Thơ đọc nhiều nhất
Thơ thích nhất
Thơ mới nhất
Tác giả cùng thời kỳ
Lâm Hảo Dũng sinh năm 1946 tại làng Bố Thảo, Thuận Hoá, Sóc Trăng. Ông có một người em trai là nhà thơ Lâm Hảo Khôi. Thuở nhỏ ông theo học tại trường trung học Hoàng Diệu, Ba Xuyên, lớn lên làm công chức. Năm 1968 ông gia nhập quân đội Việt Nam Cộng hoà, đồn trú ở Tây Nguyên, thuộc đơn vị pháo binh tại vùng biên giới giữa ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia. Thời gian này ông làm nhiều thơ đăng trên các tạp chí văn nghệ Sài Gòn: Văn, Khởi hành, Nghệ thuật; đề tài chủ yếu là những đau thương mất mát của chiến tranh được ghi lại ở vùng chiến sự Tam Biên nơi ông đóng quân, nỗi lòng người lính xa nhà và niềm mong đợi hoà bình cho quê hương. Ban đầu, ông dùng bút hiệu Mây Viễn Xứ, về sau dùng tên thật Lâm Hảo Dũng.
Sau năm 1975 ông bị chính quyền bắt tập trung cải tạo. Năm 1980 ông sang định cư tại Canada. Khi đã sống định cư ở hải ngoại, Lâm Hảo Dũng có nhiều bài thơ nhớ quê hương đồng bằng sông Cửu Long, đôi khi sử dụng phương ngữ Nam Bộ, và những bài thơ viết về cuộc sống tha hương.
Tác phẩm đã xuất bản:
- Ngày đi thương sợi khói bên nhà (NXB Nhân Văn, Hoa Kỳ)
- Đi giữa thời tan nát (XB tại Canada, 1989)
- Tóc em dài em cài bông hoa lý (XB tại Canada, 1989)
- Những bài thơ của tôi (XB tại Australia, 2013)
Lâm Hảo Dũng sinh năm 1946 tại làng Bố Thảo, Thuận Hoá, Sóc Trăng. Ông có một người em trai là nhà thơ Lâm Hảo Khôi. Thuở nhỏ ông theo học tại trường trung học Hoàng Diệu, Ba Xuyên, lớn lên làm công chức. Năm 1968 ông gia nhập quân đội Việt Nam Cộng hoà, đồn trú ở Tây Nguyên, thuộc đơn vị pháo binh tại vùng biên giới giữa ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia. Thời gian này ông làm nhiều thơ đăng trên các tạp chí văn nghệ Sài Gòn: Văn, Khởi hành, Nghệ thuật; đề tài chủ yếu là những đau thương mất mát của chiến tranh được ghi lại ở vùng chiến sự Tam Biên nơi ông đóng quân, nỗi lòng người lính xa nhà và niềm mong đợi hoà bình cho quê hương. Ban đầu, ông dùng bút hiệu Mây Viễn Xứ, về sau dùng tên thật Lâm Hảo Dũng.
Sau năm 1975 ông bị chính quyền bắt tập trung cải tạo. Năm 1980 ông sang định cư…