Tác giả cùng thời kỳ
Dịch giả nhiều bài nhất
Hoàng Sĩ Khải 黃士愷 hiệu Lãn Trai, quê Lai Xá, Lương Tài, Bắc Ninh, đỗ tiến sĩ khoa thi Giáp Thìn thời vua Mạc Phúc Hải (1544), làm quan đến chức Hộ bộ thượng thư kiêm Quốc Tử Giám tế tửu. Ông là thông gia với Đình nguyên hoàng giáp Vũ Kính, bạn đồng khoa, người làng Lương Xá cùng huyện. Chàng rể Vũ Giới cũng đỗ Trạng nguyên khoa thi năm 1577, làm quan đến chức Lại bộ thượng thư.
Hoàng Sĩ Khải là người hay chữ, giỏi thơ văn. Theo sách Thư tịch chí của Lê Quý Đôn và Phan Huy Chú thì Hoàng Sĩ Khải có các tác phẩm Sứ Bắc quốc ngữ thi tập, Đăng khoa lục, Sứ trình khúc, Tiểu độc lạc phú, Tứ thời khúc vịnh. Hiện nay chỉ còn lưu lại tác phẩm Tứ thời khúc vịnh dài 340 câu thể song thất lục bát. Điểm qua tên tác phẩm có thể nhận định Sứ trình khúc cũng là tác phẩm thuộc thể loại truyện thơ vì chuyến đi sứ ấy đã có một tập thơ riêng.
Tứ thời khúc vịnh kể về công việc theo phong tục tập quán từng tháng trong năm, qua đó ca ngợi vương triều tái lập thịnh trị tạo thái bình muôn thuở cho dân. Về thời điểm sáng tác, có thể khẳng định được vì ngay trong tác phẩm đã nhắc đến việc chính quyền Lê - Trịnh đã ổn định, tiết chế Trịnh Tùng đã được phong vương.
Hoàng Sĩ Khải 黃士愷 hiệu Lãn Trai, quê Lai Xá, Lương Tài, Bắc Ninh, đỗ tiến sĩ khoa thi Giáp Thìn thời vua Mạc Phúc Hải (1544), làm quan đến chức Hộ bộ thượng thư kiêm Quốc Tử Giám tế tửu. Ông là thông gia với Đình nguyên hoàng giáp Vũ Kính, bạn đồng khoa, người làng Lương Xá cùng huyện. Chàng rể Vũ Giới cũng đỗ Trạng nguyên khoa thi năm 1577, làm quan đến chức Lại bộ thượng thư.
Hoàng Sĩ Khải là người hay chữ, giỏi thơ văn. Theo sách Thư tịch chí của Lê Quý Đôn và Phan Huy Chú thì Hoàng Sĩ Khải có các tác phẩm Sứ Bắc quốc ngữ thi tập, Đăng khoa lục, Sứ trình khúc, Tiểu độc lạc phú, Tứ thời khúc vịnh. Hiện nay chỉ còn lưu lại tác phẩm Tứ thời khúc vịnh dài 340 câu thể song thất lục bát. Điểm qua tên tác phẩm có thể nhận định Sứ trình khúc…