Thơ » Hungary » Petőfi Sándor » Giăng Dũng sĩ
Đăng bởi hongha83 vào 08/06/2012 08:48
Másnap, amint az ég alja jövendölte,
Csakugyan szél támadt, mégpedig nem gyönge.
Zokogott a tenger hánykodó hulláma
A zugó fergeteg korbácsolására.
Volt a hajó népe nagy megijedésben,
Amint szokott lenni olyan vad szélvészben.
Hiába volt minden erőmegfeszítés,
Nem látszott sehonnan érkezni menekvés.
Sötét felhő is jön; a világ elborúl,
Egyszerre megdördül az égiháború,
Villámok cikáznak, hullnak szanaszerte;
Egy villám a hajót izről porrá törte.
Látszik a hajónak diribje-darabja,
A holttesteket a tenger elsodorja.
Hát János vitéznek milyetén sors jutott?
Őt is elsodorták a lelketlen habok?
Hej biz a haláltól ő sem volt már messze,
De mentő kezét az ég kiterjesztette,
S csodálatos módon szabadította meg,
Hogy koporsója a habok ne legyenek.
Ragadta őt a víz magasra, magasra,
Hogy tetejét érte már a felhő rojtja;
Ekkor János vitéz nagy hirtelenséggel
Megkapta a felhőt mind a két kezével.
Belekapaszkodott, el sem szalasztotta,
S nagy erőlködéssel addig függött rajta,
Mígnem a felhő a tengerparthoz ére,
Itten rálépett egy szikla tetejére.
Először is hálát adott az istennek,
Hogy életét ekkép szabadította meg;
Nem gondolt vele, hogy kincsét elvesztette,
Csakhogy el nem veszett a kinccsel élete.
Azután a szikla tetején szétnézett,
Nem látott mást, csupán egy grifmadár-fészket.
A grifmadár épen fiait etette,
Jánosnak valami jutott az eszébe.
Odalopózkodott a fészekhez lassan
És a grifmadárra hirtelen rápattan,
Oldalába vágja hegyes sarkantyúját,
S furcsa paripája hegyen-völgyön túlszállt.
Hányta volna le a madár nyakra-főre,
Lehányta volna ám, ha bírt volna véle,
Csakhogy János vitéz nem engedte magát.
Jól átszorította derekát és nyakát.
Ment, tudj' az isten hány országon keresztül;
Egyszer, hogy épen a nap az égre kerül:
Hát a viradatnak legelső sugára
Rásütött egyenest faluja tornyára.
Szent isten! hogy örült ennek János vitéz,
Az öröm szemébe könnycseppeket idéz;
A madár is, mivel szörnyen elfáradt már,
Vele a föld felé mindinkább közel jár.
Le is szállott végre egy halom tetején,
Alig tudott venni lélekzetet szegény,
János leszállt róla és magára hagyta,
És ment, elmerűlve mély gondolatokba.
"Nem hozok aranyat, nem hozok kincseket,
De meghozom régi hűséges szívemet,
És ez elég neked, drága szép Iluskám!
Tudom, hogy nehezen vársz te is már reám."
Ily gondolatokkal ért a faluvégre,
Érintette fülét kocsiknak zörgése,
Kocsiknak zörgése, hordóknak kongása;
Szüretre készűlt a falu lakossága.
Nem figyelmezett ő szüretre menőkre,
Azok sem ismertek a megérkezőre;
A falu hosszában ekképen haladott
A ház felé, ahol Iluskája lakott.
A pitvarajtónál be reszketett keze,
S mellében csakhogy el nem állt lélekzete;
Benyitott végtére - de Iluska helyett
Látott a pitvarban idegen népeket.
"Tán rosz helyen járok" gondolta magában,
És a kilincs megint volt már a markában...
"Kit keres kegyelmed?" nyájasan kérdezte
János vitézt egy kis takaros menyecske.
Elmondotta János, hogy kit és mit keres...
"Jaj, eszem a szívét, a naptól oly veres!
Bizony-bizony alighogy reáismértem,"
Szólott a menyecske meglepetésében.
"Jőjön be már no, hogy az isten áldja meg,
Odabenn majd aztán többet is beszélek."
Bevezette Jánost, karszékbe ültette,
S így folytatta ismét beszédét mellette:
"Ismer-e még engem? nem is ismer talán?
Tudja, én vagyok az a kis szomszédlány,
Itt Iluskáéknál gyakran megfordúltam..."
"Hanem hát beszéljen csak: Iluska hol van?"
Szavaiba vágott kérdezőleg János,
A menyecske szeme könnytől lett homályos.
"Hol van Iluska, hol?" felelt a menyecske,
"Szegény Jancsi bácsi!... hát el van temetve."
Jó, hogy nem állt János, hanem űlt a széken,
Mert lerogyott volna kínos érzésében;
Nem tudott mást tenni, a szívéhez kapott,
Mintha ki akarná tépni a bánatot.
Igy űlt egy darabig némán merevedve,
Azután szólt, mintha álmából ébredne:
"Mondjatok igazat, ugye hogy férjhez ment?
Inkább legyen férjnél, mintsem hogy odalent.
Akkor legalább még egyszer megláthatom,
S édes lesz nekem e keserű jutalom."
De a menyecskének orcáján láthatta,
Hogy nem volt hazugság előbbi szózata.
Trang trong tổng số 1 trang (1 bài trả lời)
[1]
Gửi bởi hongha83 ngày 08/06/2012 08:48
Như trời đã báo trước, hôm sau
Gió thổi lên không phải cơn gió nhẹ
Nghe xôn xao tiếng gầm sóng bể
Bão to quất mạnh lên đại dương
Như thường khi có gió thổi tung
Thủy thủ trên thuyền vô cùng sợ sệt
Cố gắng bao nhiêu cũng là bỏ hết
Quay về đâu, cũng hết cả ước mong
Ngày xám xịt dưới mây đen
Bão đến. Rập rờn sấm dội
Cả bốn bề dọc ngang chớp lóe
Một cơn sét phang gãy nát cột buồm
Đó đây trôi những mảnh thuyền
Trên sóng biển bập bềnh xác chết
Nhưng Giăng ra sao trong cơn bão thét?
Anh phải chăng là mồi lũ sóng bất nhân?
Ta có thể nói anh thấy cái chết rất gần
Nhưng trời chìa cho anh bàn tay cứu vớt
Và kỳ diệu kéo anh ra ngoài cái chết
Không muốn anh bị sóng biển bọc vải tang
Lên cao, lên cao, lên cao biển dâng
Đám mây viền cũng không xa đầu ngọn sóng
Thấy là làm, anh Giăng anh dũng
Bám chắc hai tay vào một đám mây
Anh cố bám anh không buông tay
Lấy hết sức mình đeo mây cho chắc
Cuối cùng thì mây về mặt đất
Anh thả tay rơi xuống ngọn núi đá xanh
Anh vội cám ơn Chúa Trời đã cứu anh
Nhờ cách đó giữ cho anh cuộc sống
Vàng bạc đã mất đi anh không cần lắm
Đẹp nhất là không mất cuộc sống quý hơn bạc vàng
Rồi dạo mắt trên ngọn núi đá xanh
Anh không thấy gì khác ngoài con đại bàng trong ổ
Chim đại bàng đang nhả mồi cho con nó
Một kế mới nảy mầm trong óc anh Giăng
Anh leo nhẹ nhàng lên ổ đại bàng
Nhảy xổ lên lưng chim không nói
Gót sắt thúc vào lưng chim dữ dội
Và con chim kỳ lạ bay qua núi qua thung
Con chim muốn làm sao đổ bộ anh Giăng
Hắn muốn đổ bộ anh Giăng xuống lắm
Nhưng đâu dễ thế. Anh Giăng ngăn hắn
Ôm không rời lưng khỏe với cổ chim
Và đi như thế, qua bao nước bao miền
Đến một ngày kia, tia nắng sáng
Mặt trời bình minh chân mây chói rạng
Trên làng anh lanh lảnh tiếng chuông nhà thờ
Đức Chúa Trời! Giăng Dũng sĩ vui sao!
Đến nỗi hai mắt anh rơi lệ
Con chim đại bàng ta mệt lả
Rơi tầng cao và đưa xuống đất anh Giăng
Hết cả hơi, gần chết, con vật đáng thương
Hạ cánh giữa một khu đồi trên đỉnh
Giăng đứng xuống đất, bỏ chim cho số phận
Và rời xa, suy nghĩ miên man
"Anh vẫn nghèo không, anh không đem bạc vàng
Nhưng đem về cho em trái tim trung thành hứa hẹn
Em I-lu thân yêu, thế là đủ lắm
Em chờ anh lâu mới nhìn thấy lại anh!"
Nghĩ như vậy, anh vừa đến những ngôi nhà đầu tiên
Xe cộ ồn ào, tai anh nghe rõ
Và tiếng vang vang những thùng đựng rượu
Trong làng sắp sửa gặt mùa nho
Nhưng Giăng không chú ý những kẻ đi làm mùa
Không một ai làm anh mới về chú ý
Anh đi theo đường dài khắp xã
Và đến nhà ngày xưa đã ở I-lu
Đây cái cổng. Run run anh đặt tay
Và ngập ngừng anh thấy hơi khó thở
Anh nhất quyết, anh bước vào; không phải
Không phải I-lu mà toàn những khuôn mặt không quen
Anh tự nhủ: "Có lẽ tôi nhầm"
Anh đưa tay vặn cửa
Một người đàn bà trẻ đẹp hỏi Giăng lễ độ:
"Xin anh cho biết anh muốn tìm ai?"
Giăng Dũng sĩ cho biết anh muốn kiếm gì
Người đàn bà trẻ ngạc nhiên bỗng nói:
"Ôi Giăng thân mến, người anh đen lại!
Tôi nhận ra anh cũng rất khó khăn
Mời anh vào, mong Chúa ban phép lành cho anh
Vào đây! Tôi sẽ nói với anh nhiều chuyện
Chị đưa Giăng vào và ngồi đối diện
Chị tiếp tục câu chuyện như sau:
"Anh nhớ tôi không? Chắc chẳng nhớ nào!
Anh nhìn tôi, tôi con gái nhà bên cạnh
Ngày nào tôi cũng đến đây, với I-lu người bạn"
"Được rồi, nhưng I-lu đâu, chị nói đi!"
Anh vừa nóng nảy thốt mấy lời
Cô bạn trẻ hai mắt bỗng đầy nước mắt
Cô bạn trả lời: "Anh hỏi I-lu đâu mất?
Ôi, anh Giăng, chị đã nằm mồ!"
Giăng đang ngồi. Tốt lắm, vì nghe lời cô
Nếu anh đứng thế nào anh cũng ngã
Anh chỉ có thể đưa lên ngực bàn tay co lạnh giá
Như để bứt nỗi đau thương
Anh đứng lặng giây lâu, mắt ngắm trừng trừng
Rồi anh nói, như mới vừa tỉnh mộng:
"Giấu làm chi? Cô lấy chồng rồi, cô đúng?
Tôi thích thế hơn, và mong cô sống ở đời
Tôi có thể thăm lại cô, một lần nữa thôi!
Ôi phần thưởng đắng cay! Ôi nỗi đau quý giá!"
Nhưng nét mặt cảm thương người bạn trẻ
Đủ chứng tỏ cô nói không sai