Tác giả cùng thời kỳ
Dịch giả nhiều bài nhất
Tạo ngày 03/06/2006 06:24 bởi
Vanachi, đã sửa 1 lần, lần cuối ngày 11/06/2006 04:48 bởi
Vanachi Ngộ Ấn thiền sư 悟印禪師 (1020–1088) tên là Đàm Khí 譚棄, quê làng An Lý, xã Kim Bài, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông (nay thuộc Hà Nội). Ông được phong tặng pháp danh Ngộ Ấn, thuộc phái Vô Ngôn Thông.
Tương truyền, thân mẫu ông mang thai ông với một người đàn ông mà không cưới làm chồng. Đến khi sinh ra, thân mẫu ông vì quá sợ luật lệ, phong tục tập quán khắt khe đương thời trừng phạt, bèn đem bỏ ông vào rừng. Nhờ có nhà sư họ Đàm (chưa rõ tên) đem về nuôi, cho ăn học. Ông học rất thông minh. Năm 10 tuổi đã giỏi chữ Phạn (chữ của nhà Phật). Năm 15 tuổi, ông tinh thông chữ Hán.
Năm 1037, ông vào tu ở chùa Long Ân, được nhà sư tên là Quảng Trí truyền tâm ấn (phép lạ trong tâm). Được truyền tâm ấn, ông đến tu trì trên núi Ninh Sơn, chủ trương thuyết “Tam bảo” với nội dung: “Lấy thân làm Phật, lấy miệng làm pháp, lấy tâm làm thiền”. Ông thuộc loại nhà tu trí thức, tu hành đắc đạo, mang tấm lòng nhân để cảm hoá người. Tục truyền rằng, khi tu hành ở núi Ninh Sơn, Đàm Khí thường vào rừng lấy các cây, lá, chế thuốc nam, rồi mang xuống núi chữa bệnh cho dân. Nhân dân trong vùng rất biết ơn ông và suy tôn là Thiền Sơn, một vị sư thiền ở trên núi.
Đàm Khí mất ngày 14-6-1088 (Mậu Thìn), thọ 68 tuổi. Tác phẩm của ông còn một bài kệ.
Ngộ Ấn thiền sư 悟印禪師 (1020–1088) tên là Đàm Khí 譚棄, quê làng An Lý, xã Kim Bài, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông (nay thuộc Hà Nội). Ông được phong tặng pháp danh Ngộ Ấn, thuộc phái Vô Ngôn Thông.
Tương truyền, thân mẫu ông mang thai ông với một người đàn ông mà không cưới làm chồng. Đến khi sinh ra, thân mẫu ông vì quá sợ luật lệ, phong tục tập quán khắt khe đương thời trừng phạt, bèn đem bỏ ông vào rừng. Nhờ có nhà sư họ Đàm (chưa rõ tên) đem về nuôi, cho ăn học. Ông học rất thông minh. Năm 10 tuổi đã giỏi chữ Phạn (chữ của nhà Phật). Năm 15 tuổi, ông tinh thông chữ Hán.
Năm 1037, ông vào tu ở chùa Long Ân, được nhà sư tên là Quảng Trí truyền tâm ấn (phép lạ trong tâm). Được truyền tâm ấn, ông đến tu trì trên núi Ninh Sơn, chủ trương thuyết “Tam bảo” với nội dung: “Lấy thân làm Phật, lấy…