Tạo ngày 31/10/2018 16:26 bởi
Vanachi Nguyễn Văn Vĩnh 阮文永 (15/6/1882 - 2/5/1936) là nhà tân học, nhà báo, nhà văn, nhà phiên dịch, nhà chính trị đầu thế kỷ 20. Khi viết bài, ông ký nhiều bút danh Tân Nam Tử, Quan Thành, Tông Gia, Lang Gia, Mũi Tẹt Tử, Đào Thị Loan,... Ông sinh tại nhà số 46 phố Hàng Giấy, Hà Nội. Cha là ông Nguyễn Văn Trực, nguyên quán làng Phượng Vũ, xã Phượng Dực, thuộc phủ Thường Tín, tỉnh Hà Đông (nay là huyện Phú Xuyên). Gia đình ông Trực đông con, từ 1882 tới 1890 hai ông bà sinh được hai con trai là Nguyễn Văn Vĩnh và Nguyễn Văn Thọ cùng 5 người con gái. Một mình bà Trực mưu sinh bằng cách về các vùng quê mua hàng gánh ra chợ Đồng Xuân gần nhà bán. Để đỡ gánh nặng, ông Trực đã cho con cả Nguyễn Văn Vĩnh, lúc đó 8 tuổi, đi làm nghề kéo quạt ở trường thông ngôn của Pháp ở Đình Yên Phụ, Hà Nội.
Nguyễn Văn Vĩnh theo học ở trường Collège des Interprètes du Tonkin, tốt nghiệp năm 1893 và vào lớp thông ngôn tập sự ngạch Toà công sứ cùng với 40 học sinh của khoá học, và đỗ thứ 12 khi mới 10 tuổi. Năm 14 tuổi, ông được tuyển đi làm thông ngôn ở toà sứ Lào Cai. Một năm làm thông ngôn tại Lào Cai, ông đã tích luỹ thêm nhiều kiến thức. Khi đoàn chuyên gia được chuyển về Hải Phòng chuẩn bị cơ sở vật chất để xây dựng đường sắt, ông cũng được chuyển về Toà sứ Hải Phòng theo họ. Hàng ngày được giao tiếp với thuỷ thủ của các tàu Pháp, Anh, Hoa, ông đã học thêm tiếng Trung Quốc và tiếng Anh để thuận tiện cho công việc hàng ngày. Sau 3 tháng, ông đã dịch được hai thứ tiếng này đủ để đoàn chuyên gia Pháp làm việc.
Nhận thấy là dân ta không có chữ riêng, phải dùng chữ Nôm khó học, ý nghĩ phát triển chữ Quốc ngữ dễ học để giúp cho nhiều người học hỏi mở mang kiến thức bắt đầu nhen nhúm, ông thử dịch những bài văn hay của Pháp ra Quốc ngữ, bắt đầu bằng những bài thơ ngụ ngôn của La Fontaine.
Năm 1897-1905, ông chuyển về Toà sứ Hải Phòng và Bắc Ninh (tỉnh Bắc Giang lúc đó bao gồm cả Bắc Ninh). Thời gian làm việc ở Hải Phòng, ông làm cộng tác viên cho tờ Courrier d’Hai Phong (Thư tín Hải Phòng) và tờ Tribune Indochinoise (Diễn đàn Đông Dương). Cuối năm 1905, khi ông công sứ được đề bạt lên làm Đốc lý tại Hà Nội, ông được điều về theo.
Khi toàn quyền Beau sang thay Paul Doumer, chủ trương mở mang học hành, lập các tổ chức y tế và hội thiện, Hauser được giao nhiệm vụ vận động và giúp đỡ người Việt làm đơn và thảo điều lệ xin phép lập trường học, hội đoàn, đệ lên phủ thống sứ để duyệt. Hauser giao hết việc này cho ông, vì vậy ông đã trở thành sáng lập viên của các hội và các trường thời bấy giờ như Trường Đông Kinh nghĩa thục, Hội Trí tri, Hội Dịch sách,...
Năm 1906, ông xin thôi làm công chức và trở thành nhà báo tự do, là người Việt Nam đầu tiên gia nhập Hội nhân quyền Pháp. Tiếp đó, ông hợp tác với tờ Đại Nam đồng văn nhật báo xuất bản bằng chữ Hán. Năm 1907, tờ báo đổi tên thành Đăng cổ tùng báo (Khêu đèn gióng trống), in bằng cả chữ Nho và chữ Quốc ngữ, ông được cử là chủ bút. Đây là tờ báo tiếng Việt đầu tiên ở Bắc Kỳ.
Năm 1907, Pháp đóng cửa Đông Kinh nghĩa thục, bắt Phan Chu Trinh. Ông là người Việt Nam duy nhất cùng với bốn người Pháp đồng ký tên đòi trả tự do cho Phan Chu Trinh, khiến Nguyễn Văn Vĩnh bị chính quyền thực dân gọi lên đe doạ gay gắt. Năm 1908, Pháp đã đóng cửa Đăng cổ tùng báo, đồng thời cấm Nguyễn Văn Vĩnh diễn thuyết, lưu hành và tàng trữ các ấn phẩm của phong trào Đông Kinh nghĩa thục. Tuy nhiên, năm 1908, ông được bầu vào Hội đồng Thành phố Hà Nội. Cùng năm này, ông xin ra tờ Notre Journal (Nhật báo của chúng ta) xuất bản bằng tiếng Pháp. Năm 1909, ông lại xin ra tờ Notre Revue (Tạp chí của chúng ta) cũng bằng tiếng Pháp. Báo ra được 12 số, ông được mời vào Sài Gòn làm cố vấn cho tờ Lục tỉnh tân văn.
Năm 1913, ông trở lại Hà Nội làm chủ bút tuần báo Đông Dương tạp chí (do Schneider lập vào ngày 15-3-1913). Đây là tờ báo đầu tiên ở Việt Nam quy tụ được hầu hết các nhân sĩ hàng đầu cả Nho học lẫn Tân học trong cơ quan biên tập của tờ báo, đồng thời cũng là tờ báo đầu tiên ở Việt Nam dạy người dân cách làm văn bằng chữ Quốc ngữ. Sau đó, ông được bầu vào Hội đồng Tư vấn Bắc Kỳ (sau đổi làm Viện dân biểu). Năm 1914, ông kiêm luôn chức chủ bút tờ Trung Bắc tân văn cũng do Schneider sáng lập.
Năm 1919, Đông Dương tạp chí ngừng xuất bản. Thay thế nó là tờ Học báo, có chuyên đề về giáo dục do Trần Trọng Kim lo việc bài vở, Nguyễn Văn Vĩnh làm chủ nhiệm. Cũng trong năm này, ông Vĩnh mua tờ Trung Bắc tân văn và cho ra hàng ngày, là tờ nhật báo đầu tiên trong lịch sử báo chí ở Việt Nam. Năm 1927, ông cùng với E. Vayrac lập tủ sách Âu Tây tư tưởng (La pensée de l’Occident), rồi tổ chức in và phát hành các đầu sách do ông dịch thuật.
Năm 1929, ông được bầu vào Hội đồng Kinh tế và tài chính Đông Dương. Năm 1931, ông lập tờ L’Annam Nouveau (Nước Nam mới) in hoàn toàn bằng tiếng Pháp với mục đích bảo vệ chủ thuyết Trực trị do ông đề xướng và chống lại phái đối lập có chủ trương thực hiện đường lối Quân chủ lập hiến. Đồng thời việc xuất bản bằng Pháp văn không phải xin phép chính quyền theo luật định. Ông làm chủ nhiệm kiêm chủ bút cho đến khi mất 1936. Tờ báo này đã đoạt được giải thưởng Grand Prix tại Hội chợ báo chí thuộc địa tổ chức tại Paris năm 1932.
Năm 1932, ông đi dự họp Đại hội đồng Kinh tế Tài chính Đông Dương tại Sài Gòn. Trong một buổi họp, ông đã thay mặt giới doanh nghiệp phản đối việc chuyển đồng tiền Đông Dương từ ngân bản vị sang kim bản vị, vì điều đó chỉ có lợi cho ngân hàng Pháp, nhưng lại có hại cho nền kinh tế Đông Dương. Khi đang họp thì Nguyễn Văn Vĩnh nhận được trát của toà án đòi tịch biên toàn bộ gia sản vì, sau nhiều lần “mặc cả” giữa chính quyền và Nguyễn Văn Vĩnh, nhà cầm quyền đòi Nguyễn Văn Vĩnh phải chấp nhận 3 điều kiện: (1) Chấm dứt việc đả phá Triều đình Huế và quan Thượng thư Phạm Quỳnh, (2) Đồng ý vào Huế làm thượng thư, (3) Dừng toàn bộ việc viết báo. Thay vì không chấp nhận các điều kiện trên, ông sẽ bị đòi nợ bằng hình thức xiết nợ (bắt buộc phải trả mặc dù khế ước vay là 20 năm) do đã vay một khoản tiền lớn của Ngân hàng Đông Dương dùng để mở Trung tâm sách Âu Tây tư tưởng năm 1927. Năm 1935, Chính quyền đổi ba điều kiện nêu trên với Nguyễn Văn Vĩnh còn tệ hại hơn và bắt buộc phải chọn một điều kiện, đó là: (1) Chấm dứt toàn bộ việc viết, (2) Chấp nhận đi tù (dù chỉ một ngày), (3) Sang Lào tìm vàng để trả nợ!
Tháng 3-1936, Nguyễn Văn Vĩnh quyết định đi tìm vàng để trả nợ. Ông sang Sê Pôn (Lào) với một người Pháp có tên là A. Climentte. Người này lấy vợ Việt Nam, có đồn điền tại tỉnh Hưng Yên và cũng đang ngập nợ vì làm ăn thua lỗ. Ngày 1-5-1936, người ta tìm thấy Nguyễn Văn Vĩnh một mình trên con thuyền độc mộc, một tay vẫn cầm bút và tay kia cầm quyển sổ, trôi giữa dòng Sê Băng Hiêng (tên một nhánh của sông Sê Pôn). Người dân địa phương đưa con thuyền cập vào chân cầu Sê Pôn để chuyển lên trạm y tế Sê Pôn cứu chữa, nhưng đã quá muộn. Nhà cầm quyền loan báo Nguyễn Văn Vĩnh qua đời vì sốt rét và kiết lỵ. Sau đó, thi hài Nguyễn Văn Vĩnh đã được Hội Tam điểm tổ chức đưa về Hà Nội để cử hành tang lễ trong 3 ngày, từ 6 đến 8-5-1936. Tại buổi lễ tang, đông đảo giới báo chí của cả ba kỳ đã đến tiễn đưa ông dưới dòng chữ: “Kính viếng Ông tổ của nghề báo”. Về sau mộ phần của ông được con cháu đưa về quê Phượng Dực, Phú Xuyên.
Nguyễn Văn Vĩnh 阮文永 (15/6/1882 - 2/5/1936) là nhà tân học, nhà báo, nhà văn, nhà phiên dịch, nhà chính trị đầu thế kỷ 20. Khi viết bài, ông ký nhiều bút danh Tân Nam Tử, Quan Thành, Tông Gia, Lang Gia, Mũi Tẹt Tử, Đào Thị Loan,... Ông sinh tại nhà số 46 phố Hàng Giấy, Hà Nội. Cha là ông Nguyễn Văn Trực, nguyên quán làng Phượng Vũ, xã Phượng Dực, thuộc phủ Thường Tín, tỉnh Hà Đông (nay là huyện Phú Xuyên). Gia đình ông Trực đông con, từ 1882 tới 1890 hai ông bà sinh được hai con trai là Nguyễn Văn Vĩnh và Nguyễn Văn Thọ cùng 5 người con gái. Một mình bà Trực mưu sinh bằng cách về các vùng quê mua hàng gánh ra chợ Đồng Xuân gần nhà bán. Để đỡ gánh nặng, ông Trực đã cho con cả Nguyễn Văn Vĩnh, lúc đó 8 tuổi, đi làm nghề kéo quạt ở trường thông ngôn của Pháp ở Đình Yên Phụ, Hà Nội.
Nguyễn Văn…
Thơ dịch tác giả khác