Vinh nhục bao phen hẳn đã từng
Lòng người sự thể dửng dừng dưng
Khen thì nên tốt, chê nên dại
Mất cũng chẳng âu được chẳng mừng
Có ai biết được lòng tri kỷ
Vời vợi non cao nguyệt một vừng


Bài này ở các bản Nôm đều thiếu 2 câu luận, và bài này trùng ý, trùng lời, trùng vần với bài 161 (tức bài Bảo kính cảnh giới số 34) của Nguyễn Trãi. Do đó một số sách đưa hai câu luận của Nguyễn Trãi lắp vào cho trọn bài thơ:
Yên lạc một lều dầu thích,
Thái bình mười chước ngại dâng.
Nguyễn Trãi nói “yêu nhọc” (lưng mệt) phải uốn (theo ý thơ Đào Tiềm) thì Nguyễn Bỉnh Khiêm lại nói “vinh nhục”. Nguyễn Trãi nói “trọng thì ngỏ” (tức biểu lộ tâm tư), “nhờn” (tức là khinh) thì “dậy” (tức bỏ đi) thì Nguyễn Bỉnh Khiêm lại nói người khen thì cho là “ngộ” (tức thông minh đặc sắc), người chê thì cho là “dại”... Có thể Nguyễn Bỉnh Khiêm rút ý từ thơ Nguyễn Trãi và có đổi đi đôi chút cho hợp với mình?

[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]