43.50
Thể thơ: Thơ mới sáu chữ
Thời kỳ: Hiện đại
66 bài trả lời: 1 bản dịch, 64 thảo luận, 1 bình luận
4 người thích

Một số bài cùng tác giả

Đăng bởi Kim Diệu Hương vào 16/07/2007 21:29, đã sửa 1 lần, lần cuối bởi Kim Diệu Hương vào 02/12/2007 13:02

Hai chàng từng là địch thủ
Choảng nhau có lúc mẻ đầu
Bây giờ xanh hai nấm đất
Khói hương thi thoảng thăm nhau

 

Xếp theo:

Trang trong tổng số 7 trang (66 bài trả lời)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [2] [3] [4] [5] [6] [7] ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

7 tác giả dịch sang 3 thứ tiếng Trung-Anh- Pháp

Nguồn:
Trang Blogs Nguyễn Việt Hùng
http://nguyentuanhung.vnw...logs.com/post/1273/287834

Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

Cảm Luận

Dương gian dẫu là địch thủ
Địa phủ chẳng thể đối đầu.
Khi mà thịt xương hóa đất
Phách hồn vô nghĩa như nhau.

Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

Lê Tuấn Đạt dịch và trao đổi

Xin nhà thơ cho tôi tham gia dịch thử sang tiếng Anh bài thơ này với nhé:
A SUDDEN TOUCH OF FEEINGS
When alive, the two young men used to be foes
Who tried to beat each other black and blue
Now, with both graves covered with grass  
They share sweet incense smoke, as friends do   
Xin diển nôm

Khi còn sống, hai chàng là thù nghịch
Cố đánh nhau cho bầm dập tơi bời
Về với đất, đôi nấm mồ xanh cỏ
Lại chia nhau nhang khói bạn bè thôi.              

Bài thơ của ông Nguyễn Anh Nông súc tích và thần diệu quá, tiếng Anh lại là thứ tiếng đa vần (polysyllable) khó có thể lột tả được hết, dù tôi đã cố găng giữ vần điệu trong bản dịch thử này (ba chữ cuói các câu foes, blue, do cùng một vần). Xin cảm ơn nhà thơ và xin bạn đọc đùng trách cho câu múa rìu qua mắt thợ
Viết bởi lê tuấn đạt 30 Jun 2011, 04:40
http://kimdieuhuong.vnweb...m/post/1117/28973#1436165

Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

trang Khúc quân hành giới thiệu

Nguồn:
http://ngoctanns.vnweblogs.com/post/4314/309177

Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

Vũ Phong Tạo và Chúc Ngưỡng Tu (T.Q)

Thơ song ngữ Việt - Hán: Cảm tác của Nguyễn Anh Nông

TVVHĐ - Đầu tháng 1 năm 2011, nhà thơ Nguyễn Anh Nông, Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, công tác tại Xưởng Phim Quân đội nhân dân, có gửi tặng tôi bài thơ “Cảm tác” và thông tin cho biết đã có ba người dịch bài thơ này sang tiếng Trung Quốc, trong đó có Dịch giả Vũ Công Hoan, Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.

Tôi thấy bài thơ này rất hay, lại được đọc lời bình của nhà thơ Trần Mạnh Hảo, nên cũng “liều mạng” tham gia cuộc vui chuyển ngữ xem sao.

Sau khi gửi tặng bản dịch của tôi cho Nhà thơ Nguyễn Anh Nông, tác giả của thi phẩm “Cảm tác”, tôi có chuyển bản dịch cho Giáo sư-Dịch giả Chúc Ngưỡng Tu; Là một trong bốn dịch giả Trung Quốc được Hội Nhà văn Việt Nam mời dự Hội nghị quốc tế  Giới thiệu văn học Việt Nam ra thế giới, tổ chức tại Hà Nội và Hạ Long, trong thời gian 5-10/1/2010; Một trong hai người đã chuyển ngữ tiểu thuyết “Ông Cố vấn” của nhà văn Hữu Mai sang tiếng Trung; Ông đã từng giảng dậy tiếng Việt trên ba mươi năm, tại Trường Đại học Bắc Kinh, Học viện Ngoại ngữ Nam Kinh và Trường Đại học Sư phạm Quảng Tây, để ông góp ý và mời ông dịch bài thơ “Cảm tác” cho vui!

Giáo sư-Dịch giả Chúc Ngưỡng Tu đã vui vẻ tham gia dịch thi phẩm “Cảm tác” của Nhà thơ Nguyễn Anh Nông, và còn ghi thêm là “để anh Tạo tham khảo”.

Ngay trong tháng 1 năm 2011, tôi đã chuyển cho tác giả bài thơ “Cảm tác” bản dịch của tôi và của Giáo sư Chúc Ngưỡng Tu, vầ đã được đưa ngay lên bloge của Nhà thơ Nguyễn Anh Nông để “trình làng”.

Chuẩn bị tiến tới “Hội nghị Thơ châu Á” do Hội Nhà văn Việt Nam sẽ tổ chức vào đầu năm 2012, tôi xin mạn phép nhà thơ Nguyễn Anh Nông và Giáo sư- Dịch giả Chúc Ngưỡng Tu, mạnh dạn giới thiệu thi phẩm “Cảm tác”, bằng hai ngôn ngữ Việt Hán, mong được sự chỉ bảo tận tình của đồng nghiệp và bạn đọc.




CẢM TÁC

Thơ Nguyễn Anh Nông


Hai chàng từng là địch thủ
Choảng nhau có lúc mẻ đầu
Bây giờ xanh hai nấm đất
Khói hương thi thoảng thăm nhau


偶感

阮英农



昔日二人是敌手,

相互争斗打破头。

今日成为两青冢,

祭扫香火偶交流。




Phiên âm Hán-Việt Bản dịch của GS Chúc Ngưỡng Tu:

Ngẫu cảm

Nguyễn Anh Nông

Tích nhật nhị nhân thị địch thủ,

Tương hỗ tranh đấu đả phá đầu.

Kim nhật thành vi lưỡng thanh chủng,

Tế tảo hương hoả ngẫu giao lưu.




Ghi thêm: Đầu đề còn có thể dịch  ra有感 (hữu cảm) hoặc 有感而作(hữu cảm nhi tác). Bài thơ này rất khó dịch lọt được hết nghĩa, em thử dịch như trên để anh Tạo tham khảo. (Chúc Ngưỡng Tu)








感作

诗歌: 阮英农

两家伙曾系情敌

拳脚有时头受伤

当今绿化双坟墓

往来相探香烟芳

Phiên âm Hán-Việt Bản dịch của Vũ Phong Tạo:


Cảm tác

Thi: Nguyễn Anh Nông


Lưỡng gia hoả tằng hệ tình địch

Quyền cước hữu thời đầu thụ thương

Đương kim lục hoá song phần mộ

Vãng lai tương thám hương yên phương

Nguyên tác tiếng Việt: Nguyễn Anh Nông

Bản dich tiếng Trung: Chúc Ngưỡng Tu và Vũ Phong Tạo

Ghi thêm: Tôi nghĩ hai địch thủ thực chất là tình địch, choảng nhau chỉ bằng tay chân thôi. Hương yên ghép thành từ kép là thuốc lá, tách riêng sẽ thành khói hương, còn hương hoả là Phật sự, nói chung là việc thờ cúng. Nên tôi mạo muội dịch như vậy! Mong các bạn văn góp ý. (Vũ Phong Tạo)



Nguồn:
http://tonvinhvanhoadoc.v...-cua-nguyen-anh-nong.html

Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

Nguồn Trần Nhương

TVVHĐ - Đầu tháng 1 năm 2011, nhà thơ Nguyễn Anh Nông, Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, công tác tại Xưởng Phim Quân đội nhân dân, có gửi tặng tôi bài thơ “Cảm tác” và thông tin cho biết đã có ba người dịch bài thơ này sang tiếng Trung Quốc, trong đó có Dịch giả Vũ Công Hoan, Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.

Tôi thấy bài thơ này rất hay, lại được đọc lời bình của nhà thơ Trần Mạnh Hảo, nên cũng “liều mạng” tham gia cuộc vui chuyển ngữ xem sao.
Sau khi gửi tặng bản dịch của tôi cho Nhà thơ Nguyễn Anh Nông, tác giả của thi phẩm “Cảm tác”, tôi có chuyển bản dịch cho Giáo sư-Dịch giả Chúc Ngưỡng Tu; Là một trong bốn dịch giả Trung Quốc được Hội Nhà văn Việt Nam mời dự Hội nghị quốc tế  Giới thiệu văn học Việt Nam ra thế giới, tổ chức tại Hà Nội và Hạ Long, trong thời gian 5-10/1/2010; Một trong hai người đã chuyển ngữ tiểu thuyết “Ông Cố vấn” của nhà văn Hữu Mai sang tiếng Trung; Ông đã từng giảng dậy tiếng Việt trên ba mươi năm, tại Trường Đại học Bắc Kinh, Học viện Ngoại ngữ Nam Kinh và Trường Đại học Sư phạm Quảng Tây, để ông góp ý và mời ông dịch bài thơ “Cảm tác” cho vui!
Giáo sư-Dịch giả Chúc Ngưỡng Tu đã vui vẻ tham gia dịch thi phẩm “Cảm tác” của Nhà thơ Nguyễn Anh Nông, và còn ghi thêm là “để anh Tạo tham khảo”.
Ngay trong tháng 1 năm 2011, tôi đã chuyển cho tác giả bài thơ “Cảm tác” bản dịch của tôi và của Giáo sư Chúc Ngưỡng Tu, vầ đã được đưa ngay lên bloge của Nhà thơ Nguyễn Anh Nông để “trình làng”.
Chuẩn bị tiến tới “Hội nghị Thơ châu Á” do Hội Nhà văn Việt Nam sẽ tổ chức vào đầu năm 2012, tôi xin mạn phép nhà thơ Nguyễn Anh Nông và Giáo sư- Dịch giả Chúc Ngưỡng Tu, mạnh dạn giới thiệu thi phẩm “Cảm tác”, bằng hai ngôn ngữ Việt Hán, mong được sự chỉ bảo tận tình của đồng nghiệp và bạn đọc.
CẢM TÁC
Thơ Nguyễn Anh Nông
Hai chàng từng là địch thủ
Choảng nhau có lúc mẻ đầu
Bây giờ xanh hai nấm đất
Khói hương thi thoảng thăm nhau
偶感
阮英农
昔日二人是敌手,
相互争斗打破头。
今日成为两青冢,
祭扫香火偶交流。
Phiên âm Hán-Việt Bản dịch của GS Chúc Ngưỡng Tu:
Ngẫu cảm
Nguyễn Anh Nông
Tích nhật nhị nhân thị địch thủ,
Tương hỗ tranh đấu đả phá đầu.
Kim nhật thành vi lưỡng thanh chủng,
Tế tảo hương hoả ngẫu giao lưu.
Ghi thêm: Đầu đề còn có thể dịch  ra有感 (hữu cảm) hoặc 有感而作(hữu cảm nhi tác). Bài thơ này rất khó dịch lọt được hết nghĩa, em thử dịch như trên để anh Tạo tham khảo. (Chúc Ngưỡng Tu)
感作
诗歌: 阮英农
两家伙曾系情敌
拳脚有时头受伤
当今绿化双坟墓
往来相探香烟芳
Phiên âm Hán-Việt Bản dịch của Vũ Phong Tạo:
Cảm tác
Thi: Nguyễn Anh Nông
Lưỡng gia hoả tằng hệ tình địch
Quyền cước hữu thời đầu thụ thương
Đương kim lục hoá song phần mộ
Vãng lai tương thám hương yên phương
Nguyên tác tiếng Việt: Nguyễn Anh Nông
Bản dich tiếng Trung: Chúc Ngưỡng Tu và Vũ Phong Tạo
Ghi thêm: Tôi nghĩ hai địch thủ thực chất là tình địch, choảng nhau chỉ bằng tay chân thôi. Hương yên ghép thành từ kép là thuốc lá, tách riêng sẽ thành khói hương, còn hương hoả là Phật sự, nói chung là việc thờ cúng. Nên tôi mạo muội dịch như vậy! Mong các bạn văn góp ý. (Vũ Phong Tạo)
Vũ Phong Tạo

http://tonvinhvanhoadoc.v...-cua-nguyen-anh-nong.html


http://trannhuong.com/new...-CỦA-NGUYỄN-ANH-NÔNG

Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

Nguyễn Chân dịch thơ

QUA EMAIL, NHÀ THƠ TRẦN NHƯƠNG VỪA GỬI CHO NAN, NGUYÊN VĂN THƯ NHƯ SAU:

Từ: Nhương Trần <trannhuongcom@ymail.com>
Đến: Nong Nguyen <nguyenanhnong@yahoo.com.vn>
Đã gửi 17:31 Thứ Ba, 11 tháng 10 2011
Chủ đề: Về: Gui bac Tran Nhuong




Bác Trần Nhương : Tôi đọc trang của Bác, thấy giới thiệu 2 bài dịch thơ này ra chữ Hán. Tôi có mấy ý kiến sau :
     1. Tác giả dùng đề "Cảm tác", không sát lắm. "Cảm" không có bao nhiêu. Chẳng qua tác giả ngẫu nhiên thấy thì viêt
          Sửa thành "Ngẫu thành" thì hợp hơn.
     2. Tác giả dùng thể "lục ngôn" nghe như "kể chuyện", chậm rãi. Hai bài dịch lại dùng "thất ngôn" nghê có vẻ thơ Đường Luật nhưng lại thất niêm, thất luật.
     3. Bài dịch lại dùng "tự" hơn là "từ"(kiểu Pháp gọi là mot à mot), không biết người TQ có hiểu đúng không? Vì thế phải giải thích llà "khói hương" chứ không phải "thuốc lá"
   4. Dùng chữ "địch thủ" nghe "nặng" quá, có vẻ "một mất, một còn"

         Tôi thử dịch theo ý và dùng "từ" (không dùng "tự") gửi thử tác giả xem. Nhờ Bác chuyển hộ.
偶 成

阮英農

兩友昔時對首

相爭頭上打傷

今日化身青塚

有時煙探訪香



NGẪU THÀNH

NGUYỄN ANH NÔNG

Lưỡng hữu tích thời đối thủ

Tương tranh đầu thượng đẩ thương

Kim nhật hoá thân thanh trủng

Hữu thời yên thám phỏng hương.



NGUYỄN CHÂN 11.10.2011

(CLB Thơ Hán-Việt-Pháp-Anh)   





http://giapha.vnweblogs.com/post/1392/329602

Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

Cảm nhận về bài thơ Cảm tác của Nguyến Anh Nồng

Cảm tác (Nguyễn Anh Nông-Việt Nam)

Hai chàng từng là địch thủ
Choảng nhau có lúc mẻ đầu
Bây giờ xanh hai nấm đất
Khói hương thi thoảng thăm nhauBài

Bài thơ tuyệt vời, mang tính triết lý sâu sắc, tính nhân văn.Để lại cho Người đọc có nhiều suy ngẫm

Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên FacebookTrả lời
Ảnh đại diện

Lời bình của nhà thơ Đỗ Trọng Khơi

CẢM TÁC
NGUYỄN ANH NÔNG

Hai chàng từng là địch thủ
Choảng nhau có lúc mẻ đầu
Bây giờ xanh hai nấm đất
Khói hương thi thoảng thăm nhau.
1998 (*)
NAN
(*) Bài thơ này Nguyễn Anh Nông sáng tác năm 1998, lúc đó nhà thơ vẫn là hội viên Hội Văn nghệ Thái Bình và gia đình anh còn cư trú tại xã Hùng Dũng, huyện Hưng Hà, TB).

        Lời bình của ĐỖ TRỌNG KHƠI:
        Cần khẳng định ngay đây là trường hợp thơ nói về tình người trong cõi chết và là cái chết của hai “chàng” – trẻ tuổi. Khi còn sống họ từng “choảng nhau”, không chỉ một trận: “Choảng nhau có lúc mẻ đầu”, hai từ “có lúc” đã chỉ ra cuộc chiến giữa họ là có lúc thế này, thế kia, khi nặng lúc nhẹ. Xác định rõ cái lý của “sự” vậy sẽ góp phần khai mở sâu hơn phần “hồn” của thơ, phần “linh” của cái chết – ngôi mộ.
        Tới đây câu hỏi được đặt ra, lý do gì khiến “hai chàng” phải choảng nhau nhiều lần, cũng đồng nghĩa trải quãng thời gian không ngắn, và vì sao họ chết trẻ? Một hoàn cảnh, như là cảnh “chiến tranh” lấp ló hiện dần ra. Thực vậy. Đây là một bài thơ viết về tinh thần và tình cảm chiến trận qua hình ảnh ngôi mộ của hai chàng lính trẻ. Rõ là trong cảnh làng xã, phố phường thời bình hẳn không thể có trường hợp “hai chàng từng là địch thủ” với cuộc tỷ thí “choảng nhau có lúc mẻ đầu”, để rồi dẫn đến “xanh hai nấm đất” mà tình thơ lại thanh thoát, hoá linh trong màn khói hương đầy tinh thần hoá giải như vậy được.
        Thêm lần nữa khẳng định: Cảm tác là một thi phẩm viết về trường hợp mất mát sinh mệnh con người trong chiến tranh. Và sau cuộc chiến, tư tưởng, tình cảm con người thật giầu tính nhân bản, ân nghĩa. Làn khói hương “thi thoảng thăm nhau” kia đã trổ lên một đài hương, một cây cầu mang sứ mệnh lịch sử, có tác dụng hoá giải hận thù, chỉ là làn “hương khói” vô vi mà hữu linh, siêu nghiệm. Và sự “thi thoảng” qua lại với nhau, còn gợi lên hành động e dè, ngập ngừng, chưa thường xuyên, chưa thoả đáng. Cuộc sống vốn hữu tình, hữu linh, cần nhiều hơn tình đồng cảm, sẻ chia thấu đáo, đầy đủ hơn.
        Thơ viết với giọng kể, như câu kê việc ở dạng thô giản mà tư tưởng, tình cảm bài thơ lại được nâng lên như một sứ mệnh của điều linh, giải thiêng, có tác dụng hoá giải hận thù, hoà hợp con người.
                                                                                    ĐTK

        Lời bình của TRẦN MẠNH HẢO:
        Đọc bài thơ này, tôi cứ ngồi ngẩn ra, không thể đọc tiếp được nữa vì có bao điều từ bài thơ truyền vào làm cổ họng tôi, tim tôi ứa nghẹn xúc cảm, tràn ngập suy tư, mê man nỗi niềm sống chết phận người. Tục ngữ bảo:" Đánh nhau chia gạo, mời nhau ăn cơm", tôi xin mượn tinh thần câu tục ngữ này để nói về bài thơ rất hay trên của Nguyễn Anh Nông "Đánh nhau khi sống, mời nhau khi chết". Cái chết kia chợt nhân đạo quá chừng, có một nén hương cắm mộ này mà khói cũng chia phần cho cả nấm mộ "địch thủ" kia, mà chia phần "thi thoảng" vì khói còn bẽn lẽn làm quen, làm thân. Khói còn thay người ngường ngượng, ân hận vì lúc sống từng choảng nhau mẻ đầu. "Khói hương" hay chính hình ảnh hai linh hồn kia xám hối, chìa khói sang nhau như cố ý làm một sợi lạt hư vô buộc hai nấm đất vào nhau cho bớt lạnh, bớt cô đơn? “Khói hương thi thoảng thăm nhau” là câu diệu bút nâng hiệu quả bài thơ lên cõi vô bờ. Về nghĩa thực, đúng là khi thắp hương ở phần mộ này thì bao nhiêu khói bay sang phần mộ kia gần hết. Thành ra thắp hương cho một người mà hương toả cả hai. Có khi hai nhà đến thắp hương cùng lúc, hoặc nhân thắp cho mộ này, tiện tay, người sống cũng thắp tràn sang mộ bên một nén cho bên kia đỡ tủi. Nhưng nghĩa bóng của bài thơ, câu thơ đã vượt qua cây hương mà thấm vào phận người, thấm vào cả tạo hoá, vào nỗi thiện ác, ghét thương. Thơ chúng ta, giá mà trong lúc nhập đồng, làm được thiên chức "khói hương" kia để "Thi thoảng thăm nhau" như một an ủi, một dìu dắt, một ân sủng, một sự làm lành vĩnh cửu giữa sống và chết, giữa tuyệt vọng và hy vọng, giữa bất hạnh và hạnh phúc?
        Bài thơ "Cảm Tác" trên của Nguyễn Anh Nông có thể đứng đàng hoàng trong bất cứ tuyển tập thơ sang trọng dù chọn khắt khe, chọn theo tiêu chuẩn "Vip" cỡ nào cũng vẫn giữ được cái hay riêng của nó mà không một bóng đa đề nào có thể che phủ.Thơ lấy chất mà đánh bạt lượng, lấy chỉ một cái hay đích thực, hay cỡ các mét (mai tre: bậc thầy) mà đánh bại 99 cái dở là vậy đó.
        (Trích trong bài “Mây bay đi thơ đậu lại” của Trần Mạnh Hảo in báo Văn nghệ trẻ, 6/5/2001 và báo Quân Đội nhân dân cuối tuần, 20/1/2002.                          
                                                                                       TMH

http://nguyentinh.vnweblogs.com/print/1508/373493


Bài bình của nhà thơ Trần Mạnh Hảo và của nhà thơ Đỗ Trọng Khơi về bài thơ Cảm tác này đã in trong tập sách: Nguyễn Anh Nông đi từ miền lá cỏ, NXB Quân đội nhân dân, năm 2013
Nguồn: http://phongdiep.net/defa...tion=article&ID=18467
Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

Nguyễn Văn Thọ thảo luận

Cháu nhận và đọc luôn...bài cảm tác của chú rồi. cảm ơn chú "Nông núi"...bài hay đó chú ạh nhiều ý nghĩa.
Cháu đang viết dở thì bấm nhầm phím...nên tin nhắn gửi đi khi mà cháu chưa nói hết ý.
cháu thích lời bình của Trần Mạnh Hảo. Mặc dù lời bình của ĐTK cháu không dám khen chi gì, nhưng ĐTK gần chú nên hiểu chú rõ lên lời bình cũng khác.
Trong lời bình của Trần Mạnh Hảo cháu thấy thanh thoát hơn ý nghĩa truyền tải, diễn đạt rõ hơn, liền mạch hơn... Nhưng cháu hơi tiếc
ở chỗ sao chỉ trong phạm vi có hai ngôi mộ, hay thấp thoáng vài ngôi mộ........mà không là rất nhiều, rất nhiều... ngôi mộ, hay cụ thể hơn là những chiến sỹ hy sinh trong chiến tranh để thống nhất đất nước dù người Nam hay Bắc giờ nằm ở các nghĩa trang dành cho từng bên và các nghĩa trang này có khi sát nhau, mặc dù "từng là địch thủ" và hiện tại  "khói hương thi thoảng thăm nhau".
Cháu không am hiểu thơ văn như chú, nhưng cháu thấy bài thơ có kết thúc mang dáng dấp của sự hòa giải dân tộc giữa Miền Nam và Miền Bắc của Việt Nam. Giá như người dân, binh lính,các lãnh đạo của Nam, Bắc Triều Tiên đọc được bài thơ này...biết đâu chăng? cũng có thể?...cục diện xoay chuyển theo chiều hướng tốt đẹp?- hy vọng là thế chú nhỉ!  
Hà Nội, 21/7/2012
  
                                              NGUYỄN VĂN THỌ
                                       Nguyenvantho80yahoo.com.vn        

________________________________________

Chưa có đánh giá nào
Trả lời

Trang trong tổng số 7 trang (66 bài trả lời)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [2] [3] [4] [5] [6] [7] ›Trang sau »Trang cuối