Tác giả cùng thời kỳ
Dịch giả nhiều bài nhất
Tạo ngày 18/02/2009 05:20 bởi
hongha83, đã sửa 1 lần, lần cuối ngày 18/02/2009 05:21 bởi
hongha83 Hoàng Văn Tuyển 黃文選 (1821-1879) tự Trọng Tú, hiệu Bích Giang và Mai Am, người làng Mỹ Lợi (nay là xã Vinh Mỹ, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế). Là chí sĩ dưới thời Nguyễn. Thân phụ ông là Hoàng Văn Thông (1791-1861) một nhà nông có kiến thức, cần cù chịu khó nuôi ba con ăn học, nhưng chỉ một mình Tuyển đỗ tiến sĩ (khoa Tân Hợi, 1851). Bước đường cử nghiệp của ông cũng như quan trường đều lận đận lao đao, chức vụ cao nhất là Thượng thư Bộ Công, sung Cơ mật viện đại thần, kiêm quản Quốc tử giám, nhưng trước khi về hưu, chỉ được khai phục Hồng Lô tự thiếu khanh. Hoàng Văn Tuyển giao du với nhiều nhân vật có tiếng đương thời, như Phạm Thành Ý, Phan Thanh Giản lại là con rể của Cần chính điện đại học sĩ Trương Đan Quế... Vì vậy, những biến cố của đất nước trong giai đoạn này ít nhiều tác động đến tình cảm và chí hướng của Hoàng Văn Tuyển. Sách Đại Nam liệt truyện nói ông “có tiếng hay chữ”. Hoàng Văn Tuyển từng tham gia biên tập các bộ Thiệu Trị văn quy, Khâm định Việt sử... Thơ Hoàng Văn Tuyển hiện còn rất ít và hầu như thất lạc cả.
Hoàng Văn Tuyển 黃文選 (1821-1879) tự Trọng Tú, hiệu Bích Giang và Mai Am, người làng Mỹ Lợi (nay là xã Vinh Mỹ, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế). Là chí sĩ dưới thời Nguyễn. Thân phụ ông là Hoàng Văn Thông (1791-1861) một nhà nông có kiến thức, cần cù chịu khó nuôi ba con ăn học, nhưng chỉ một mình Tuyển đỗ tiến sĩ (khoa Tân Hợi, 1851). Bước đường cử nghiệp của ông cũng như quan trường đều lận đận lao đao, chức vụ cao nhất là Thượng thư Bộ Công, sung Cơ mật viện đại thần, kiêm quản Quốc tử giám, nhưng trước khi về hưu, chỉ được khai phục Hồng Lô tự thiếu khanh. Hoàng Văn Tuyển giao du với nhiều nhân vật có tiếng đương thời, như Phạm Thành Ý, Phan Thanh Giản lại là con rể của Cần chính điện đại học sĩ Trương Đan Quế... Vì vậy, những biến cố của đất nước trong giai đoạn này ít nhiều tác động…