Thơ » Pháp » Jean de La Fontaine » Ngụ ngôn » Tập 10
Quatre chercheurs de nouveaux mondes,
Presque nus échappés à la fureur des ondes,
Un Trafiquant, un Noble, un Pâtre, un Fils de Roi,
Réduits au sort de Bélisaire,
Demandaient aux passants de quoi
Pouvoir soulager leur misère.
De raconter quel sort les avait assemblés,
Quoique sous divers points tous quatre ils fussent nés,
C’est un récit de longue haleine.
Ils s’assirent enfin au bord d’une fontaine:
Là le conseil se tint entre les pauvres gens.
Le prince s’étendit sur le malheur des grands.
Le pâtre fut d’avis qu’éloignant la pensée
De leur aventure passée,
Chacun fît de son mieux et s’appliquât au soin
De pourvoir au commun besoin.
La plainte, ajouta-t-il, guérit-elle son homme?
Travaillons: c’est de quoi nous mener jusqu’à Rome.
Un Pâtre ainsi parler! Ainsi parler; croit-on
Que le Ciel n’ait donné qu’aux têtes couronnées
De l’esprit et de la raison;
Et que de tout berger, comme de tout mouton,
Les connaissances soient bornées?
L’avis de celui-ci fut d’abord trouvé bon
Par les trois échoués aux bords de l’Amérique.
L’un, c’était le marchand, savait l’arithmétique:
À tant par mois, dit-il, j’en donnerai leçon.
J’enseignerai la politique,
Reprit le Fils de Roi. Le Noble poursuivit:
Moi, je sais le blason; j’en veux tenir école:
Comme si, devers l’Inde, on eût eu dans l’esprit
La sotte vanité de ce jargon frivole.
Le Pâtre dit: Amis, vous parlez bien; mais quoi,
Le mois a trente jours; jusqu’à cette échéance
Jeûnerons-nous, par votre foi?
Vous me donnez une espérance
Belle, mais éloignée; et cependant j’ai faim.
Qui pourvoira de nous au dîner de demain?
Ou plutôt sur quelle assurance
Fondez-vous, dites-moi, le souper d’aujourd’hui?
Avant tout autre, c’est celui
Dont il s’agit: votre science
Est courte là-dessus; ma main y suppléera.
À ces mots, le Pâtre s’en va
Dans un bois: il y fit des fagots dont la vente,
Pendant cette journée et pendant la suivante,
Empêcha qu’un long jeûne à la fin ne fit tant
Qu’ils allassent là-bas exercer leur talent.
Je conclus de cette aventure
Qu’il ne faut pas tant d’art pour conserver ses jours
Et grâce aux dons de la nature,
La main est le plus sûr et le plus prompt secours.
Trang trong tổng số 1 trang (1 bài trả lời)
[1]
Có bốn phiêu lưu ông
Hăng tìm tân thế giới
Gặp sóng gió dữ dội
Tấp bờ hầu trần truồng
Bốn ông ấy: một ông hoàng
Một trang quý tộc, một chàng chăn dê
Một bác lái buôn lành nghề
Cái ăn tạm ngửa tay nhờ thổ dân
Phí hơi lắm không cần kể chuyện
Họ là người chín huyện mười phương
Duyên đâu tập họp lên đường
Nay ngồi bên cái giếng làng thở than
Nghĩ sao lá ngọc cành vàng
Gian nan lỡ bước... Ông hoàng tủi thân
Thôi hãy chớ than van chuyện cũ
Ngồi kêu ca no đủ được sao?
Hãy lo tìm cách mau mau
No thân ấm cật là câu vạn toàn
Phải làm việc ấy con đàng
Đưa ta thẳng tới tây phương đó mà
- Anh chăn dê nói thế a?
Vâng! Quả đó là lời gã chăn dê
Người ta nghĩ trời chỉ cho
Những đầu đội mão óc to, trí dào
Còn lũ chăn dê chăn cừu
Và dê cừu nữa cái đầu thậm nông
Ba người kia rất bằng lòng
Rằng: “Tôi tính toán làu thông ai tày?
- Bác lái nói - tôi dạy hay!
Tháng tháng tiền thầy cũng đủ để chi”
Đức Ông đâu có kém gì!
Sẽ dạy mưu thuật. Còn Hầu tước thì:
Gia phả, gia trưng!
(Hắn ta hí hửng hí hừng
Tưởng đất này từng phù phiếm chuộng ưa)
Anh chăn dê nói: “Các ngài
Nói hay lắm lắm nhưng rồi nghĩ coi:
Tháng ba mươi ngày không sai
Chờ cho khẳm tháng các ngài nhịn sao?
Cảnh tương lai đẹp biết bao
Tương lai xa vợi bụng cào khốn thay
Lấy chi lo bữa ngày mai?
Lấy chi sắm cái để nhai bây giờ?
Trước hết đó là vấn đề
Chắc khoa học của các ngài đành cua?
Đôi tay tôi dễ chịu thua!”
Nói xong anh bạn cũng vừa đứng lên
Tót vào núi chặt liền mớ củi
Bó đem ra chợ Giữa bán ngay
Mai... kia... rồi tiếp bao ngày
Tiền bán củi giúp các ngài ấm no
Khỏi xuống cõi mịt mờ âm khí
Đem tài hoa dạy quỷ đêm đen
Bài tôi học ở chuyện trên:
Tài không cần lắm mới nên sống còn
Bàn tay tạo hoá ban ơn
Vẫn là cái cần câu cơm vững vàng