Thơ » Việt Nam » Hiện đại » Phạm Sỹ Sáu » Ra đi từ thành phố » Trường ca
Đăng bởi Cammy vào 12/05/2008 09:41
Đêm lên đường không một người dưa tiễn
đêm lên đường, những gương mặt trang nghiêm
đêm sương rơi nhòe nhoẹt ánh đèn pin
chào rất nhỏ: thành phố ơi, ở lại...
Nơi đơn vị hội quân nát bầm cỏ dại
nơi đơn vị hội quân dõng dạc tiếng : xin thề
đứa cao lớn nhận giữ phần hỏa lực
đứa tính nhanh nhận trinh sát, luồn sâu
đêm hội quân ở trảng Bãi Bầu
muỗi rừng đốt ngứa ran cùng da thịt.
Tiếng chim gì kêu như chim bìm bịp
sông Vàm Cỏ ơi, đâu con suối đầu nguồn?
đêm giũa mùa mưa lạnh buốt sống lưng.
Rừng Tây Ninh chi chít hố bom
rừng Tây Ninh chăng dày công sự
rừng đêm nay chưa báo điều lành dữ
sao đêm khuya không một ánh sao mờ?
Rừng nào trong thơ?
rừng nào trong nhạc?
rừng nào từng câu hát?
chúng tôi đứng dưới rừng thấp thỏm đợi đêm qua
chúng tôi đang dưới rừng với khẩu súng AK
với lựu đạn, dao lê và cơm sấy
kẻ thù ở đâu trong những cánh rừng dang mọc lại?
Đồng chí chỉ huy vạch trên bản đồ một mũi tên
hai mũi tên
ba mũi tên
khép lại
một vòng cung xanh chếch về bên trái
mục tiêu ra ngọn đổi không tên.
Bình minh lên đằng sau núi Bà Đen
đằng sau cây cây cô đơn giữa trảng
những ý nghĩ tản mạn
phút chốc lắng sâu
xốc ba lô lên vai
buộc lại dây mũ công trên đầu
đường chúng tôi đi không lựa chọn
chỉ buộc theo những người lính dẫn đường.
Suối chưa có cầu
đường chưa có lối
rừng lúc quang, tức tối
chúng tôi lặng lẽ hành quân.
Giây phút này có phải ra chiến tranh?
phút chúng tôi phát hiện kẻ thù - nổ súng
khẩu súng trong tay, ngon ranh ở quân trường
mà sao trên chiến trường lúng túng
ban đầu tiên chúng tôi bị động
trước kẻ địch lẩn trong tăng nhanh như sóc
chút tao ngộ cho chúng tôi bài học.
Rừng nối rừng
những cánh mơ Tây Ninh thân thiết
chúng tôi đi mải miết
vẫn rừng
chúng tôi đi lòng chợt bâng khuâng
hoa bằng lăng tím chiều nao rơi bên suối.
Đêm Trung đội nằm chờ bọn lính Pốt lẻn qua
giữa rừng rậm mà thấy chỗ nào cũng trống
chim ăn đêm nhập nhòa tiếng động
giá buốt tan lên mười ngón tay
giá buốt ran lên đôi mắt - cay cay
đôi mắt mở nhìn đêm đen - phục kích
đôi mắt mở nhìn đêm đen - chờ địch
mìn Clay-mo cũng hướng mặt nằm chờ
sao Hôm xoay chưa hết nửa vòng
vừa rạng sáng, địch dã bất ngờ xuất hiện
tay run run sờ lên vành kíp điện
tiếng nổ “oành"
xơ xác lá và cây
ngón tay cò bổng nhẹ như bay
từng điểm xạ giòn, nếu như có nhạc
bọn cướp đêm giờ đành phơi xác
máu đen bầm loang trên sắc áo đen.
Chúng tôi từ nay chẳng thể nào quên
bọn xâm lấn đi chân không, quần cộc.
Hành quân tìm cứ Chàng Riệc
hành quân qua lang Hăm Bốn
hành quân quơ những con đường in dấu vết cha anh
chiến trường ở rừng ngút nhìn màu xanh
nơi sống nổ vuông một mùi lá dập
chưa biết hoa gì có lan hương thoảng qua từng chặp
hương thoảng qua mà xốn xang trong lòng.
Nằm bên cỏ mịn ta hôn
đất dưới ngực cũng bồn chồn điều chi
lá non sương đọng li ti
chạm trong ran nẫng màu gì thương thân
thành phố xa, chiến trường gần
rừng như muốn níu bước chân trở về.
Đây Cà Tum khói bếp đồng quê
chiều bãng lãng ba bề rừng ấp ủ
chiều biên giới mờ mờ sương trắng phủ
Bạt ngàn rừng, đồng đội bước bên nhau.
Đêm xa Tổ quốc lần đầu
gió bấc lạnh mà lòng cuộn lên từng cơn sốt
ba lô tì vai đau buốt
lưng áo đẫm mồ hôi
đêm đầu tiên làm người lính xa quê
một câu hỏi cứ nặng nề, lập lại
ai người đi không trở lại?
suốt những ngày dài chiến chinh.
Qua hiên giới cũng chỉ màu rừng ấy
vẫn dây gai, lối cũ lá phủ dầy
đêm luồn rừng sương ướt đẫm bàn tay
tìm cột mốc trong bạt ngàn cây cỏ
rừng nối rừng, se se từng cơn gió
đất Cam-pu-chia là đâu?
Cỏ Mi-mốt khác chi cỏ Tân Biên?
cây bằng lăng già cắm rễ mình vào hai đất nước
con cá vẫy vùng trong dòng suối Mây xuôi ngược
con mễnh, con cheo đâu chốn đi về?
vấn vương tâm hồn câu hát xa quê.
Đêm xa Tổ quốc đầu tiên chỉ những người lính trẻ
có ánh trăng xuyên tán lá soi đường
có phong lan bay dìu dặt mùi hương
biết trời sáng qua sự đổi màu của lá
đợi giờ G, ít dưới chân chừng như cũng phập phồng
pháo lệnh nó rền hòa tiếng thét xung phong
hòa khói súng, ba lô vơi hơn nữa
trận đánh đường như trong tưởng tượng
Khum Đa, Mi-mốt đây rồi, đâu lũ giặc áo đen?
Chúng tôi góp phần mình xé toạc bóng đêm
về trật nước Ăng-co sau một thời thắng Mỹ
đằng sau những luận điệu tuyên truyền lừa mị
là hàng triệu nhà sàn không có mùi khói bếp
là hàng triệu dân không một người mặc đẹp
chỉ một màu đen như cái chết vật vờ.
Tìm đâu nàng dâu nùng Áp-xa-ra bên những luống cà
Phật úp mặt trên đống dòi bò-hóoc
cháo mỗi này lưng bát
chục triệu gốc cây ngọt ngào mà hai năm ròng thèm
một miếng đường thốt nốt
ai trên đời không hiểu sinh mạng mình là quý nhất
mà ở đây cán cuốc vẫn bình thản bổ xuống đầu
bài hát "Xơ-vai chăn-ti" lặn đâu?
vừa mùa hội cũng lặng thầm trong ý nghĩ.
Suốt nhũng phẩm làng phía Đông Kôm-pông Chàm
áo bộ đội và áo thanh niên xung phong sánh vai cùng bước
chúng tôi gặp nhau không một lời hẹn trước
chung một màu da hóa đồng-đội-ở-rừng
hát chung bài ca xa thành phố yêu thương.
Đêm Nô-en ngồi trên vạt cỏ ven đường
chung điếu thuốc cùng ôn bao kỷ niệm
tiệc "rê-vây-dông" là nồi chè thơm hương thốt nốt
nâng chén chúc nhau
nâng chén nhớ người tình.
Từ Mê-mông chúng tôi trở về Tổ quốc
đầu mùa mưa bì bõm lội rừng lầy
thương xiết bao những đôi chân không giày
lòng rộn ràng mà nước mắt ứa cay cay.
Những tháng ngày đánh giặc hướng Tây Ninh
chúng tôi sống giữa vô vàn biến động
một câu thơ nói thay nhiều ước vọng
(ông Hoàng Việt gọi đi, ông Hoàng Hiệp hẹn về)
Những này tạm dừng
đêm đêm ra Ca Tum uống một cốc cà phê
vài ly rượu đế
chuyện trò với cô chủ quản dăm câu nửa đùa nửa thật
bập bùng ánh đèn trứng vịt
mà như suốt một thời chiến đấu ở rừng xa.
Chúng tôi lên Lộc Ninh, làng Chín
bài ca nào ngày xua thức dậy
mẹ lại ngồi vót chông ...
Chiến trường bây giờ là thị trấn Xơ-nun
vượt sông Măng đầu mùa nước lũ
nơi trang sử Sư đoàn đã ghi dấu những chiến công
đội ngũ giờ lính thành phố đã đông
đã vuốt mắt nhau mà chẳng hề nao núng
một trăm lẻ năm ngày ở Xơ-nun ì ầm tiếng súng
một trăm lẻ năm ngày háo hức đợi nắng lên.
Sống cùng chúng tôi là những cái tên
khắc vội va vào thân cây cao su ứa nhựa
đất chiến hào thân quen chỗ tựa
nơi bạn ngã xuống rồi có bạn khác đứng thay
đêm ngủ hầm thao thức tiếng muỗi bay.
Bọn áo đen văn bám riết ban ngày
lính đặc nhiệm cứ tiền pháo hậu xung ầm ĩ
chúng đánh trận thiếu một cái đầu mưu trí
nên đến đêm chúng tôi cứ thoải mái hát và đàn
có đứa còn mê cái rên rỉ nhạc vàng
“Rừng lá thấp”…nghe bâng quơ, sầu não ruột
đặt tên chiến hào bằng tên đường quen thuộc
để nỗi nhớ thành phố xa cứ như ở bên mình.
Còn đâu giây phút rong chơi
nghe em hát mà lòng vơi nỗi buồn
nghe em hát bài Lên ngàn
trời mùa mưa cũng vội vàng nắng hanh
chút tâm tình gởi Lá xanh
chúng tôi còn trẻ cao đành quay lui
nhận đồng hương chút cho vui
nghe em nói, thấy em cười, thế thôi
trao kỷ vật dưới chân đồi
nụ hoa tím nói thay lời... chia tay.
Chúng tôi lính ra đi từ thành phố Hồ Chí Minh
đến chiến trường Miền Đông mới thật ít bộ đội
có đưa đã có vợ con
có thằng vừa qua tuổi Đội
có thằng ngày xua quen thói ăn chơi, sống vội
đứa cán bộ phong trào...
đều chung niềm tự hào
Là lính thành phố
và chung gian khổ
ở rừng.