☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào
10 bài thơ
Đọc nhiều nhất
Thích nhất
Mới nhất
Ngô Thì Sĩ năm 1767 được cử đi làm Hiến sát sứ Thanh Hoa, đã cho dựng Quan Lan sào (Tổ xem sóng) trên núi Bàn A và đặt ra mười cảnh đẹp để thù tạc, ngâm vịnh. Bàn A sơn Quan Lan sào ký sự và 10 bài nguyên vận được chép trong Ái Châu bi ký (ký hiệu VHv.1739).
Bài tựa của Ngô Phúc Lâm (do Ngô Đức Thọ dịch 7-2014)
Những nơi cảnh đẹp ở chốn núi non sông biển tức là một bầu trời ở ngoài đảo thiêng đất Nam Nhạc. Giữa vùng sông Mã và sông Lương là một kỳ quan của đất Việt điện. Trên bờ sông có ngọn núi tên là núi Bàn A vách đá cao ngất không trung, là ngọn trấn sơn của vùng đất Lam Biện, vua Hiến Tông bản triều có thơ ngự đề đến nay hơn ba trăm năm, lèn đá lạnh lẽo âm u như vang theo dư vận của bài thơ. Khoảng năm Đinh Hợi niên hiệu Cảnh Hưng (1767) Ngô Ngọ Phong người Tả Thanh Oai làm quan đất này, thường đến đảo Quan Lan ở phía nam núi, gọi lèn đá này là “sào” (cái tổ), hàng ngày cùng các khách bạn ngâm vịnh thơ ca cạn chén gảy đàn đắm mình trong những ký ức năm tháng, vin đá nhìn xa, phong cảnh như cung cấp đề tài cho các bạn thơ phẩm đề thi hoạ, thành 10 cảnh khắc lên vách đá, lại làm bài minh nói về việc ấy.
Gần đây tôi từng thấy tập sách do chính Ngọ Phong công tập hợp, mỗi khi mở sách ra đọc thường thốt lên lời tấm tắc khen ngợi. Danh thắng ở nơi quê hương của nhà vua rất nhiều, sao lại cuồn cuộn ở nơi này nhiều như vậy? Há phải núi này gần lị sở xứ Thanh, quan Hiến sát qua lại nhiều nên cái khéo cái đẹp của hang động lèn đá đều tự hiện lên như vậy với quan Hiến sát? Há phải vì quan Hiến sát yêu núi, mà núi cũng may được quan Hiến sát chia sẻ nỗi lòng? Những người cùng đi tán thưởng cái ý ấy của quan Hiến sát mà coi đó như một cuộc ngoạn chơi thư nhàn. Mùa đông năm Canh Dần (1770) xa giá nhà vua tuần hạnh miền Tây, tôi được dự theo hỗ tùng. Khi mới đến bến đò Đại Khánh thấy vách đá sừng sững như dựng, tôi nói; “Đây chẳng phải là cái “sào” (tổ) mà Ngọ Phong công đã vẽ đấy ư?” Theo bậc thang đi lên, nhìn ra xa, bãi cát vạn dặm, mênh mông trời nước một màu, xóm núi, thuyền buồm, bến đò lặng lẽ hiện lên trong màn khói nhạt. Tôi tựa lưng vào vách đá nói với những người cùng đi: “Cảnh này ở trong tâm trí tôi đã lâu, nhưng nay mới lần đầu được đến! Cảnh này không bám bụi trần, nương vào chỗ trống mà rỗng không. Giữa các vách đá là trăng mờ, gió mát, đám mây lơ lửng, chiếc hạc ngang trời, không một vật nào không thân thiết với tôi. Tức như từ ngày Ngọ Phong công vâng mệnh đến xứ Thanh làm Hiến sứ đặt chân lên hang đá, có lẽ nơi đây đã có Tiên rồi chăng? Tiên ư? Cốt cách phong lưu, say lầu Nhạc Dương, chơi bến Thái Thạch, đúng là bậc ông Quỳ ông Long nơi hang gò mà mặc áo đội mũ như Hứa Do. Tháng sau, xa giá trở về, chúa thượng ngự giá lên “sào” ngắm cảnh. Suốt một ngày, đàn sáo vang lừng, cờ lọng rợp núi. Các quan hầu giá ai nấy đều hân hoan tán thưởng. Thế mới hay con người có tấm lòng rộng lớn tất có cung cách cuộc sống nổi bật hơn người đời. Nếu không có ngày nay làm sao tôi có thể biết được bậc huynh trưởng thân thiết của tôi có linh khiếu tưởng tượng lạ kỳ như thế? Hay là do ngọn núi này từ khi khai thiên lập địa đến nay không biết bao nhiêu niên đại mà vẫn còn không biết bao nhiêu cảnh đẹp con người chưa biết, đến Ngọ Phong công phát hiện và phát biểu ra, khiến cho các vận sĩ (thi nhân) trong thiên hạ cùng treo cờ lên mà đề vịnh. Thế tức là núi đợi có Ngọ Phong công mà được thêm sắc, có sẵn cho những ai sớm chiều đến ngoạn du giám thưởng. Thực muốn thưởng thức như vậy thì trước hết phải dung nạp cho được cái vũ trụ trong tâm hồn của Ngọ Phong công vốn là bậc ẩn dật nơi sông nước vẫn ưa thích sự kỳ lạ danh bất hư truyền. Nếu chỉ khư khư ôm lấy những tre và đá thì sao đủ nói đến! Nay ông nhậm chức ở Thừa tuyên Nhật Nam, nổi nhạc đi tuần sát cõi xa, đến miền sông nước là đi vãn cảnh, bờ cây mây nước bên lòng. Tôi bèn ghi chép lại những thơ đề vịnh do ông đã biên tập mà hoạ theo nguyên vận.
Có người khách ngồi cạnh hỏi tôi: “Núi không phải do cao mà ghi chép lại để lưu danh thì cũng được. Nhưng việc gì ông phải khổ công ngâm đọc như thế?” Đáp:
- Không phải thế! Ngọ Phong công nổi danh Thánh học (tức Nho học) ở trên đời, cả bên Bắc triều cũng biết, tài năng kiến thức của ông ngay cả người dân thường trong nước cũng đều khâm phục. Ông lại vì tôn quý triều đình, coi trọng miền biên quận mà lên tiếng nói về các nơi sông núi, thì cái danh của núi này cố nhiên không phải đợi đến ghi chép của tôi mà có. Nhưng tôi là bạn tâm hữu của tướng công, đã cùng tướng công có những chuyến du ngoạn vui thú thần kỳ. Nay tôi sưu tập từ các bạn văn trong triều mà được chút ít ráng khói, thoả mong tìm kiếm áng mấy bay trên lèn đá, có được cảm hứng chén rượu trên mảnh thuyền con thật là vui thú biết dường nào! Ngâm ngợi cốt để không nõ phụ với núi xạnh. Thế sự dâu biển đổi dời, cảnh này núi này với bài minh này thì muôn thủa vẫn còn. Ta sao mà không làm thơ được?
Ngô Thì Sĩ năm 1767 được cử đi làm Hiến sát sứ Thanh Hoa, đã cho dựng Quan Lan sào (Tổ xem sóng) trên núi Bàn A và đặt ra mười cảnh đẹp để thù tạc, ngâm vịnh. Bàn A sơn Quan Lan sào ký sự và 10 bài nguyên vận được chép trong Ái Châu bi ký (ký hiệu VHv.1739).
Bài tựa của Ngô Phúc Lâm (do Ngô Đức Thọ dịch 7-2014)
Những nơi cảnh đẹp ở chốn núi non sông biển tức là một bầu trời ở ngoài đảo thiêng đất Nam Nhạc. Giữa vùng sông Mã và sông Lương là một kỳ quan của đất Việt điện. Trên bờ sông có ngọn núi tên là núi Bàn A vách đá cao ngất không trung, là ngọn trấn sơn của vùng đất Lam Biện, vua Hiến Tông bản triều có thơ ngự đề đến nay hơn ba trăm năm, lèn đá lạnh lẽo âm u như vang theo dư vận của bài thơ. Khoảng năm Đinh Hợi niên hiệu Cảnh Hưng (1767) Ngô Ngọ Phong người Tả…