Đăng bởi hoalucbinh vào 24/06/2006 15:38, đã sửa 6 lần, lần cuối bởi Vanachi vào 13/06/2017 08:40

Bài thơ đầu anh viết tặng cho em
Là bài thơ anh kể về đôi dép
Khi nỗi nhớ ở trong lòng da diết
Những vật tầm thường cũng viết thành thơ

Hai chiếc dép kia gặp gỡ tự bao giờ
Có yêu nhau đâu mà chẳng rời nửa bước
Cùng gánh vác những nẻo đường xuôi ngược
Lên thảm nhung, xuống cát bụi, cùng nhau

Cùng bước, cùng mòn, không kẻ thấp người cao
Cùng chia sẻ sức người đời chà đạp
Dẫu vinh, nhục không đi cùng người khác
Số phận chiếc này phụ thuộc ở chiếc kia.

Nếu ngày nào một chiếc dép mất đi
Mọi thay thế đều trở nên khập khiễng
Giống nhau lắm nhưng người đi sẽ biết
Hai chiếc này chẳng phải một đôi đâu

Cũng như mình trong những lúc vắng nhau
Bước hụt hẫng cứ nghiêng về một phía
Dẫu bên cạnh đã có người thay thế
Mà trong lòng nỗi nhớ cứ chênh vênh

Đôi dép vô tri khăng khít bước song hành
Chẳng thề nguyện mà không hề giả dối
Chẳng hứa hẹn mà không hề phản bội
Lối đi nào cũng có mặt cả đôi.

Không thể thiếu nhau trên những bước đường đời
Dẫu mỗi chiếc ở một bên phải - trái
Như tôi yêu em ở những điều ngược lại
Gắn bó đời nhau vì một lối đi chung.

Hai mảnh đời thầm lặng bước song song
Sẽ dừng lại khi chỉ còn một chiếc
Chỉ còn một là không còn gì hết
Nếu không tìm được chiếc thứ hai kia.


Theo thông tin từ tác giả, bài thơ này được sáng tác năm 1995, được đăng lần đầu trên tạp chí Thế giới mới số ngày 15-12-1997, khi đó tác giả là sinh viên lớp Văn 1K, ĐH Sư phạm TP Hồ Chí Minh, tham gia câu lạc bộ thơ văn tại Nhà văn hoá Thanh niên TP Hồ Chí Minh với thành phần đa số là sinh viên. Một lần, cô bạn trong câu lạc bộ đánh đố: Chiếc dép bên nào sẽ mòn trước? Đêm về, anh chợt liên tưởng đến tình yêu và sự song hành của đôi dép, và viết ra bài thơ này.

Bài thơ này sau đó đã được giải hai chương trình Tiếng thơ sinh viên năm 1998 của Nhà văn hoá Thanh niên. Nhà thơ Lê Minh Quốc đã nhận định về bài thơ như sau: “Đến với một bài thơ hay, có nhiều đường đến và nhiều hướng để cảm nhận. Với tôi, tôi nghĩ trong đời nếu có một người để mình da diết thương, mình cuồng nhiệt yêu, mình điên cuồng nhớ... thì đó đã là một hạnh phúc. Hạnh phúc vì tin rằng dù được hoan lạc yêu hay não nùng tình phụ thì những cuộc tình đẹp vẫn tồn tại và có thật ở trên đời. Trong suy nghĩ đó, tác giả Nguyễn Trung Kiên là một người hạnh phúc. Anh đã gieo cho bạn đọc một niềm tin như thế.”

Tuy nhiên, trong một thời gian dài, bài thơ này đã được lưu truyền rộng rãi trên mạng bằng một số dị bản với tiêu đề Bài thơ đôi dép mà không có thông tin về tác giả cũng như bản chính thức, dẫn đến nhiều tranh cãi và thông tin sai lệch.

[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]

 

Xếp theo:

Trang trong tổng số 2 trang (12 bài trả lời)
[1] [2] ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Bài thơ đầy đủ .

Bài thơ về đôi dép
(Nguyễn Trung Kiên)

Bài thơ đầu anh viết tặng em
Là bài thơ nói về đôi dép
Khi nỗi nhớ trong lòng da diết
Những vật tầm thường cũng viết thành thơ

Hai chiếc dép kia gặp gỡ tự bao giờ
Có yêu đâu mà chẳng rời nữa bước
Cũng gánh vác những nẻo đường xuôi ngược
Lên thãm nhung, xuống cát bụi cùng nhau


Cùng bước cùng mòn không kẻ thấp người cao
Cùng chia sẻ sức người chà đạp
Dẫu vinh nhục không đi cùng người khác
Số phận chiếc này phụ thuộc chiếc kia

Nếu ngày nào một chiếc dép mất đi
Mọi thay thế sẽ trỡ thành khập khễnh
Giống nhau lắm nhưng người đi sẽ biết
Hai chiếc này chẳng phải một đôi đâu

Cũng như mình trong những phút vắng nhau
Bước hụt hẫng cứ nghiêng về một phía
Dẫu bên cạnh đã có người thay thế
Mà trong lòng nỗi nhớ cứ chênh vênh

Đôi dép vô tư khắn khít bước song hành
Chẳng thề nguyền mà không hề giả dối
Chẳng hứa hẹn mà không hề phản bội
Lối đi nào cũng có mặt có đôi

Không thiếu nhau trên những bước đường đời
Dẫu mỗi chiếc có một bên phải trái
Nhưng anh yêu em bởi những điều ngược lại
Gắn bó đời nhau bởi một bước đi chung

Hai mảnh đời thầm lặng bước song song
Sẽ dừng lại khi chỉ còn một chiếc
Chỉ còn một là không còn gì hết
Nếu không tìm được chiếc thứ hai kia

Cuộc đời ta mãi mãi chẳng xa lìa
Mất một chiếc, chiếc kia vào sọt rác
Hay cố lê bên những gì phế thải
Sống âm thầm nơi xó góc tối đen

Rồi ngày kia buồn chán không ánh đèn
Chiếc còn lại cũng ra đi vĩnh viễn
Ngày ra đi không một người đưa tiễn
Nhưng vui lòng vì gặp lại chiếc kia

Một nơi xa hai chiếc chẳng chia lìa
Vì đã thoát khỏi cảnh đời ô trọc
Không hơn thua ghét ghen hay lừa lọc
Bước song hành một dạ đến ngàn thu "


3 khổ thơ cuối không được phổ biến nên ít người biết .
Sống làm con sóng .
163.62
Trả lời
Ảnh đại diện

Bài thơ đôi dép tác giả Thuận Hoá

Bài thơ này là bài thơ có nhiều tranh cãi nhất, và là bài thơ nổi tiếng thịnh hành trên mạng...Nhưng qua nhiều thảo luận cuối cùng tác giả thật sự của bài thơ là Thuận Hoá, bài thơ ra đời năm 1965. Bài thơ đựoc tác giả viết tặng cho cô gái Ý Nhi, sau khi hy sinh chỉ để lại duy nhất đôi dép:

Thân gởi Công Tằng Tôn Nữ Ý Nhi
(Hy sinh mùa xuân năm 1968, vừa tròn 21 tuổi. Biệt động thành Huế để lại một đôi dép)

Ý Nhi ra đi không bao giờ trở lại. Để lại đôi dép này là nỗi nhớ nỗi thương).

ĐÔI DÉP

Vần thơ đầu anh viết tặng cho em
Là vần thơ anh viết về đôi dép
Khi anh nhớ ở trong lòng da diết
Đôi dép tầm thường cũng viết thành thơ

Hai chiếc dép gặp gỡ tự bao giờ
Có yêu nhau đâu mà chẳng rời nhau nửa bước
Đi làm Cách mạng những nẻo đường xuôi ngược
Từ bắc vào nam cát bụi cùng nhau

Cùng bước cùng mòn không kẻ thấp người cao
Cùng chung chia sẻ sức người đời chà đạp
Khi vinh nhục không đi cùng người khác
Số phận chiếc này phụ thuộc chiếc kia

Nếu một ngày một chiếc mất đi
Mọi thay thế đều trở nên khập khiễng
Giống nhau lắm nhưng người đi sẽ biết
Hai chiếc này chẳng phải một đôi đâu.

Cũng như mình trong những lúc vắng nhau
Bước hụt hẫng cứ nghiêng về một phía
Dẫu bên cạnh đã có người thay thế
Mà trong lòng... nỗi nhớ Ý Nhi ơi!

Đôi dép vô tư khắng khít bước song hành
Chẳng thề nguyền mà không hề giả dối
Chẳng hứa hẹn nhưng không hề phản bội
Lối đi nào cũng có mặt cả đôi

Không thiếu nhau trên những bước đường đời
Dẫu một chiếc ở mỗi bên phải trái
Như tôi yêu em bởi những điều ngược lại
Gắn bó đời nhau bằng một lối đi chung

Hai chúng mình thầm lặng bước song song
Sẽ dừng lại khi chỉ còn một chiếc
Chỉ còn một là không còn gì hết
Như anh và em... thương lắm Ý Nhi ơi!

tác giả Thuận Hóa

Tôi là con bé dở hơi
Mẹ sinh tôi chẳng chọn nơi, chọn thời
Khi tôi mở mắt chào đời
Quê mùa lọt giữa đất người thành đô

53.40
Trả lời
Ảnh đại diện

Bài Thơ Đôi Dép

TrườngPhiBào:Bài thơ này là bài thơ có nhiều tranh cãi nhất, và là bài thơ nổi tiếng thịnh hành trên mạng...Nhưng qua nhiều thảo luận cuối cùng tác giả thật sự của bài thơ là Thuận Hoá, bài thơ ra đời năm 1965. Bài thơ đựoc tác giả viết tặng cho cô gái Ý Nhi, sau khi hy sinh chỉ để lại duy nhất đôi dép:

Thân gởi Công Tằng Tôn Nữ Ý Nhi
(Hy sinh mùa xuân năm 1968, vừa tròn 21 tuổi. Biệt động thành Huế để lại một đôi dép)

Ý Nhi ra đi không bao giờ trở lại. Để lại đôi dép này là nỗi nhớ nỗi thương).
__________


>>>>Không rõ bạn TPB lấy thông tin này từ nguồn nào mà phán mạnh mẽ 'chắc như đinh đóng cột' thế ( lại lôi cả lịch sử+ liệt sĩ vào nữa mới ghê chứ )...
>>>> Thế nhưng hôm nay -02/11/08- Đài Truyền Hình HTV.7 đã phát chương trình phỏng vấn nhà thơ Nguyễn trung Kiên, chính nhà thơ đã xác nhận mình là tác giả của bài thơ này ( 1995 )>>> Rõ là 'Bé Cái Nhầm' >>>Rút kinh nghiệm nhé TPB - những chuyện có phạm trù 'lơ mơ' thì không nên mạnh miệng > làm nhiều người có thể lao đầu nhầm như mình thì oan quá...
:=(

73.86
Trả lời
Ảnh đại diện

Bài thơ Đôi dép

Tranh cãi ở đây là có thật, những tư liệu đến nay vẫn còn chưa được xác thực 1 cách tuyệt đối nhưng bên vnthuquan đã chính thức xoá tên NTK và điền tên Thuận Hoá là tác giả của bài thơ này và nội dung của bài "Đôi dép" giống như bài của bạn Trường Phi Bảo đã đăng. Bản thân tôi thì tôi tin vào quá trình tìm hiểu của BQT vnthuquan

63.00
Trả lời
Ảnh đại diện

Bài thơ Đôi Dép

Đôi dép là bài thơ của nhà thơ Nguyễn Trung Kiên. Thầy tớ đã nói như thế :)
Và tớ thích bài thơ ấy

Hoa gió...
Nương theo làn gió
Hoa lìa xa cây
Xoay xoay bay bay...
54.20
Trả lời
Ảnh đại diện

Chính tả...

Không biết các bạn để ý hay không, bài thơ trên sai chính tả nhiều quá:
"Số phận này phụ thuộc ở chiếc kịa"

"Giống nhau lắm nhưng người đi sẽ biệ"

"Chẳng thề nguyện mà không giả dối".

Sống: Là... đi dần vào cõi chết!
Chết: Là nhận sự đau đớn cuối cùng để được... hồi sinh!
43.00
Trả lời
Ảnh đại diện

bài thơ đôi dép.

Cũng như mình trong những lúc vắng nhau
Bước hụt hẫng cứ nghiêng về một phía
Dẫu bên cạnh đã có người thay thế
Mà trong lòng nỗi nhớ cứ chênh vênh...

muopxinh
43.75
Trả lời
Ảnh đại diện

mún gửi thơ >.<

xin hỏi tớ mún gửi thơ lên trang nì thì pải làm thế nào?tớ là new mem^^

muopxinh
21.00
Trả lời
Ảnh đại diện

1 bài thơ đối lại bài thơ ĐÔI DÉP

Đọc được trên 1 4rum: http://www.nguyentraionli...um/showthread.php?t=18880

Anh chẳng muốn cùng em làm đôi dép.
Dẫu song hành nhưng đâu có bên nhaụ
Kẻ trước người sau suốt quãng đường dài.
Tuy một hướng mà chẳng hề nhìn mặt.


Anh nào muốn mỗi khi lên phía trước.
Lại bắt em tì lên mặt đất thô.
Anh sao nỡ khi ngẩng mặt nhìn trời
Lại biết rằng đất đen em đang tựa.

Anh đâu muốn chia phần bao nặng nhọc.
Của sức người của vinh nhục bon chen.
Những thảm nhung kia, những cát bụi đời thường.
Nào phải thứ bắt em cùng gánh chịu.


Anh không thể… để phút nào hụt hẫng.
Rồi có kẻ… dám nâng đỡ bên em.
Đôi dép kia đâu phải mãi song hành.
Có bao giờ dép đứt cùng một lúc?

Anh sao chịu nổi có kẻ nào trông… giống.
Để nhìn vào em lại bảo… giống anh.
Rồi một mai phải minh chứng hùng hồn.
Rằng… cứ thử sẽ biết ngay không phải!!


Thôi em nhé bài thơ “đôi dép”.
Chẳng thể là hình dáng của hai ta.
Tuy nỗi nhớ chẳng kém phần da diết.
Cũng phải tùy… hoàn cảnh để ví von.

*Hạ quay lưng bỏ mùa thu vừa đến
Để bên thềm một bóng lá buồn thênh*
83.88
Trả lời
Ảnh đại diện

Gửi Trường Phi Bảo

Đăng bởi Trường Phi Bảo vào 07/10/2008 15:43
Bài thơ này là bài thơ có nhiều tranh cãi nhất, và là bài thơ nổi tiếng thịnh hành trên mạng...Nhưng qua nhiều thảo luận cuối cùng tác giả thật sự của bài thơ là Thuận Hoá, bài thơ ra đời năm 1965. Bài thơ đựoc tác giả viết tặng cho cô gái Ý Nhi, sau khi hy sinh chỉ để lại duy nhất đôi dép:

Thân gởi Công Tằng Tôn Nữ Ý Nhi
(Hy sinh mùa xuân năm 1968, vừa tròn 21 tuổi. Biệt động thành Huế để lại một đôi dép)

Ý Nhi ra đi không bao giờ trở lại. Để lại đôi dép này là nỗi nhớ nỗi thương).



Sao năm 1968 hy sinh để lại đôi dép... mà bài thơ lại được viết năm 1965 hả bcas Phi Bảo ?????

Thất tình nên muốn đi tu
Vào chùa lại gặp Ni cô đa tình
Giấu buồn trong nụ cười xinh
Tóc cô trọc hết, nhưng tình...chưa vơi !!!
73.00
Trả lời

Trang trong tổng số 2 trang (12 bài trả lời)
[1] [2] ›Trang sau »Trang cuối