dù vốn từ Khơ-me nghèo
không thể nào hiểu hết.
Mùa khô trong tiếng ve ran
trong cái nắng chói chan, xối xả
rừng khộp không còn lá
rừng khộp xác xơ như thôn xóm ven đường
ruồi đen từng đàn bay theo như một đoàn hành hương.
Trước cửa ngõ dẫn vao thị xã Kơ-ra-chê
bọn cản đường là một đám lính trẻ con
chúng trẻ con đến độ không thể ngờ là lính
nếu chúng không cầm súng tiểu liên vá quấn cổ cái khăn rằn
Khoác trên người trò quân phục màu đen
nhàu nát
chúng tôi vượt qua những hố xác
lổn ngổn đầu lâu
quanh mình
đàn ruồi bay
rợn óc
và những người lính cam-pu-chia vừa đi vừa khóc.
Hè phố đầy cỏ dại
giữa thị xã nhiều cây xanh
không thể nào tìm thấy một người dân
hỡi chủ nhân những căn nhà sụt mái buồn tênh
giờ ở đâu? ở đâu?
câu hỏi làm lồng ngực nhói đau.
Ở trong rừng từng đoàn người áo đen
chỉ một màu đen cho trẻ già trai gái
những đôi mắt chỉ còn một đốm lòng đen nhìn chúng tôi sợ hãi
họ đáng thương hơn những kẻ bị lưu đày
trở về phum cũ với hành trang trắng tay
ngỡ ngàng nhìn ngọn cờ năm tháp tung bay.
Những địa danh lướt qua vành tai
Kát-đai, Xâm-rông, Chúp, Kôm-pông Chàm,
Xơ-cun, Kôm-pông Thêm, Chi-kơ-reng, Xiêm Riệp
lướt qua theo độ xã của con đường không cấp
chúng tôi đi thần tốc
lính binh đoan
qua ngàn phum bỏ hoang
trăm cánh đồng lúa chín
một dãi đen
ngược chiều
phủ kín
trên đoàn người tìm về quê xưa
lầm lủi bước trên con đường đầy nắng.
Xe cứ vơi dần đường hành tiến phía Tây
gió lốc khô cuồn cuộn thổi ban ngày
mà đêm đến rét run từng cánh võng
lướt qua, lướt qua
cuộc hành quân giải phóng
những tên làng chua kịp nhớ đã quên
nổ súng dọc đường
những trận đánh không tên.
Xứ sở lắm suối nhiều sông mà mùa khô kiệt cạn
muà khô khô đến tận những cánh rừng
buổi sáng tiến vào thị trấn Xi-xô-phôn
lính uống nước từ những vũng trâu đằm ngầu đục
bọn cố vấn không kịp mang theo bản đồ súng lục
trên đường chạy trốn đến Thái Lan.
Lúa trên đồng đẫm ánh trăng
đêm tiềm nhập lính mở căng mắt - trườn
bao gian lao lính mở đường
máu từng giọt úa bên sườn, trên tay.
Qua Tức Tha-la
xe thiết giáp trànũuống đồng như vạch những đường cày
xới tung công sự đích
giặc nổi lửa đốt đồng trên đường chạy về Ni-mít
tàn tro bay mù mịt
nóng ran người
lính trẻ bảo nhau: lao vào lửa đi thôi!
phum Kốp sôi lên trong tiếng tầm pháo địch
tiếng gầm lùi dần Về phía Mô-hơn
thị trấn Poi Pét với những dãy nhà trống trơn buồn tẻ.
Ai hát bài Hành quân giũa mùa xuân khe khẽ
gió mùa khô mang cái lạnh gai gai
nhắc chúng tôi nhớ xuân đang về trên những phum làng biên giới
Không chờ đợi
chúng tôi mang mùa Xuân đến với huyện Mông-côn Bô-rây
gặp tượng người nông dân ôm bó lúa trên tay
chợt nhớ tới vụ Đông Xuân quê ta đang kỳ xuống mạ
không một màu xanh của lá
đồng lúa trải mênh mông vàng rực tít chân trời
nhớ quê hương những thủa ruộng vài sào
đồng sâu, đồng cao
thương nông dân Việt Nam mình bám đất trời dầu dãi
lo hạt thóc chín ngoài nương có về được trong bồ
đói nghèo không lẽ tại trời sao?
Ô Lô-vi-a, Xai Xà -mon, Chòm-nom, Phnôm Túi
bọn áo đen vẫn giết hàng trăm người vô tội
Với lý do rất giản đơn: đã lắng nghe tiếng súng và mừng
không chấp hành lệnh Ăng-ca di chuyển vào rừng
để kháng chiến trường kỳ theo ý đồ của quan thầy ngoại quốc
để tiếp tục sống đời khổ cực
và không bao giờ có quyền công dân.
Buổi trưa tiến vào làng Bà Veng
dân trong xã ôm chầm chúng tôi và khóc
những giọt nước mắt trào ra khó nhọc
nóng hổi bờ vai lính tình nguyện Việt Nam.
Những hố rác chưa kịp lấp kín
những thây người đang thối rủa trước hiên ở ven tung Phnôm Mê-lai
mười ngày sau giải phóng Phnôm Pênh
bọn dao phủ vằn không dừng tay hủy diệt.
cuộc sống mới có những điều chúng tôi chưa biết
nhưng biết chắc chấn một điều ra nhân dân
Cam-pu-chia rất yêu mến bộ đội tình nguyện Việt Nam
yêu mến bằng cả tấm lòng
con Phật.
Lần đầu trên chúng tôi nghe hát
bài "Xơ-vai chăn-ti" trước sân một ngôi chùa
những đôi tay gầy uốn éo đong đưa
cố cuốn cả không gian vào nỗi mừng sống lại
tiếng trống săm-pô gọi mời trai gái
bước vào vòng theo nhịp múa bay lên.
Cuộc chiến đấu xảy ra trong cụm rừng không tên
để giành lại đàn trâu bò cho dân cấy cày gặt hái
trong chúng tôi có người đi không trở lại
yên nghỉ giữa vùng rừng xanh biếc những vườn cam
ngọt ngào hương quả Bat-đom-boong.
Về Pai-lin những ngày giáp Tết
cái Tết xa Tổ quốc đầu tiên có ngôn từ nào tả hết
nỗi nhớ thương cồn lên chút lòng trai
hối hả quân hành
súng đạn lệch bờ vai
đất tan ra thành bụi
tràn vào mắt, vào tai
tràn cơn khát
nước bọt nuốt hoà cũng hiếm
đêm đã cạn rồi mà sương vẫn không rơi
đêm như nức trên môi người nằm phục
sau lưng núi cao, vực sâu trước mặt
suối cả chục dòng đây mà nước trốn đâu rừng?
phía rừng tre vàng vẳng tiếng lào xào
tưởng nước réo hóa cành khô bén lửa.
Cầu trời nằm ngữa
phục kích nằm nghiêng
khát nước nằm im
úp mặt vào đá
ve kêu tất tả
đây trời ve kêu
nhắm mắt nuốt liều
một cốc nước tiểu
nghẹn ngào đầy tim.
Đêm giao thừa đói lả
lính ăn vả từng chùm cà phê tím đen
trong lập lòe hỏa châu như viên mứt hạt sen
vữa bùi vịn đắng
buổi sáng hợp quân giữa chùa trung tâm thị trấn
những gương mặt bụi bẩn
nhìn nhau cười thay lời chúc đầu năm.
Ăn Tết muộn màng ở Đông-a-ranh
vừa vui xuân, vùa đánh giặc
tưởng như Quang Trung vẫn ở cạnh bên mình.
Chúng tôi lính binh đoàn vẫy vùng ngang dọc
khắp những nơi nào còn dấu vết bọn tàn quân
buổi trưa qua U-đông
đi bên tháp đế đô giữa đồi - u mặc
rừng thốt nốt chĩa lá xanh nhọn sắc
như đọng giữa thinh không ánh thép buổi ăn thề
gợi trong lòng chúng tôi hình dáng lũy tre
che đất nước đi qua ngày gian khó.
Rừng Âm-leng lá đỏ
rừng Âm-leng khát nước cháy mỏi mòn
lòng bàn chân đỏ rực màu son
mỗi bước tới ra mỗi lần nhói ngực
thương đồng đội ngã xương trên đồng lửa cháy nám thịt da
bình tông nước cuối cũng dành cho người già
cho em bé sơ sinh, phụ nữ
cơn khát rồi sẽ đưa nên cái cần gìn giữ
chính ra những con người cửa đất nước Cam-pu-chia
cả sinh mạng tên tù binh tay còn vấy máu ngồi kia.
Ở núi Kim-ri bảy ngày đói khát
bảy ngày đi tìm dấu vết những đoàn dân
một nắm rể rừng thành một bữa ăn
chắt chiu từng giọt sương hiếm hoi đọng trên tấm tăng
sương từng giọt ưu tiên cho người yếu nhất
vặt từng lá cỏ non
tiếc con chim rừng bay mất
cơn khát trú chờ trong hơi thở lất lây
vẫn cắt rừng theo hướng quạ đen bay.
Vui cùng dân Cam-pu-chia cái Tết hồi sinh
Tết thứ nhất sau thời Cam-pu-chia dân chủ
gạo cơm, áo quần chưa đủ
nhưng đã dư tiếng hát, tiếng cười
nhưng đã dư trên gương mặt mỗi người
những điều tin yêu và hy vọng
có phải cô dâu ngập ngừng, cảm động
khi lấy được chồng khi không phải theo lệnh của Ăng-ca
phum làng chưa kịp trồng hoa
hoa vẫn nở trên tay người đang múa
hoa vẫn nở trên môi mẹ già bên bếp lửa
đun nồi rượu đầu tiên chếnh choáng nỗi mừng
nhà sư trở về chùa trầm ngâm bên tượng Phật mất chân
rung chuông mỏ báo một ngày yên ả
rung chuông mỏ nguyện cầu cho sư cả
cho bảo chúng sanh không còn ở trên đời.
Đến Xiêm-riệp, đêm trăng dạo chơi
gặp những cô giá môi son mời nhảy múa
từng bậc đá Ăng-co ấm lên trong lửa
hương sen thầm thom trong đêm rất xanh.
Từ Xiêm-riệp chúng tôi đến với núi rừng Tây Bắc xa xăm
ngược Ốt-đô-miên-chây, đến An-lung-veng ,Xâm-rông, Đăng-rếch
chúng tôi về họ Âm-pin, Đăng-cum, Poi Pét
chúng tôi xuôi Xầm-lốt, Lếch, Tà-xanh
mỗi Trung đoàn đều gắn với một địa danh.
Nơi binh đoàn đứng chân
biên giới cong theo hình nắm đấm
biên giới cong theo dáng núi, dáng rừng
mặt trận miền Tây tiếng súng vẫn chưa rừng
đứng đầu gió có chúng tôi Quân tình nguyện.
Mùa khô qua rồi mùa mưa đến
dấu chân đi tuần vẫn ngang dọc đường biên
cuộc chiến đấu giờ thầm lặng, không tên.
Đất trời Cam-pu-chia hai mùa đều nghịch
khổ đến, cháy rừng và mưa đến thối cây
từ Ni-mít chúng tôi vào Phnôm Mê-lai
nơi rừng độc, voi quay đầu trở lại
rừng mênh mông mà mọi con đường đều giăng đầy mìn trái
soi mở đường lính trinh sát bộ binh
rừng đón chúng tôi bằng cơn sốt triền miên
sốt rét quật trăm người không chừa một
đi lấy nước, ngồi đáy giếng sâu hứng chờ từng giọt
mỗi giọt rơi ra đều gợi được một nét cười
rau đá, chuột khe và bao thứ sống quanh người
lính ăn hết chẳng sợ gì ngộ độc
trang phục giữa rừng: lưng trần quần cộc
quần áo có bổ sung cũng chẳng thể chuyển vào
hạt nước mang lên với đồng đội chốt điểm cao
đều thấm máu bao bạn bè vận tải
da mặt người nào cũng một màu tai tái
đợi thư nhà từ những chuyến trực thăng .
Năm-xấp, Tha Xơ-đa, Ta-ngọ, Bà-veng
mỗi tên đất bao nhiêu là kỷ niệm
núi vẫn cao, rừng vẫn xanh - thầm lặng
cháy trong lòng son sắc một niềm tin.
ngày N, ở căn cứ khao Đin
chỉ huy khóc nhận tin bao người nằm lại
điệp trùng rừng, đồng đội đi mê mải
đồng đội đi, ai ở lại với rừng?
Chiều mìn khô đánh chiếm lại Đăng-cum
lính xung kích lao mình trong lửa đỏ
giấc ngủ chập chờn vài tiếng súng vu vơ .
Hết Công-xi-lốp lại Nông Chăn: Phnôm Chát
bao mùa khô đã đi cùng cơn khát
có cơn khát nào cay ác thế bạn ơi?
bảy chiến sĩ bộ binh kiên cường giữ mỏm đồi
người sống sót, đánh đến cùng dưới làn mưa pháo Thái
Cơn khát bùng bùng như lửa
khát đến kiệt cùng, gặp nước bạn hy sinh
điều bình thường
sự thật khó ai tin.
Ở núi Hồng chúng tôi sống trong vòng vây của địch
mỗi thước rừng là một thước bẫy chông
chúng tôi vẫn chiến đấu, làm thơ, đá bóng, đánh bài
sân vận động có chiến hào và công sự
một năm đi qua bao nhiêu điều lành dữ
lính ở làng vẫn lịch sự, văn minh
dọc báo, nghe đài dù có lúc thiếu pin
khua ca sắt hát tình ca, nhạc trẻ
Ô-xa-mách, An-lung-veng... lính điểm tựa nào cũng thế
cũng thuật sâu kèn khói lượn tỏa trên tay
một chút cồn quân y hòa tan đưa cay
còn thức nhấm quanh nhà đâu có thiếu.
Chúng tôi ở rừng như như người ở chịu
mắc nợ nhiều mà trả được bao nhiêu
cứ đến mùa khô lại bung ra hàng trăm tổ phục kích, bố tiêu
mở truy quét, thông đường
chuyển gạo đạn cho một mìn tâm tới.
Trong chúng tôi có người không được ở sát biên
không được sống đêm ngày bên cây cỏ
ở trong dân cũng nhiều lần máu đổ
vả mồ hôi và thao thức những đêm dài
tập nói tiếng Khơ-me như trẻ mới lên hai
cứ "tha-mếch, hao-ây? (*) trước bao nhiêu công việc
cuộc chiến đấu giành dân không kém phần quyết liệt
về với phum làng bằng những đội công tác đa năng
để xoá sạch bao lầm than khổ nhục
nhà thiếu đàn ông, đông xanh cỏ mọc
chúng tôi lam lũ suốt ngày giữa bao mến thương
chặt cây, đánh tranh, mở lớp, đắp đường
dân thành phố mà chịu thương chịu khó
vào rừng sâu tìm giúp dân đàn trâu bò quên ngõ
tiêu chuẩn gạo mỗi ngày bớt một nửa - nhường cơm.
Ở Bần-tia Xơ-rây, Mung, Thơ-mo-pươc, Kra-lanh...
- chúng tôi sống trong vô vàn lo nghĩ
chuyện của dân ra chuyện của mình
phải bàn sâu tính kỹ
học đi những đường cày, học đánh xe trâu
học cách lên nhà sàn, học đến chùa gặp sư cụ cúi chào
học cách xưng hô, không xoa đầu trẻ nhỏ
khi trên những ngôi nhà sàn ngọn đèn đầu rạng đỏ
lại cùng với dân quân đi trọn tiễu ven làng
cuộc sống mỗi ngày như cuốn sách lần mở từng trang
điều kỳ diệu sao bình thường thân thiết
có ngày không kịp nói một câu tiếng Việt
cứ tưởng mình xa nước đã lâu năm .
Con trai thành phố chưa quen
chuyện sinh nở, chuyện làm ăn, chuyện làng
làm ông giáo, làm thầy lang
làm con em, nhận họ hàng bà con
cũng ăn bò hoóc khen ngon
cũng ngủ nhà sàn, cùng múa lâm-thôn
cùng dân lo chuyện mất còn
những đồng lúa, những rẫy nương vào mùa.
Cam biết nghề mộc nề lại đi xây trạm xá, sủa chùa
công trình mới cứ mọc lên theo ngày mới
sau mùa ra đồng ra mùa đám cưới
chúng tôi mang nụ cười đến dự với hai bên
ngoài tên khai sinh, ở đây chúng tôi còn có thêm tên
do yêu mến già làng đặt cho tên gọi
đến với gia đình có người thân lạc lối
giúp họ gọi chồng con về chung sức làm ăn
nét thành phố vơi đi trên gương mặt sạm đen
đề đất bạn từng ngày hồi sinh rạng rỡ.
Những tên đất, một quãng đời
bao nhiêu kỷ niệm bời bời trong ta
để mai trở lại quê nhà
trong mưa ấm nhớ phum xa nước duềnh
nhớ con xuồng nhỏ chông chênh
đưa bạn yên nghỉ ở bên cánh rừng
một thời nắng gió sau lưng
mang theo đề xét soi từng bước đi.