Thơ » Việt Nam » Hiện đại » Nghiêm Thanh
Chỉ có một lần thôi,
Em hỏi anh im lặng,
Thế mà em hờn giận,
Để chúng mình xa nhau.
Biết đi đâu về đâu,
Con thuyền không bến đợi?
Ôi cây xanh tình đời,
Có nghe lòng ta gọi?
Những mùa xuân đã qua,
Tiếng ve về thổn thức,
Gió thổi vào đêm hè,
Kể chuyện mười năm trước.
Chỉ có một lần thôi,
Em hỏi anh im lặng,
Thế mà em hờn giận,
Để chúng mình xa nhau.
Nơi tình yêu bắt đầu,
Cũng là điều khó nhất!
Trái tim dù biết hát,
Nhưng tình đời dễ đâu!
Những đôi lứa yêu nhau,
Có nghe tôi kể lại,
Chỉ một lần trót dại,
Thế mà thành chia phôi.
Chỉ có một lần thôi,
Em hỏi, anh im lặng...
Trang trong tổng số 1 trang (6 bài trả lời)
[1]
Gửi bởi Hoa Xuyên Tuyết ngày 23/05/2007 13:21
Tôi rất nghi đây lại là một trường hợp bài thơ người Việt được đem gán cho nhà thơ nước ngoài (như bài "Em đi tìm em trên bán đảo Ban Căng" mà người ta từng in ra sách và bảo là của Olga Berggoltz)...
Giọng thơ của Kornolov không trau truốt nuột nà thế này. Hình ảnh quá Việt Nam với những tiếng ve, những đêm hè...
Gửi bởi Geo ngày 01/05/2008 09:48
Đúng như HXT viết, bài thơ này không có cơ sở gì để coi là của B.C.
Có bản viết cho là của Bessonov viết gửi tăng O.B., Xuân Diệu dịch, nhưng cũng chẳng ai biết Bessonov là ai, và có đúng là Xuân Diệu dịch không.
Do vậy, đay là 1 bài thơ thuộc diện tồn nghi. Nếu ai có tài liệu hoặc bằng cứ nào liên quan đến bài thơ, xin cho mọi người cùng biết.
Gửi bởi Hoa Xuyên Tuyết ngày 02/05/2008 17:06
Đã sửa 2 lần, lần cuối bởi Hoa Xuyên Tuyết ngày 02/05/2008 17:13
@Chú Geo:
Cháu đã có viết một bài về việc này, nhưng do quên không link vào đây nên chú chưa đọc được.
Chúng cháu tạm thời chưa chuyển bài thơ này đi nơi khác vì muốn tìm hiểu thêm, nhưng 99% là không phải của Kornilov. Link toàn bộ bài viết của cháu ở đây:
http://www.nhipcauthegioi.hu/modules.php?name=News&op=viewst&sid=903
và ở đây nữa ạ:
http://thivien.net/viewwriting.php?ID=556
Do bài viết dài nên HXT xin trích ở đây một vài đoạn liên quan đến bài thơ này:
" [...]
Trên nhiều diễn đàn, thậm chí tuyển thơ, người ta thường ghi chú rằng đó là tác phẩm của một tác giả Bessonov nào đó, người yêu Olga! Nhưng thông tin này cũng có cơ sở để bác bỏ, vì trong tất cả các ghi chép, hồi ký của Olga và của những người đương thời, chưa ai nhắc đến nhân vật kỳ lạ này. Rất có thể do một sự nhầm lẫn nào đó từ phía người Việt. Người Nga hẳn không thể ngờ rằng nhà thơ nữ Olga Berggoltz của họ đã có thêm một mối tình nữa, mối tình do những người yêu quý Olga ở Việt Nam “thêu dệt” nên! Cho đến khi, một số người lại gán bài thơ ấy cho Kornilov, người chồng đầu tiên của Olga.
[...]
Âm hưởng bài thơ, theo tôi, rất gần gũi với cách viết của người Việt Nam: những “con thuyền không bến đợi”, những “tiếng ve”, “đêm hè”… khiến tôi chạnh nghĩ, phải chăng đây là thi phẩm của người Việt?
[...]
Trích dẫn những câu thơ trên để thấy rằng, giọng thơ của Boris Kornilov không êm ả như những gì ta đọc được trong “Về bài thơ cuộc đời” và “Chuyện mười năm trước”. Cái lý “gặp gỡ, chia phôi… nhắc lại làm chi”… không nằm trong “logic thơ” của ngòi bút sắc sảo này. Hơn nữa, cũng để thấy rằng, Olga Berggoltz và Boris Kornilov có thời gian sống chung rất ngắn ngủi, nhưng chuyện hai người chia tay không đơn giản là “một lần trót dại: anh hỏi, em yên lặng”. Lý do họ chia tay, cho đến tận bây giờ vẫn được những nhà nghiên cứu tiểu sử phân tích và phỏng đoán. Một trong những giả thiết đặt ra, đó là sự khó hòa hợp giữa hai con người tài hoa, nhạy cảm trong khi cuộc sống sinh hoạt khi ấy đầy rẫy những khó khăn…
Qua những “nghi án” vừa nêu trên đây, tôi nghĩ: chúng ta may mắn được sống trong một thời đại “mở” về thông tin, có điều kiện tiếp xúc với thông tin nhiều chiều. Song, nếu không có bản lĩnh tiếp nhận và xử lý thông tin, không sàng lọc, so sánh, đã vội tin theo, và, thậm chí còn tiếp tục góp phần “dĩ ngoa truyền ngoa” thì thật là nguy hiểm.
Như trong trường hợp này, còn thật đắc tội với hai nhà thơ mà chúng ta yêu mến! (***)
(***) Để có thêm thông tin và "rộng đường dư luận", người viết bài này đã xin thỉnh giáo nhà thơ, dịch giả Bằng Việt về những dịch phẩm được coi là của ông kể trên. Ông cho biết: hai bài thơ trên chắc chắn không phải của Olga Berggoltz và cũng không phải của một Bessonov nào cả. Và, cũng không phải ông đã dịch các bài đó.
Thụy Anh, từ LB Nga.
Gửi bởi hoadongnoi ngày 11/08/2009 11:46
Mình cũng có bài thơ này với tựa đề "Câu chuyện mười năm", và được ghi tác giả là Bessonov gửi O.B. Người dịch là Xuân Diệu. Giá mà bác Xuân Diệu còn sống để hỏi xem có phải bác đúng là người dịch không nhỉ ? Như thế cũng là để góp phần sáng tỏ thêm "nghi án" này...
Tuy nhiên, mình cũng hoàn toàn đồng ý với HXT về luận điểm : Giọng điệu bài thơ này quá nuột nà, trau chuốt, không phải của B.Kornilov. Tuy nhiên, bởi vì đây chỉ là bản dịch, chúng ta chưa có bản gốc trong tay nên cũng không rõ thực hư thế nào... Bản dịch rất hay (nếu là đúng nội dung như vậy), tuy nhiên, như đã nói, vẫn chưa ai biết tác giả chính xác của bài thơ này, kể cả bản gốc của nó và người dịch..., vì thế, cũng chưa thể kết luận được gì.
Tóm lại, "nghi án" vẫn còn nằm trong vòng bí ẩn... Mình hy vọng một ngày nào đó, có lẽ trong số hàng chục ngàn thành viên của TV như hiện nay, thể nào cũng có ai đó sẽ cung cấp được thêm manh mối nào chăng ???
Gửi bởi Lê Quang ngày 13/05/2021 20:33
Có 2 người thích
Tác giả Nghiêm Thanh đã xác nhận đây là thơ của mình.
http://baophunuthudo.vn/a...oc-va-cai-ten-bet-xo-nop/
Gửi bởi Vanachi ngày 13/05/2021 22:42
LTS: Sau khi Báo PNTĐ đăng bài: “Ai là tác giả bài thơ tình nổi tiếng “Chuyện tình mười năm trước?” của nhà thơ Nguyễn Sĩ Đại trên số 6 (ra ngày 8/2/2017) khẳng định bài thơ mang tên tác giả Bét-xô-nốp này thực ra là của một người Việt Nam – nhà báo Nghiêm Thanh. Ngay lập tức, Toà soạn nhận được bài của nhà văn Bùi Việt Thắng với nhiều chứng cứ khẳng định bài thơ không phải của nhà báo Nghiêm Thanh (bài đã in trên số 7 - PNTĐ ra ngày 15/2/2017).
Người trong cuộc - nhà báo Nghiêm Thanh đã “lên tiếng”. Kính mời bạn đọc cùng “rộng đường dư luận”.
1 Ngày 8/2/2017, báo Phụ nữ Thủ đô đăng bài “Ai là tác giả bài thơ tình nổi tiếng Chuyện tình mười năm trước” của nhà thơ Nguyễn Sĩ Đại. Đúng ra, bài viết có tiêu đề “Sự kỳ lạ của thơ” (đã lược bớt và sửa một vài chỗ), vốn là một trong ba Lời bạt cùng các bài của nhà thơ Hữu Việt và nhà báo Vũ Thanh Nhàn cho tập Khúc tự tình - thơ và bình thơ của tôi hoàn chỉnh bản thảo cuối năm 2016 và chuẩn bị xuất bản. Nguyễn Sĩ Đại thuật lại việc chép Chuyện mười năm trước (không có chữ tình) và đinh ninh là của Bét-xô-nốp cùng Mùa hè rớt của On-ga Béc-gôn như một cặp đôi. Sau đó, dẫn cuộc trao đổi giữa tôi và Thanh Vũ - sinh viên khoá 14, khoa Ngữ văn, đại học Tổng hợp Hà Nội, học sau tôi một khoá, nguyên là phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam, Giám đốc VOV Cần Thơ trên Facebook ngày 19/8/2016 nói về chi tiết xuất xứ Chuyện tình mười năm trước. Nguyễn Sĩ Đại nhắc thêm bài thơ Chiều xanh của tôi bị thất lạc, Thanh Vũ còn giữ và gửi tặng tôi.
Từ không tin tới kiểm định thực tiễn, Nguyễn Sĩ Đại nhận ra “tác giả, một người trung thực trong chuyện bút mực, một người đã được rèn luyện trong mấy chục năm làm báo, không thể không tin được”. Anh viết “Ở khoa Ngữ - Văn, trường đại học Tổng hợp những năm 60, 70 thường chép tặng thơ cho nhau. Và có hiện tượng để dễ lưu truyền thơ mình – hoặc vì những lý do khác, phải mượn tên một nhà thơ nổi tiếng nào đó. Như trường hợp bài thơ Bông huệ trắng:
Bông huệ trắng và bức tường cũng trắngđược phổ biến là của Hen-rích Hai-nơ; sau này được khẳng định là của Bế Kiến Quốc.
Sao bóng hoa trên tường lại đen…
Năm tháng đã đi qua2 Về việc viết bài thơ Chuyện tình mười năm trước, tôi mới kể sơ lược với Thanh Vũ và Nguyễn Sĩ Đại, nay xin bày tỏ tường tận. Sự thật là có lần, trong những phút nghỉ giữa hai tiết học, tôi ngồi chiêm nghiệm chuyện tình yêu thời trai trẻ. Ký ức bỗng hiện về những kỷ niệm êm đẹp và khờ khạo, nuối tiếc sự vụng dại trong ứng xử làm lỡ làng mối tình đầu, ngẫu hứng phóng bút viết bài thơ Chuyện tình mười năm trước.
Tiếng ve về thổn thức
Gió thổi vào đêm hè
Kể chuyện mười năm trước…