Nguyễn Công Dương sinh năm 1939, dùng bút danh Bạch An, Phổ Ái. Ngoài ra ông còn hai bút danh khác được nhà thơ Tú Mỡ đặt cho là Gai Tre và Gai Cọ. Ông sinh ra trong một gia đình địa chủ ở làng Bạch Trữ, xã Tiến Thắng, huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc (nay thuộc Hà Nội), có quãng tuổi thơ nhiều biến động. Nhà ông vốn giàu nhất làng, đất đai rải rác mỗi nơi mỗi mẫu, trong nhà toàn hoành phi, câu đối, sập gụ, tủ chè, xe đạp, xe máy. Ông học tiểu học với thầy giáo là nhà thơ Bàng Bá Lân, và ông cũng tự nhận thơ mình chịu ảnh hưởng rất nhiều từ thơ của Bàng Bá Lân và đặc biệt là Nguyễn Nhược Pháp. Lớn lên, ông đi học dưới Hà Nội, cách nhà gần 50 cây số, và ngay từ hồi đó, ông đã đi về đều đặn bằng xe máy. Sau cải cách ruộng đất, gia đình nhà thơ được dân làng cho mượn căn nhà một gian hai chái mái nặng rạ rơm, lá tre rụng mục, phủ dày để ở tạm, bản thân ông phải đi kéo vó tôm và chịu nhiều sự kỳ thị. Thậm chí, trước nhà ông là cả một luỹ tre dày, dài, nhưng nếu xách dao ra chặt một tay tre để làm cần câu cũng bị phạt. Khi trưởng thành, ông từng làm giáo viên tiểu học kiêm lang y. Ông có hơn 500 bài thơ viết cho thiếu nhi, 5 tập thơ và nhiều giải thưởng văn học.
Nguyễn Công Dương sinh năm 1939, dùng bút danh Bạch An, Phổ Ái. Ngoài ra ông còn hai bút danh khác được nhà thơ Tú Mỡ đặt cho là Gai Tre và Gai Cọ. Ông sinh ra trong một gia đình địa chủ ở làng Bạch Trữ, xã Tiến Thắng, huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc (nay thuộc Hà Nội), có quãng tuổi thơ nhiều biến động. Nhà ông vốn giàu nhất làng, đất đai rải rác mỗi nơi mỗi mẫu, trong nhà toàn hoành phi, câu đối, sập gụ, tủ chè, xe đạp, xe máy. Ông học tiểu học với thầy giáo là nhà thơ Bàng Bá Lân, và ông cũng tự nhận thơ mình chịu ảnh hưởng rất nhiều từ thơ của Bàng Bá Lân và đặc biệt là Nguyễn Nhược Pháp. Lớn lên, ông đi học dưới Hà Nội, cách nhà gần 50 cây số, và ngay từ hồi đó, ông đã đi về đều đặn bằng xe máy. Sau cải cách ruộng đất, gia đình nhà thơ được dân làng cho mượn căn nhà một gian hai chái mái…