Tu nombre era Recabarren.
Bonachón, corpulento, espacioso,
clara mirada, frente firme,
su ancha compostura cubría,
como la arena numerosa,
los yacimientos de la fuerza.
Mirad en la pampa de América
(ríos ramales, clara nive,
cortaduras ferruginosas)
a Chile con su destrozada
biología, como un ramaje
arrancado, como un brazo
cuyas falanges dispersó
el tráfico de las tormentas.
Sobre las áreas musculares
de los metales y el nitrato,
sobre la atlética grandeza
del cobre recién excavado,
el pequeño habitante vive,
acumulado en el desorden,
con un contrato apresurado,
lleno de niños andrajosos,
extendidos por los desiertos
de la superficie salada.
Es el chileno interrumpido
por la cesantía o la muerte.
Es el durísimo chileno
sobreviviente de las obras
o amortajado por la sal.
Allí llegó con sus panfletos
este capitán del pueblo.
Tomó al solitario ofendido
que, envolviendo sus mantas rotas
sobre sus hijos hambrientos,
aceptaba las injusticias
encarnizadas, y le dijo:
“Junta tu voz a otra voz”,
“Junta tu mano a otra mano”.
Fue por los rincones aciagos
del salitre, llenó la pampa
con su investidura paterna
y en el escondite invisible
lo vio toda la minería.
Llegó cada “gallo” golpeado,
vino cada uno de los lamentos:
entraron como fantasmas
de pálida voz triturada
y salieron de sus manos
con una nueva dignidad.
En toda la pampa se supo.
Y fue por la patria entera
fundando pueblo, levantando
los corazones quebrantados.
Sus periódicos recién impresos
entraron en las galerías
del carbón, subieron al cobre,
y el pueblo besó las columnas
que por primera vez llevaban
la voz de los atropellados.
Organizó las soledades.
Llevó los libros y los cantos
hasta los muros del terror,
juntó una queja y otra queja,
y el esclavo sin voz ni boca,
el extendido sufrimiento,
se hizo nombre, se llamó Pueblo,
Proletariado, Sindicato,
tuvo persona y apostura.
Y este habitante transformado
que se construyó en el combate,
este organismo valeroso,
esta implacable tentativa,
este metal inalterable,
esta unidad de los dolores,
esta fortaleza del hombre,
este camino hacia mañana,
esta cordillera infinita,
esta germinal primavera,
este armamento de los pobres,
salió de aquellos sufrimientos,
de lo más hondo de la patria,
de lo más duro y más golpeado,
de lo más alto y más eterno
y se llamó Partido.
Partido
Comunista.
Ése fue su nombre.
Fue grande la lucha. Cayeron
como buitres los dueños del oro.
Combatieron con la calumnia.
“Este Partido Comunista
está pagado por el Perú,
por Bolivia, por extranjeros”.
Cayeron sobre las imprentas,
adquiridas gota por gota
con sudor de los combatientes,
y las atacaron quebrándolas,
quemándolas, desparramando
la tipografía del pueblo.
Persiguieron a Recabarren.
Le negaron entrada y paso.
Pero él congregó su semilla
en los socavones desiertos
y fue defendido el baluarte.
Entonces, los empresarios
norteamericanos e ingleses,
sus abogados, senadores,
sus diputados, presidentes,
vertieron la sangre en la arena,
acorralaron, amarraron,
asesinaron nuestra estirpe,
la fuerza profunda de Chile,
dejaron junto a los senderos
de la inmensa pampa amarilla
cruces de obreros fusilados,
cadáveres amontonados
en los repliegues de la arena.
Una vez a Iquique, en la costa,
hicieron venir a los hombres
que pedían escuela y pan.
Allí confundidos, cercados
en un patio, los dispusieron para la muerte.
Dispararon
con silbante ametralladora,
con fusiles tácticamente
dispuestos, sobre el hacinado
montón de dormidos obreros.
La sangre llenó como un río
la arena pálida de Iquique,
y allí está la sangre caída,
ardiendo aún sobre los años
como una corola implacable.
Pero sobrevivió la resistencia.
La luz organizada por las manos
de Recabarren, las banderas rojas
fueron desde las minas a los pueblos,
fueron a las ciudades y a los surcos,
rodaron con las ruedas ferroviarias,
asumieron las bases del cemento,
ganaron calles, plazas, alquerías,
fábricas abrumadas por el polvo,
llagas cubiertas por la primavera:
todo cantó y luchó para vencer
en la unidad del tiempo que amanece.
Cuánto ha pasado desde entonces.
Cuánta sangre sobre la sangre,
cuántas luchas sobre la tierra.
Horas de espléndida conquista,
triunfos ganados gota a gota,
calles amargas, derrotadas,
zonas oscuras como túneles,
traiciones que parecían
cortar la vida con su filo,
represiones armadas de odio,
coronadas militarmente.
Parecía hundirse la tierra.
Pero la lucha permanece.
Trang trong tổng số 1 trang (1 bài trả lời)
[1]
Gửi bởi hongha83 ngày 16/03/2012 18:44
Tên Người là Rê-ca-ba-ren
Người vạm vỡ, hiền lành, rộng rãi
Trán kiên trung, đôi mắt sáng ngời
Thân rộng lớn như cát nhiều trên bãi
Phủ che mỏ sinh lực tiềm tàng
Hãy nhìn lại vùng sa nguyên châu Mỹ
(sông toả chia, tuyết trắng long lanh
bao hầm mỏ dạt dào chất đất)
Xứ Chi Lê, toàn thân rắn chắc
bị rã rời, như cành cây
rơi rụng, như cánh tay
mà các đốt thảy lìa xa
trong ngọn sóng thương đau
Trên bề mặt vững vàng lực lưỡng
của tiêu thạch và những loài kim khác
trên hình vóc cao to
của chất đồng vừa khai thác
người dân nghèo nhỏ nhặt
sống chất chồng
trong hỗn loạn ngổn ngang
kèm theo mảnh hợp đồng
ký vội
Những trẻ em xơ xác
rải đầy trên sa mạc
mặn, mênh mông...
Đấy, người dân Chi Lê
chỉ thất nghiệp với tử thần
mới hòng ngăn cản nổi
Đấy, người dân Chi Lê
bền bỉ, dẻo dai
sống còn trong lao khổ
hay bị muối chôn vùi
Đây, vị thuyền trưởng của nhân dân đã đến
với những lời cáo trạng
Người gọi riêng kẻ khổ nhục, cô đơn
kẻ nào kia, với những mảnh chăn sờn
đã ấp ủ những đứa con đói khát
kẻ cam chịu cảnh bất công dồn dập
Người bảo cho:
"Đem tiếng nói
kết liên bao tiếng nói
đưa bàn tay
nối chặt những bàn tay"
Người đến cả những vùng xa heo hút
Người đã tìm kiếm khắp sa nguyên
cả vùng mỏ đã nhìn ra bóng dáng
của người cha
trong chỗ náu vô hình
Bao nhiêu kẻ đau thương đều đến cả
Những lời than tiếng khóc cũng tìm theo
như những bóng ma
tiếng nói nhạt mờ, khô khản
qua tay Ngưòi tôi luyện
họ ra về
tư thế khác xưa
Những việc ấy cả sa nguyên đều biết
Người đi khắp các miền trong đất nước
luyện người dân, nâng dậy
những lòng đau
những tờ báo in xong chưa ráo mực
đã vào ngay trong các bậc
tầng than
đã leo lên trên chất đồng vàng
và dân chúng kề môi hôn cột báo
lần đầu tiên
nâng tiếng nói kẻ lầm than
Những đơn độc đã được Người tổ chức
Những sách vở và những lời ca hát
Người mang theo
đến tận chốn hiểm nguy
Người tập họp những lời than tiếng khóc
nỗi đau thương dằng dặc mông mênh
đến hôm nay bỗng được có tên:
tên là Nhân dân
là Vô sản, Công đoàn
bỗng thành người. thành minh mẫn tinh khjoon
Cái người dân đã biến đổi
cái kẻ dạn dày trong chiến đấu
cái cơ thể hùng hậu này đây
cái hướng đi không hề chịu đổi thay
cái loại kim không bao giờ han rỉ
cái thành luỹ
của con người
cái khối đau thương kết chặt không rời
cái con đường tiến tới những ngày mai
cái dãy núi kéo dài vô tận
cái mùa xuân nảy thịnh những mầm non
cái vũ trang của những người cùng khổ
sinh ra từ trong chỗ đau thương
từ trong chỗ sâu xa của Tổ quốc
chỗ gay go, vùi dập vô cùng
chỗ cao cả và lâu dài hơn hết
những cái ấy đã lấy tên là Đảng
Đảng Cộng sản
Tên của Đảng là như thế đấy
Cuộc đấu tranh rộng rãi bao la
Bọn chúa vàng hau háu
vây Đảng ta
như một lũ diều hâu
Chúng tấn công bằng những lời vu cáo:
"Đảng Cộng sản là tay sai
của bè lũ Peru, Bolivia
của những người ngoại quốc
Chúng đánh phá nhà in
mua từng giọt
bằng mồ hôi chiến sĩ
chúng xông vào chiếm lấy
đốt phá, đập tan, vung vãi
cả cơ quan ấn loát của nhân dân
Chúng ám hại Rê-ca-ba-ren
Chúng nó cấm không cho Người qua lại
Như hạt giống trước kia đã rải
Người đã đem họp lại giữa hầm sâu
và đồn luỹ được giữ gìn bảo vệ
Trong khi đó cả một bầy đế quốc
Bắc Mỹ, Anh
cùng một lũ tay sai
những trạng sư, những nguyên lão,
những nghị viên, những chủ tịch
đã rải máu tha hồ trên cát
chúng vây bắt, giam cầm, chém giết
cả lực lượng của Chi Lê oanh liệt
cả nòi giống chúng ta
bên những con đường nhỏ
của sa nguyên vàng rộng bao la
chúng bỏ lại
những thánh giá của công nhân bị giết
những tử thi chồng chất lên nhau
dập vùi trong sóng cát
Một ngày nọ trên bến bờ I-kích
chúng gọi đến những con người
chỉ đòi được ăn no và được học
Chúng dồn họ trong sân, vây chặt
và sắp sẵn
đưa họ vào chỗ chết
Chúng dàn vũ khí
cẩn thận
từng li, từng tí
Và nhằm đống thợ thuyền ngổn ngang
đang ngái ngủ
Chúng xả vào
hàng loạt súng liên thanh
Trên cát mờ I-kích
máu tuôn đầy như một dòng sông
Dòng máu đỏ lan đi không xoá nổi
qua năm tháng vẫn cháy bùng lên mãi
như một đài hoa vĩnh viễn không tàn
Nhưng cuộc đề kháng vẫn còn sống mãi
Luồng ánh sáng do Rê-ca-ba-ren tổ chức
những lá cờ đỏ rực như son
đã đi từ hầm mỏ đến nông thôn
đẫ đến những đô thành
lăn theo những con đường sắt
và làm cho những luống cày
cũng vững như nền xi măng rắn chắc
đã tràn ra đường phố, quảng trường, trại ấp
đã vào trong nhà máy bụi mù sương
tới đồng xanh bát ngát bóng mùa xuân
Tất cả đều ca vang và chiến đấu đến cùng
trong thời gian đang bắt đầu nhất trí
Bao nhiêu việc đã xảy ra từ đó
bao nhiêu máu dồn lên trên máu
bao đấu tranh vùng dậy khắp nơi
Những giờ phút thành công rực rỡ
những thắng lợi thu dần từng bước nhỏ
những con đường bị thất bại, đắng cay
những vùng đen u tối như hầm đầy
Bọn phản bội tưởng cầm dao
cắt đôi cuộc sống
chúng đàn áp với muôn nghìn căm giận
và cuối cùng
là quân đội vũ trang
Trái đất tưởng chừng như sụp đổ
Nhưng đấu tranh tiếp tục không ngừng