Tạo ngày 25/09/2008 01:59 bởi
Vanachi Nguyễn Gia Châu (1678-1757) tên chữ là Thanh Lăng, thuỵ Đoan Cẩn, là con Bỉnh quận công Nguyễn Gia Đa. Quê làng Liễu Ngạn, huyện Siêu Loại, trấn Kinh Bắc; nay là thôn Liễu Ngạn, xã Ngũ Thái, huyện Thuận Thành, tỉnh Hà Bắc.
Nguyễn Gia Châu (sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục chép là Nguyễn Minh Châu, Văn bia Long đức nhị niên tiến sĩ đề danh ký chép là Nguyễn Minh Chu) xuất thân quan võ. Năm Chính Hoà thứ 20 (1699) triều Lê, ông mới 23 tuổi đã được chú Trịnh căn cử đi kinh ký ở Quốc phủ và giữ Ngũ hồ. Năm 1704 giữ chức Đô chỉ huy Thiêm sự, quản uỷ và được cử đi trấn thủ lần lượt các xứ An Quang, Kinh Bắc, Sơn Nam, Thanh Hoá. Từ năm Vĩnh Thịnh thứ 8 (1712) đến năm Cảnh Hưng thứ 13 (1752) trong vòng 40 năm Nguyễn Gia Châu liên tiếp thông suất xứ Nghệ An và châu Bố Chính.
Người bấy giờ gọi là "Lưu Đồn Chúa". Năm 1733, làm Đề điệu khoa Quý Sửu, niên hiệu Long Đức. Năm 1754 giữ chức Thự phủ sự, Đại tư đồ, đứng đầu võ ban. Mất năm Đinh Sửu (1757), thọ 80 tuổi, được bao phong Ý Túc Trung Vũ Đại vương, cấp việc cúng tế cho hai xã và ban cho 5 mẫu ruộng liêm điền.
Gia phả cho biết: "Thời gian ở Nghệ An, những lúc công việc nhàn rỗi, ngài lại cùng bọn nho sĩ giảng bàn kinh nghĩa. Cũng có khi hứng chí làm thơ...".
Nguyễn Gia Châu là ông nội của Nguyễn Gia Thiều (tác giả "Cung oán ngâm khúc").
Nguồn: Tạp chí Hán Nôm, số 2/1995
Nguyễn Gia Châu (1678-1757) tên chữ là Thanh Lăng, thuỵ Đoan Cẩn, là con Bỉnh quận công Nguyễn Gia Đa. Quê làng Liễu Ngạn, huyện Siêu Loại, trấn Kinh Bắc; nay là thôn Liễu Ngạn, xã Ngũ Thái, huyện Thuận Thành, tỉnh Hà Bắc.
Nguyễn Gia Châu (sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục chép là Nguyễn Minh Châu, Văn bia Long đức nhị niên tiến sĩ đề danh ký chép là Nguyễn Minh Chu) xuất thân quan võ. Năm Chính Hoà thứ 20 (1699) triều Lê, ông mới 23 tuổi đã được chú Trịnh căn cử đi kinh ký ở Quốc phủ và giữ Ngũ hồ. Năm 1704 giữ chức Đô chỉ huy Thiêm sự, quản uỷ và được cử đi trấn thủ lần lượt các xứ An Quang, Kinh Bắc, Sơn Nam, Thanh Hoá. Từ năm Vĩnh Thịnh thứ 8 (1712) đến năm Cảnh Hưng thứ 13 (1752) trong vòng 40 năm Nguyễn Gia Châu liên tiếp thông suất xứ Nghệ An và châu Bố Chính.
Người bấy…