Nguyễn Đôn Tiết 阮敦節 (1831-1886) quê làng Thọ Vực, xã Hoằng Đức, Hoằng Hoá, tên huý Kiệm, đậu phó bảng khoa Kỷ Mão 1879. Trước vận nước nguy nan, ông từ bỏ chức Tri phủ Đức Thọ, Hà Tĩnh về quê lo việc chống Pháp. Năm 1885, hưởng ứng chiếu Cần vương, ông mộ quân ở quê nhà, khởi nghĩa phối hợp cùng nghĩa quân của Hoàng Bật Đạt bên kia cầu Sài tấn công đồn Pháp ở Bút Sơn, vào đêm 11 rạng ngày 12 tháng 3 năm 1886, ông bị giặc bắt, tra tấn dã man nhiều lần; nêu cao khí tiết ông vẫn không chịu khai một lời. Cuối cùng, thực dân Pháp phải đưa Nguyễn Đôn Tiết đi đày ở Lao Bảo và ông hy sinh ở đấy được dân lập đền thờ. Con trai cả của ông là Nguyễn Hiệu Tư tiếp tục chí khí và mệnh lệnh của cha, đưa một đội quân ra tham gia chiến đấu ở chiến khu Ba Đình và hy sinh đêm 20-1-1887. Con trai thứ của ông là Nguyễn Đôn Dự, đậu giải nguyên cùng Hoàng Xuân Viện, tú tài, con phó tướng Ba Đình Hoàng Bật Đạt tham gia phong trào Đông du, chuẩn bị xuất dương theo Phan Bội Châu sang Nhật thì bị thực dân Pháp bắt và đày ra Côn Đảo. Ông còn để lại một số bài thơ, phú, câu đối nôm và chữ Hán.
Nguyễn Đôn Tiết 阮敦節 (1831-1886) quê làng Thọ Vực, xã Hoằng Đức, Hoằng Hoá, tên huý Kiệm, đậu phó bảng khoa Kỷ Mão 1879. Trước vận nước nguy nan, ông từ bỏ chức Tri phủ Đức Thọ, Hà Tĩnh về quê lo việc chống Pháp. Năm 1885, hưởng ứng chiếu Cần vương, ông mộ quân ở quê nhà, khởi nghĩa phối hợp cùng nghĩa quân của Hoàng Bật Đạt bên kia cầu Sài tấn công đồn Pháp ở Bút Sơn, vào đêm 11 rạng ngày 12 tháng 3 năm 1886, ông bị giặc bắt, tra tấn dã man nhiều lần; nêu cao khí tiết ông vẫn không chịu khai một lời. Cuối cùng, thực dân Pháp phải đưa Nguyễn Đôn Tiết đi đày ở Lao Bảo và ông hy sinh ở đấy được dân lập đền thờ. Con trai cả của ông là Nguyễn Hiệu Tư tiếp tục chí khí và mệnh lệnh của cha, đưa một đội quân ra tham gia chiến đấu ở chiến khu Ba Đình và hy sinh đêm 20-1-1887. Con trai thứ của ông là…