Nguyễn Thị Manh Manh 阮氏萌萌 (1914-2005) thường ký tắt là Manh Manh, tên thật là Nguyễn Thị Kiêm 阮氏兼, còn có bút hiệu là Mym, Nguyễn Văn Mym, Lệ Thuỷ, có lúc dùng tên Nguyễn Thị Kim, sinh tại tỉnh Gò Công, là con của tri huyện Nguyễn Đình Trị, tục danh Huyện Trị, nghị viên thành phố Sài Gòn - Chợ Lớn thời bấy giờ.
Thuở nhỏ nữ sĩ bà học ở trường Ecole des Jeunnes Files Annamites, cũng có tên là Nữ học đường Sài Gòn, thường được gọi là trường Áo Tím, sau đổi là trường Gia Long, sau 1975 đổi tên là trường Nguyễn Thị Minh Khai. Sau khi tốt nghiệp bằng thành chung, bà dạy học tại trường này một thời gian, đồng thời cộng tác với một số báo như Công luận, Nữ lưu, Việt Nam, Phụ nữ tân văn… Bà tích cực tham gia hoạt động trong các hội Nữ lưu học hội, Hội Dục anh, thành lập Hội Cựu học sinh Trường nữ học đường Sài Gòn, bà giữ chức Tổng thư ký hội này.
Hưởng ứng đề xướng Thơ mới của Phan Khôi, nữ sĩ đã sáng tác, đăng đàn diễn thuyết cổ vũ cho phong trào thơ mới, nhờ đó Thơ mới vượt khỏi bao chướng ngại do hàng nghìn năm khuôn sáo của làng “Thơ cũ”.
Năm 1937, nữ sĩ kết duyên với ông Trương Văn Em người Hà Tiên, cũng là nhà giáo, nhà thơ với bút hiệu Lư Khê. Nhưng họ sống với nhau không lâu. Sau khi đứa con đầu lòng mất và bà không thể có con được nữa, hai người thoả thuận chia tay. Năm 1950, bà lấy chồng người Pháp và qua Pháp định cư rồi mai danh ẩn tích từ đó. Bà qua đời trong một nhà dưỡng lão ở Paris ngày 26-1-2005.
Nguyễn Thị Manh Manh 阮氏萌萌 (1914-2005) thường ký tắt là Manh Manh, tên thật là Nguyễn Thị Kiêm 阮氏兼, còn có bút hiệu là Mym, Nguyễn Văn Mym, Lệ Thuỷ, có lúc dùng tên Nguyễn Thị Kim, sinh tại tỉnh Gò Công, là con của tri huyện Nguyễn Đình Trị, tục danh Huyện Trị, nghị viên thành phố Sài Gòn - Chợ Lớn thời bấy giờ.
Thuở nhỏ nữ sĩ bà học ở trường Ecole des Jeunnes Files Annamites, cũng có tên là Nữ học đường Sài Gòn, thường được gọi là trường Áo Tím, sau đổi là trường Gia Long, sau 1975 đổi tên là trường Nguyễn Thị Minh Khai. Sau khi tốt nghiệp bằng thành chung, bà dạy học tại trường này một thời gian, đồng thời cộng tác với một số báo như Công luận, Nữ lưu, Việt Nam, Phụ nữ tân văn… Bà tích cực tham gia hoạt động trong các hội Nữ lưu học hội, Hội Dục anh, thành lập…