Thơ » Pháp » Nicolas Boileau
Il n’est point de serpent, ni de monstre odieux,
Qui, par l’art imité, ne puisse plaire aux yeux ;
D’un pinceau délicat l’artifice agréable
Du plus affreux objet fait un objet aimable.
Ainsi, pour nous charmer, la Tragédie en pleurs
D’Œdipe tout sanglant fit parler les douleurs,
D’Oreste parricide exprima les alarmes,
Et, pour nous divertir, nous arracha des larmes.
Vous donc qui, d’un beau feu pour le théâtre épris,
Venez en vers pompeux y disputer le prix,
Voulez-vous sur la scène étaler des ouvrages
Où tout Paris en foule apporte ses suffrages,
Et qui, toujours plus beaux, plus ils sont regardés,
Soient au bout de vingt ans encor redemandés ?
Que dans tous vos discours la passion émue
Aille chercher le coeur, l’échauffe et le remue.
Si, d’un beau mouvement l’agréable fureur
Souvent ne nous remplit d’une douce terreur,
Ou n’excite en notre âme une pitié charmante,
En vain vous étalez une scène savante ;
Vos froids raisonnements ne feront qu’attiédir
Un spectateur toujours paresseux d’applaudir,
Et qui, des vains efforts de votre rhétorique
Justement fatigué, s’endort ou vous critique.
Le secret est d’abord de plaire et de toucher
Inventez des ressorts qui puissent m’attacher.
Que dès les premiers vers, l’action préparée
Sans peine du sujet aplanisse l’entrée.
Je me ris d’un acteur qui, lent à s’exprimer,
De ce qu’il veut, d’abord, ne sait pas m’informer,
Et qui, débrouillant mal une pénible intrigue,
D’un divertissement me fait une fatigue.
J’aimerais mieux encor qu’il déclinât son nom,
Et dît : « Je suis Oreste, ou bien Agamemnon »,
Que d’aller, par un tas de confuses merveilles,
Sans rien dire à l’esprit, étourdir les oreilles.
Le sujet n’est jamais assez tôt expliqué.
Que le lieu de la Scène y soit fixe et marqué.
Un rimeur, sans péril, delà les Pyrénées,
Sur la scène en un jour renferme des années.
Là, souvent, le héros d’un spectacle grossier,
Enfant au premier acte, est barbon au dernier.
Mais nous, que la raison à ses règles engage,
Nous voulons qu’avec art l’action se ménage ;
Qu’en un lieu, qu’en un jour, un seul fait accompli
Tienne jusqu’à la fin le théâtre rempli.
Jamais au spectateur n’offrez rien d’incroyable
Le vrai peut quelquefois n’être pas vraisemblable.
Une merveille absurde est pour moi sans appas :
L’esprit n’est point ému de ce qu’il ne croit pas.
Ce qu’on ne doit point voir, qu’un récit nous l’expose
Les yeux, en le voyant, saisiraient mieux la chose ;
Mais il est des objets que l’art judicieux
Doit offrir à l’oreille et reculer des yeux.
Que le trouble toujours croissant de scène en scène
À son comble arrivé se débrouille sans peine.
L’esprit ne se sent point plus vivement frappé
Que lorsqu’en un sujet d’intrigue enveloppé,
D’un secret tout à coup la vérité connue
Change tout, donne à tout une face imprévue
Trang trong tổng số 1 trang (1 bài trả lời)
[1]
Gửi bởi hongha83 ngày 11/09/2008 19:10
Dù là rắn hay loài vật nào kỳ lạ
Ta vẫn ưa nhìn khi nghẹ thuật mô phỏng thành công
Thủ pháp đáng yêu của ngọn bút tinh tường
Biến mọi cái gớm ghê thành đề tài hấp dẫn
Như Bi kịch kia đã làm ta say đắm
Khi nghe chàng Oedipe mình tắm máu khóc than
Hay Oreste nêu hận lòng con giết mẹ
Và để mua vui đã làm ta nhỏ lệ
Hỡi anh bạn thiết tha với sân khấu
Hãy đến đua tài bằng những vần thơ hùng tráng
Anh có muốn trình bày những công trình anh viết
Được dân chúng Paris hoan nghênh nhiệt liệt
Những sáng tác càng hay, càng hấp dẫn người xem
Hai mươi năm sau vẫn yêu cầu diễn lại
Những cảm xúc trong thơ anh phải làm sao tìm đến
Với con tim, làm tâm huyết sục sôi
Chẳng ích chi khi diễn một màn bác học
Cơn giận nhẹ nhàng trong một hành vi đẹp mắt
Không gây cho ta nỗi "sợ hãi" êm đềm
Hay không gợi cho ta "một tình thương trong sáng"
Những lý luận vu vơ chỉ gây thêm lạnh nhạt
Cho người xem vốn lười biếng vỗ tay
Và mặc dù anh cố gắng nói cho hay
Họ mệt mỏi, ngáy khò khò hay la ó
Bí quyết thành công là gây sự thú vui và lòng rung cảm
Dẫn dắt người xem đến nút cởi tài tình
Phải có những vần thơ ngâm lúc mở màn
Đưa vai sắm dễ dàng vào cuộc
Thật đáng chê người diễn viên khó khăn diễn đạt
Muốn nói gì, chẳng ai hiểu ra sao
Tình tiết có lẽ chẳng biết trình bày
Chẳng thích thú, người nghe càng thêm mệt
Thà cứ xướng danh: Tôi là Oreste, tôi là Agamemnon
Còn hơn nói những điều mơ hồ kỳ lạ
Nghe không hiểu, làm ù tai khán giả
Làm mất thời gian không hiểu nổi chủ đề
Bối cảnh chuyện xảy ra phải cố định, rõ ràng
Có một "nhà thiow bên kia dãy núi Pyrénées, vẫn vô sự bình an
Khi rút gọn nhiều năm trong một ngày trên sân khấu
Nhân vật chính ở đây, trong vở kịch trình bày thô thiển
Hồi một là trẻ con, đến hồi cuối: ông già
Còn với chúng ta mà lý trý yêu cầu
Nghệ thuật phải đi vào bố cục
Phải làm sao ở một nơi, một ngày, một việc xảy ra hoàn tất
Cho đến khi kết thúc diễn trình
Đừng bao giờ trình bày những việc khó tin:
Sự thực đôi khi lại là điều phi lý
Tôi chẳng thích điều diệu kỳ vô lý:
Trí chẳng tiếp thu khi không có lòng tin
Điều chẳng nên xem, ta diễn tả bằng lời
Tuy tai nghe không bằng mắt thấy
Nhưng nghệ thuật hợp tình lại muốn ta nghe
Những sự việc không nên nhìn bằng mắt
Sự hồi hộp mong được tăng lên qua các lớp
Đến tột cùng được tháo gỡ êm ru
Trí óc ta chẳng bao giờ bị tác động mạnh như khi bị bất ngờ
nhưng đứng trước một chủ đề nhiều tình tiết
Đùng một cái phanh phui điều bí mật
Làm mọi cái đổi thay với tình huống không ngờ.