Thơ đọc nhiều nhất
Thơ mới nhất
Tác giả cùng thời kỳ
Nhà thơ Inrasara tên thật là Phú Trạm, sinh ngày 20/9/1957 tại làng Chakleng - Mỹ Nghiệp, thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận. Ông là một nhà thơ gốc Chăm có tiếng.
Inrasara lớn lên trong những làng Chăm cổ nhất, nơi các gia đình vẫn theo truyền thống mẫu hệ, ông từng là sinh viên Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh nhưng rồi bỏ học, đi, đọc và làm thơ. Năm 1982, ông làm nghiên cứu ở Ban Biên soạn sách chữ Chăm - Ninh Thuận. Từ năm 1998, ông làm việc tự do. Hiện ông sống tại thành phố Hồ Chí Minh, làm nghiên cứu văn hoá Chăm, làm thơ, viết văn, dịch & viết tiểu luận - phê bình văn học. Ông là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, Hội Văn học - nghệ thuật các Dân tộc thiểu số Việt Nam.
Tác phẩm:
- Tháp nắng (thơ và trường ca, NXB Thanh niên, 1996)
- Sinh nhật cây xương rồng (thơ song ngữ Việt - Chăm, NXB Văn hoá Dân tộc, 1997)
- Hành hương em (thơ, NXB Trẻ TP Hồ Chí Minh, 1999)
- Lễ tẩy trần tháng tư (thơ và trường ca, NXB Hội Nhà văn, 2002)
- Inrasara (thơ, NXB Kim Đồng, 2003)
- The Purification Festival in April (thơ song ngữ Anh - Việt, NXB Văn Nghệ TP Hồ Chí Minh, 2005)
- Chân dung cát (tiểu thuyết, NXB Hội Nhà văn, 2006)
- Chuyện 40 năm mới kể và 18 bài thơ tân hình thức (thơ, NXB Hội Nhà văn, 2006)
- Chưa đủ cô đơn cho sáng tạo (tiểu luận - phê bình, NXB Văn Nghệ TP Hồ Chí Minh, 2006)
- Song thoại với cái mới (tiểu luận, NXB Hội Nhà văn, 2008)
- Hàng mã kí ức (tiểu thuyết, NXB Văn học, 2011)
- Thơ Việt, hành trình chuyển hướng say (NXB Thanh niên, 2014)
- Nhập cuộc về hướng mở (tiểu luận - phê bình, NXB Văn học, 2014)
Nhà thơ Inrasara tên thật là Phú Trạm, sinh ngày 20/9/1957 tại làng Chakleng - Mỹ Nghiệp, thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận. Ông là một nhà thơ gốc Chăm có tiếng.
Inrasara lớn lên trong những làng Chăm cổ nhất, nơi các gia đình vẫn theo truyền thống mẫu hệ, ông từng là sinh viên Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh nhưng rồi bỏ học, đi, đọc và làm thơ. Năm 1982, ông làm nghiên cứu ở Ban Biên soạn sách chữ Chăm - Ninh Thuận. Từ năm 1998, ông làm việc tự do. Hiện ông sống tại thành phố Hồ Chí Minh, làm nghiên cứu văn hoá Chăm, làm thơ, viết văn, dịch & viết tiểu luận - phê bình văn học. Ông là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, Hội Văn học - nghệ thuật các Dân tộc thiểu số Việt Nam.
Tác phẩm:
- Tháp nắng (thơ và trường ca, NXB Thanh…