Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.


Câu này ý nói được hưởng lợi gì thì phải nhớ người đã làm ra nó, không được quên ơn.

[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]

 

Xếp theo:

Trang trong tổng số 1 trang (2 bài trả lời)
[1]

Ảnh đại diện

Phân tích câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” (1)

Câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” dạy cho ta về giá trị biết ơn, những thành quả mà chúng ta đang sở hữu hưởng thụ là mồ hôi nước mắt, là xương máu của ông cha ta đã bao đời mới xây dựng được nó.

Từ xưa đến nay, ông cha vẫn thường căn dặn chúng ta sống phải biết ơn, tôn trọng những người đã tạo ra thành quả cho ta hưởng. Điều đó thể hiện rõ trong câu tục ngữ:

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
Câu tục ngữ như một lời khuyên đối với chúng ta. Xét về nghĩa đen, “quả” là cái thơm ngon nhất của cây, kết tinh sự tinh khiết qua thời gian. Vì vậy khi ăn một trái quả thơm ngon thì ta phải nhớ tới những người đã trồng ra cây đó. Nhưng ý nghĩa sâu xa của câu tục ngữ lại muốn khuyên chúng ta khi được hưởng một thành quả nào đó thì phải nhớ ơn những người đã tạo ra thành quả ấy. “Ăn quả” là hình ảnh nói về những người hưởng thành quả, còn “trồng cây” là hình ảnh nói về những người làm ra thành quả cho người hưởng thụ.

Vậy vì sao “ăn quả” phải nhớ “kẻ trồng cây”? Vì tất cả những thành quả mà chúng ta đang hưởng thụ không phải tự nhiên mà có được. Những thành quả đó là mồ hôi, nước mắt, công sức, trí tuệ và cả xương máu của biết bao lớp người tạo nên để đem lại cuộc sống hạnh phúc cho chúng ta. Đã bao giờ ta tự hỏi: Tại sao ta lại có mặt trên đời này? Đó là công ơn của cha mẹ. Cha mẹ luôn ở bên cạnh ta ngay cả những lúc ta buồn vui, san sẻ, nuôi dưỡng những ước mơ của chúng ta. Còn thầy cô giáo là những người cha, người mẹ thứ hai luôn gần gũi chỉ bảo, mở ra cho chúng ta những kho tàng kiến thức của nhân loại, để rồi chắp cánh ước mơ cho chúng ta. Bên cạnh đó, công ơn của các chú bộ đội, các cô thanh niên xung phong cũng rất to lớn. Không có họ, làm sao chúng ta được hưởng sự bình yên, hạnh phúc như ngày hôm nay, được cắp sách tới trường vui đùa với bạn bè. Rồi những người công nhân, kĩ sư, bác sĩ không tiếc mồ hôi, công sức, trí tuệ lao động của mình. Họ đều là những người dám hi sinh cuộc đời mình để cống hiến cho đất nước. Chúng ta phải nhớ ơn họ, vì đây là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta từ bao đời nay: “Uống nước nhớ nguồn”, “Chim có tổ, người có tông”.

Hiểu vấn đề trên ta phải hành động như thế nào? Hằng năm, nhà nước ta vẫn luôn nhớ đến công ơn của những người đã tạo ra thành quả cho chúng ta được hưởng thụ, điều đó rất hợp với tình người. đối với cha mẹ, cũng có những người con hết lòng thương yêu, kính trọng cha mẹ vì họ hiểu cha mẹ chính là người tạo ra cuộc sống cho họ ngày hôm nay. Thật đúng với lời khuyên của câu tục ngữ. Chúng ta, mỗi người ai cũng cần phải có ý thức bảo vệ và phát huy đạo lí đó. Thực hiện tốt bổn phận làm con trong gia đình, bổn phận người học trò trong nhà trường, biết ơn những thế hệ đi trước là những điều chúng ta phải ghi nhớ.

Câu tục ngữ đã để lại một bài học thật quý giá. Chúng ta những học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường cần chăm chỉ học tập để giữ gìn những thành quả mà ông cha đã tạo dựng và luôn nhăc nhở nhau sống theo đạo lí tốt đẹp mà câu tục ngữ đã dạy.

tửu tận tình do tại
164.31
Chia sẻ trên FacebookTrả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của Phân tích câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” (2)

Lòng biết ơn là một phẩm chất đạo đức tốt đẹp của nhân dân ta, Và được khắc thành những lời mộc mạc mà chan chứa nghĩa tình gửi gắm vào trong từng câu ca dao tục ngữ, đã được ghi nhận qua câu tục ngữ: “uống nước nhớ nguồn”, một câu tục ngữ khác cũng cùng thể hiện lời khuyên đạo nghĩa đó: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Ta cùng nhau giải thích câu tục ngữ trên để hiểu được ý nghĩa sâu xa của nó mà ông cha ta muốn nhắn nhủ.

Bằng những từ ngữ thật giản dị thật dễ hiểu nhưng thật sâu sắc. Người ăn quả là kẻ hưởng thụ thành quả lao động do người khác, do xã hội tạo nên. Những thành qur đó bao gồm thành quả về vật chất và thành quả về tinh thần. Thành quả vật chất gồm lương thực, thực phẩm, y phục,tiện nghi đời sống…Thành quả tinh thần là những thành quả về tri thức mà ta tiếp thu, nền văn hoá văn minh mà ta đang hưởng thụ và mọi giá trị tinh thần khác. Còn kẻ trồng cây là những gieo hạt, châm bón cho cây đâm hoa kết trái, tức là những người đã làm ra những sản phẩm về vật chất cũng như tinh thần cho xã hội; bao gồm gia đình, xã hội, dân tộc ta và cả nền văn hoá do nhân loại để lại cho chúng ta ngày hôm nay. Người ăn quả và kẻ trông cây được nhấn mạnh bởi từ “nhớ”, sự liên kết đó nhắc nhở ta khi ăn một quả gì đó thì ta phải nhớ đến công lao của kẻ trồng cây.

Bởi lẽ, chính những người trồng cây này họ đã đổ biết bao mồ hôi, công sức và kể cả những giọt nước mắt để chăm bón, vun xới cho cây thì cây mới được xanh tươi, đâm chồi nảy lộc, ra hoa thơm kết trái ngọt. Họ hiểu rõ công việc của mình là tạo ra những sản phẩm vật chất, tinh thần, văn hoá để duy trì và phát triển xã hội, lưu truyền cho con cháu mai sau. Chúng ta là kẻ hưởng thụ thì chúng ta phải ghi nhớ công ơn của những người tạo ra những thành quả đó. Chẳng hạn như, hạt lúa hạt gạo, củ ngô củ khoai, rau quả ta ăn; tấm áo ta mặc; sách vở giúp ta mở mang trí tuệ, phát triển tài năng và nhân cách….Trước mắt ta là cha mẹ, thầy cô, người nông dân, công nhân đang lao động sản xuất, đã chăm lo cho ta mọi thứ. Hơn thế nữa, cuộc sống yên bình mà ngày hôm nay chúng ta có được, chúng ta đang sống và hưởng thụ cuộc sống tốt đẹp như thế này chính là do sự hi sinh xương máu của biết bao thể hệ cha ông đi trước đã xây dựng và bảo vệ Tổ quốc từ hàng ngàn năm nay. Rồi những nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, đời sống văn hoá tinh thần phong phú với nhiều phong tục tập quán, lễ hội, vui chơi dân gian…Tất cả những gì mà ngày hôm nay chúng ta đang có và hưởng thụ được là do đâu, có phải tự nhiên mà có được hay không, nếu không có mồ hôi, xương máu của các bậc tiền nhân thì chúng ta có thẻ có được như ngày hôm nay hay không? Chúng ta cần phải biết suy nghĩ, chúng ta cần phải biết được những gì ta có được từ đâu? Chính vì vậy chúng ta phải biết trân trọng và biết ơn đén công lao to lớn của kẻ trồng cây cho mình ăn trái.

Bằng cách so sánh thật cụ thể, câu tục ngữ đã toát lên một ý nghĩa giao dục thật sâu sắc. Qua đây ta cần xác định thái độ và quan niệm sống của mình: phải cố gắng học tập thật tốt, trau luyện tài năng và nhân cách đẻ sau này đóng góp công sức bản thân cho sự nghiệp trồng cây để lại cho thế hệ mai sau, nhằm bày tỏ lòng biết ơn đối với những người đi trước, đồng thời góp phần phát triển xã hội mai sau.

tửu tận tình do tại
23.00
Trả lời