Lương Trọng Hối (1888 - 11/4/1969) quê Đồng Thành, Quế Sơn, Quảng Nam, là con của cụ cử nhân Lương Trọng Tuân, làm quan tại Bộ Công dưới triều Thành Thái, đã có công trong việc xây dựng trường Quốc học Huế (1986). Năm 1905 (Ất Tỵ), cụ tham gia phong trào Duy Tân. Năm 1908 (Mậu Thân), cụ tham gia chốn thuế, bị bắt giam ở nhà lao Hội An, cuối năm ấy cụ được trả tự do. Cụ ra Huế học tiếng Pháp, cổ xuý tân học, khuyến khích thanh niên ra kinh đô học hỏi. Năm 1916, cụ đỗ cử nhân đứng thứ 2 trên 12 người đỗ cùng khoá ở trường thi Bình Định không có số 1 (dành cho Trường thi Huế). Từ năm 1918-1921 cụ học trường Hậu bổ Huế. Từ 1921-1937 làm tri huyện, tri phủ các nơi: Hàm Tân, Hoà Đa, Mộ Đức, Đức Phổ. Từ 1927-1945, cụ làm Tá lý, Thị lang rồi Tham tri tại Bộ ở Huế. Năm 1945, về hưu cụ được chính phủ Trần Trọng Kim mời ra làm Tuần vũ Quảng Ngãi.
Sau năm 1945, cụ là Phó Chủ tịch Uỷ ban Kháng chiến tỉnh Quảng Nam, rồi Chủ tịch Mặt trận Liên Việt tỉnh Quảng nam, rồi Hội trưởng Hội Đông y Quảng Nam. Năm 1954 đến 1963, Hội trưởng Hội Đông y Quảng Nam, đại biểu Quốc Hội (1959-1963), giám đốc Viện Hán học trực thuộc Viện Đại học Huế (1959-1963). Cụ nổi tiếng thanh liêm nên được nhân dân các phủ huyện cụ cai trị ngưỡng mộ, Triều đình Huế tín nhiệm nên trợ cấp một khoản gọi là “Phụ cấp dưỡng liêm” để duy trì đức độ của mình.
Cụ mất năm 1969 tại Đà Nẵng, an táng ở Hoà Vang, năm 1995 cải táng về quê nhà làng Đồng Thành. Tác phẩm để lại có
Thương hàn trị liệu (1958), bản thảo sách
Châm cứu tiếng Việt.
Khi mất, bạn hữu đã tặng 2 câu đối:
Thanh bạch khâm hoài minh nguyệt chiếu
Sơ hương đình viện sảng phong nghinh
清白襟懷明月照
疏香庭院爽風迎
(Lòng người trong trắng, trăng soi sáng
Nhà nhỏ làng sơ, gió đón mừng)
Lương Trọng Hối (1888 - 11/4/1969) quê Đồng Thành, Quế Sơn, Quảng Nam, là con của cụ cử nhân Lương Trọng Tuân, làm quan tại Bộ Công dưới triều Thành Thái, đã có công trong việc xây dựng trường Quốc học Huế (1986). Năm 1905 (Ất Tỵ), cụ tham gia phong trào Duy Tân. Năm 1908 (Mậu Thân), cụ tham gia chốn thuế, bị bắt giam ở nhà lao Hội An, cuối năm ấy cụ được trả tự do. Cụ ra Huế học tiếng Pháp, cổ xuý tân học, khuyến khích thanh niên ra kinh đô học hỏi. Năm 1916, cụ đỗ cử nhân đứng thứ 2 trên 12 người đỗ cùng khoá ở trường thi Bình Định không có số 1 (dành cho Trường thi Huế). Từ năm 1918-1921 cụ học trường Hậu bổ Huế. Từ 1921-1937 làm tri huyện, tri phủ các nơi: Hàm Tân, Hoà Đa, Mộ Đức, Đức Phổ. Từ 1927-1945, cụ làm Tá lý, Thị lang rồi Tham tri tại Bộ ở Huế. Năm 1945, về hưu cụ được chính phủ…
Thân kính tặng nhà thơ: Lương Trọng Minh
Luật sư nhà giáo: Lương Xuân Hùng
Anh: Lương Trọng Hiệp
Chị: Lương Thị Hồng Vân
Tháng hai, Kỹ Mão, ngày hăm lăm,
Hùng với gia đình giỗ phụ thân.
“Kỷ yếu” cảm hoài người quá cố,
Trong thơ tưởng niệm bậc tiền nhân.
Cha hiền thuở trước nêu danh tiết,
Con hiếu ngày nay nối nghiệp văn.
Uống nước nhớ nguồn luôn tạc dạ.
Cù lao chín chữ mãi ghi ân.
Phố cổ Hội An, ngày 7 tháng 12 năm 1998
Nguyễn Công Trợ
(Nguyên Hiệu trưởng trường Trung học Quế Sơn)
Trích trong cuốn “Hồi ức về Thầy tôi” nhân kỷ niệm ngày giỗ thứ 30 (11/4/1969=11/4/1999)
☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào