Thơ » Việt Nam » Hậu Lê, Mạc, Trịnh-Nguyễn » Nguyễn Bỉnh Khiêm » Bạch Vân quốc ngữ thi tập » Bài 79 - Cảnh nhàn
Một mai, một cuốc, một cần câuBài thơ mở đầu bằng phép liệt kê kết hợp với điệp từ “một” đã gợi mở ra một cuộc sống đơn sơ, chất phác với những công cụ lao động quen thuộc của người dân quê. Một cuộc sống thuần phác, giản dị với “mai”, “cuốc” và “cần câu” nhưng an nhàn và thanh tao. Đặc biệt, hai chữ “thơ thẩn” kết hợp với nhịp thơ 2/2/3 một cách tài tình, đã gợi ra chân dung của Nguyễn Bỉnh Khiêm giữa chốn thôn quê dân dã. Đó là dáng điệu ung dung, thu thái của một nhà thơ, cũng là nhịp điệu cuộc sống thường nhật của nhân vật trữ tình. Thanh thản, tự tại là tâm thế con người đã xác định được lẽ sống của mình, rời xa cõi trần tục, lòng không vướng bận xung quanh. Câu thơ cũng là lời bày tỏ thái độ cự tuyệt đời sống thị thành, chối bỏ mọi sự nhập cuộc, tự tách mình khỏi thế nhân truỵ lạc để giữ khí thiết thanh tao.
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,Các nguyên liệu cho đời sống, không gian sinh hoạt đều rất bình dị, đơn sơ với “măng trúc”, “giá” là những món ăn dân dã sẵn có trong tự nhiên; “ao”, “hồ” là những bến nước thôn quê đơn sơ và bình dị. Đó là sự thể hiện một lối sống, một thái độ xử thế cầu nhàn không hề kham khổ mà trái lại nó toát lên vẻ thanh cao của nhân vật trữ tình. Con người giờ đây đã hoà hơp với thiên nhiên bốn mùa, với sự luân chuyển luân chuyển của thời gian và không thể tách khỏi thiên nhiên.
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.
Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ,Bằng nghệ thuật đối rất chỉnh, tác giả đã đối lập giữa cái “vắng vẻ” với “chốn lao xao”, giữa “ta” với “người”. Cái “lao xao” đó chính là nơi trần tục đầy những sự nhân vi, toan tính, bon chen mà Nguyễn Bỉnh Khiêm từng chiêm nghiệm, chán ghét và thể hiện trong nhiều bài thơ khác: “Thành thị vốn đua tranh giành giật”; “Vật vờ thành thị làm chi nữa”; “Đường lợi há theo thị tỉnh”… Đối lập lại, ông đề cao lối sống dân dã, thanh đạm, kiệm cần, đề cao “nơi vắng vẻ” và rất mực coi trọng tinh thần tự tại bằng một lối nói khiêm nhường “Ta dại…”. Đương nhiên, đó là một lối sống mới mẻ, có sự hấp dẫn bởi vẻ đẹp đạo lí, cách biệt với “thói đời”. Nếu nhìn cuộc sống ấy theo quan niệm đạo đức nhà nho một chiều, người ta không dễ dàng chấp nhận những mầm mống lối sống mới đó. Trên tất cả, ông đã hoà giải được những phức tạp nội tâm bằng tinh thần tự tại và thái độ gián cách với thế tục, đứng trên thế tục. Nhưng xét đến cùng, đó mới chính là cái khôn của bậc đại trí, quay lưng lại với danh lợi, sống một cuộc sông an nhàn để giữ cho tâm hồn thư thái.
Người khôn, người đến chốn lao xao.
Rượu, đến cội cây, ta sẽ uốngThi nhân đã nhắc đến giấc mộng dưới cây hoè của Thuần Vu Phần để thức tỉnh một chân lí: của cái, vật chất chỉ là ảo mộng, như một giấc chiêm chiêm bao, bất chợt đến rồi lại bất chợt đi. Phải trải qua tất cả cảnh đời, trường đời như thế rồi Nguyễn Bỉnh Khiêm mới đạt tới thế ứng xử văn hoá mang tinh thần triết lí về nhàn dật và tự tại. Một tinh thần nhàn dật và tự tại như thế nhiều khi biểu lộ cách nói hơn là hành động thực, một giải pháp tình thế hơn là chí hướng cả đời người, một sự độc tôn tâm trạng bất đắc dĩ hơn là khả năng tìm ra lối thoát tối ưu. Bởi xét đến cùng, giữa một xã hội đâu đâu cũng là hư danh, phú quý phù du, mấy ai được như Nguyễn Bỉnh Khiêm và Nguyễn Trãi để nhìn thấy lẽ đời, sự đời, để gìn giữ khí tiết thanh tao. Nhân vật trữ tình đã tìm đến cái say để tỉnh, dùng mộng để nói thực và thốt lên những chiêm nghiệm sâu sắc. Cũng như chính thi nhân đã bày tỏ rõ ràng trong Bài tựa tập thơ Am Bạch Vân: “Ôi, nói tâm là nói về cái chỗ mà chí đạt tới vậy, mà thơ lại là đề nói chí. Có kẻ chí để ở đạo đức, có kẻ chí để ở công danh, có kẻ chí để ở sự nhàn dật. Tôi lúc nhỏ chịu sự dạy dỗ của gia đình, lớn lên bước vào giới sĩ phu, lúc về già chí thích nhàn dật, lấy cảnh núi non sông nước làm vui…”
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao