Đăng bởi hongha83 vào 24/06/2008 06:57, đã sửa 2 lần, lần cuối bởi Vanachi vào 24/06/2008 08:14

Chưa dứt tiếng ầu ơ, con thiếp ngủ
Khoác súng lên người, mẹ rảo bước đường quen
Dòng sông Hậu vọng theo lời nức nở
Bóng những hàng dừa cụt ngọn, cháy đen

Nòng súng đợi chờ, canh khuya sương rỏ
Mẹ quờ tay ngỡ nước mắt của con
Giặc đang ngủ. Lay chúng dậy, bay không có quyền ngủ
Trong món nợ mẹ đòi có tiếng khóc thơ non

Có cả vết roi hằn lưng thời ở đợ
Chiếc quần bố tời đầy rận, rách như xơ
Mẹ có chết, không còn ân hận nữa
Có xóm làng bao ủ các con thơ

Súng mẹ nổ, ngăn kiếp xưa lộn lại
Đừng giật mình nói mớ, ngủ cho ngon
Mai khôn lớn, đường vui con bước mãi
Mẹ gạt nhành gai khỏi vướng gót chân son

Lấy xong bột mẹ về, con cũng vừa thức giấc
Mẹ lại tiếp cho con bầu sữa nóng thiên nhiên
Hơi thuốc súng tan vào hơi gió mát
Tiếng ầu ơ, mẹ gọi ánh trăng lên


Truyện ký Người mẹ cầm súng của cố nhà văn Nguyễn Thi.

[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]

 

Xếp theo:

Trang trong tổng số 1 trang (2 bài trả lời)
[1]

Ảnh đại diện

Truyện "Người mẹ cầm súng"

Tóm tắt nội dung:

Truyện viết về cuộc đời và gương chiến đấu của chị Nguyễn Thị Út Tịch, anh hùng lực lượng vũ trang tỉnh Trà Vinh trong kháng chiến chống Mỹ. Từ một cô bé nghèo đi ở đợ, chị đã đượ cách mạng giác ngộ và trưởng thành, trở thành một chiến sĩ du kích dày dạn kinh nghiệm cùng đồng đội liên tiếp lập nhiều chiến công. Lý tưởng cách mạng cũng như quyết tâm diệt ngoại xâm của người mẹ năm con cầm súng này được thể hiện qua câu nói giản dị mà khẳng khái: “Còn cái lai quần cũng đánh”.

Vài nét về nhà văn Nguyễn Thi (1928 - 1968)

* Nguyễn Thi còn có bút danh khác là Nguyễn Ngọc Tấn; tên khai sinh là Nguyễn Hoàng Ca sinh ngày 15 tháng 5 năm 1928 tại xã Hải Anh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định; sinh thời nhiều năm sống ở Nam Bộ và Hà Nội. Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (1957).
* Nhà văn Nguyễn Thi lúc nhỏ học ở quê, sau theo người thân vào Sài Gòn kiếm sống. Kháng chiến chống thực dân Pháp bùng nổ, ông tham gia quân đội làm công tác tuyên huấn, đội trưởng đội Văn công sư đoàn 330, sau đó về tạp chí Văn nghệ Quân đội (1957) làm biên tập văn xuôi. Từ 1962 nhà văn Nguyễn Thi đi chiến trường, công tác tại Cục Chính trị quân giải phóng miền Nam, thành viên sáng lập và tham gia phụ trách tạp chí Văn nghệ Quân giải phóng. Ông từng sông xáo có mặt ở nhiều nơi gian khổ, ác liệt như Bến Tre, Đồng Tháp Mười... Trong cuộc tấn công Tết Mậu Thân (1968) ông đi theo một mũi tấn công của Quân giải phóng đánh chiếm Sài Gòn và hy sinh trong tư thế một chiến sĩ cảm tử ngày 9 tháng 5 năm 1968. Nơi ông hy sinh nay được mang tên ông - đường Nguyễn Thi, thành phố Hồ Chí Minh.

* Tác phẩm đã xuất bản: Trăng sáng (truyện ngắn, bút danh Nguyễn Ngọc Tấn, 1960); Đôi bạn (truyện ngắn, bút danh Nguyễn Thi, 1965); Truyện và ký Nguyễn Thi (1969); Năm tháng chưa xa (ghi chép, 1972); Nguyễn Ngọc Tấn - Nguyễn Thi toàn tập (4 quyển, 2700 trang, 1996); Ngoài những Trăng sáng; Đôi bạn; Người mẹ cầm súng có Những sự tích đất thép; Ước mơ của đất; Cô gái đất dừa; Sen trong đồng; ở xã Trung Nghĩa... là những tác phẩm chưa hoàn thành, còn dở dang được in rút từ di cảo), Hương đồng nội (thơ, 1950).

Nhà văn đã được nhận Giải thưởng Văn nghệ Cửu Long giang (Nam Bộ 1949 - 1950) với tập thơ Hương đồng gió nội (bút danh Nguyễn Ngọc Tấn); Giải thưởng Văn nghệ Nguyễn Đình Chiểu (1965) với tập truyện ký Người mẹ cầm súng.

(do hongha83 gửi)

Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
15.00
Trả lời
Ảnh đại diện

Tìm thêm tài liệu

ai có bài nào viết về hình ảnh người phụ nữ miền nam thể hiện trong tác phẩm Người mẹ cầm súng của Nguyễn Thi ko,post lên cho mình xem với,đang làm bài tiểu luận mà hiếm tài liệu quá ah.Cảm ơn trước nha!

Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy
Tôi có thêm ngày nữa để yêu thương !
33.33
Trả lời