Thơ » Việt Nam » Khuyết danh Việt Nam » Thơ dân gian » Ca dao » Ca dao về gia đình, họ hàng
Đăng bởi tôn tiền tử vào 29/08/2017 16:44
Ngó lên nuộc lạt mái nhà,
Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu.
Trang trong tổng số 1 trang (1 bài trả lời)
[1]
Gửi bởi tôn tiền tử ngày 23/11/2019 04:09
Người Việt Nam ta từ ngàn xưa đã có tục thờ cúng đất trời, tổ tiên. Dù giàu hay nghèo, trong mỗi nhà đều có một cái bàn thờ để con cháu quanh năm nhang khói cho ông bà, cha mẹ. Đây là một phong tục đẹp, phản ánh đạo lí: Uống nước nhớ nguồn, Ăn quả nhớ kẻ trồng cây… rất đáng chân trọng và gìn giữ.
Nước ta vốn là một nước nông nghiệp lạc hậu. Phần lớn nông dân sống cuộc đời nghèo khó, quanh năm bát mồ hôi đổi lấy bát cơm. Hình ảnh những mái rạ bạc phếch, dầu dãi mưa là hình ảnh phổ biến của nông dân thuở trước. Bao số phận cùng khổ của sưu cao thuế nặng, bởi áp bức bất công, bởi nỗi lo cơm áo hằng ngày. Biết lấy gì để báo đáp công lao trời biển của ông bà, cha mẹ? Niềm thương nỗi nhớ chất chứa trong lòng. Băn khoăn, day dứt lắm mà không làm sao được, chỉ biết buông tiếng thở than chua xót:
Ngó lên nuộc lạt mái nhà,Câu ca dao mộc mạc, giản dị như cách suy nghĩ và biểu hiện tình cảm của người nông dân chất phác, thật thà. Nhớ và thương là những khái niệm trừu tượng đã được cụ thể hoá bằng hình ảnh rất quen thuộc: nuộc lạt (nuộc: nút, mối) trên mái nhà. Khi lợp nhà bằng lá cọ, cỏ tranh hay rơm trạ, người ta thường dùng lạt giang hay lạt tre chẻ mỏng, ngâm nước cho mềm để buộc chặt từng lá cọ, từng tấm tranh, tấm rạ vào rui, mè cho chắc chắn, gió không thể thổi bay. Một mái nhà như thế có bao nhiêu nuộc lạt? Chắc là phải tới con số vài ngàn!
Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu!
Qua đình ngả nón trông đình,hoặc:
Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu.
Qua cầu ngả nón trông cầu,Đây là cách biểu hiện tình cảm tự nhiên và chân thành của người lao động.
Cầu bao nhiêu nhịp dạ em sầu bấy nhiêu…