Thơ đọc nhiều nhất
Thơ thích nhất
Thơ mới nhất
Tác giả cùng thời kỳ
Tạo ngày 03/04/2007 13:54 bởi
Thichanlac, đã sửa 1 lần, lần cuối ngày 03/04/2007 14:07 bởi
Vanachi Lê Giang tên thật Trần Thị Kim, còn có bút danh Vũ Kim Sa. Bà sinh ngày 08-2-1930 tại Cà Mau, Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, Hội viên Hội Nhà văn TPHCM, Hội viên Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam.
Bà lớn lên trong ngành y tế Cách mạng (1945-1968). Từ 1968 Lê Giang chuyển từ ngành y tế sang Văn học nghệ thuật cho đến hôm nay. Bà nói: “Vì tôi cảm thấy cuộc đời mà tôi đang sống luôn luôn thôi thúc tôi phải tập viết, tập ghi chép như mỗi ngày phải ăn cơm, phải uống nước!”.
Ði trên con đường văn chương, là một cuộc phiêu lưu đầy thử thách. Nhiều lúc bà, muốn trở lại ngành y, nhưng Lê Giang lại nghĩ: “Trường đời cho tôi bước vào văn học là thiên nhiên và con người trong chiến tranh và tôi tiếp xúc hằng ngày: ngành y tế cũng là lục phủ ngũ tạng của văn chương. Vì vậy, chẳng có ai bàn ra tán vào làm tôi xiêu lòng, vì ở ngành nào thì ý nguyện của tôi là viết ra những suy nghĩ, những tình cảm luôn rạt rào từ yêu thương, ghét giận”.
Nhà thơ Lê Giang, sau hơn 35 năm sống trong không khí văn học nghệ thuật. Trong đó có cả những năm chiến tranh và những năm xây dựng hoà bình, bà có thấy tiếc gì không? Nữ thi sĩ “chân quê” Lê Giang không ngần ngại trả lời: “Nếu có phải tiếc thì tôi chỉ tiếc những ý định thật bức xúc hơn bao giờ hết phải dành phần thắng từng ngày từng giờ với tuổi tác ngày càng cao, mặc dù chẳng mấy khi tôi ốm đau, nhưng sự sống đều có quy luật của nó, không thể cưỡng lại được!”.
Hình ảnh của làng quê nơi chôn nhau cắt rốn càng ngày càng là một bức tranh được tô thắm tình yêu thương nồng nàn, luôn là quê hương sáng tác của Lê Giang. Lê Giang tự tập làm thơ, tập ghi nhật ký. Lê Giang ghi lại: sau trận B52, những tiếng chim hót, những mầm xanh nhú lên sau cơn huỷ diệt... Bên cạnh thơ văn, nhà thơ Lê Giang còn là nhà sưu tầm dân ca (cùng với chồng là nhạc sĩ Lư Nhất Vũ).
Trên kệ sách nhà Lê Giang, có thể bắt gặp những tựa sách quan trọng của cuộc đời sáng tác của bà: Phím đàn xanh; Bông vạn thọ (Văn nghệ GP, 1973); Sắc trắng (Văn học GP, 1977); Ơi, anh chàng hát rong (Tác phẩm mới - Hội Nhà văn Việt Nam, 1985); Tìm ngọc ở quê mình (tạp văn, Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh, 1987). Các tập sưu tầm, biên khảo dân ca (chung với nhạc sĩ Lư Nhất Vũ, Nguyễn Văn Hoa, Lê Anh Trung): Dân ca Bến Tre (Ty Văn hoá - Thông tin Bến Tre xuất bản, 1981); Tìm hiểu Dân ca Nam Bộ (Chuyên khảo, NXB. Thành phố Hồ Chí Minh, 1983); Dân ca Kiên Giang (Sở Văn hoá thông tin tỉnh Kiên Giang xuất bản, 1985). Và một số tập sưu tập dân ca khác.
Cuối năm 2003 vừa qua, tập sưu khảo, nghiên cứu điền dã Lang thang gió cát của bà đã được trao tặng thưởng trong Giải thưởng Văn học - nghệ thuật của UBND TP.HCM dành cho các tác phẩm VHNT xuất sắc nhất trong hai năm 2000-2003.
Lê Giang tên thật Trần Thị Kim, còn có bút danh Vũ Kim Sa. Bà sinh ngày 08-2-1930 tại Cà Mau, Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, Hội viên Hội Nhà văn TPHCM, Hội viên Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam.
Bà lớn lên trong ngành y tế Cách mạng (1945-1968). Từ 1968 Lê Giang chuyển từ ngành y tế sang Văn học nghệ thuật cho đến hôm nay. Bà nói: “Vì tôi cảm thấy cuộc đời mà tôi đang sống luôn luôn thôi thúc tôi phải tập viết, tập ghi chép như mỗi ngày phải ăn cơm, phải uống nước!”.
Ði trên con đường văn chương, là một cuộc phiêu lưu đầy thử thách. Nhiều lúc bà, muốn trở lại ngành y, nhưng Lê Giang lại nghĩ: “Trường đời cho tôi bước vào văn học là thiên nhiên và con người trong chiến tranh và tôi tiếp xúc hằng ngày: ngành y tế cũng là lục phủ ngũ tạng của văn chương. Vì vậy, chẳng có ai bàn ra tán vào…