Đọc nhiều nhất
Thích nhất
Mới nhất
Tạo ngày 07/03/2007 02:49 bởi
Biển nhớ, đã sửa 1 lần, lần cuối ngày 07/03/2007 03:37 bởi
Vanachi Đồ Sơn bát vịnh là tập thơ gồm 9 bài chữ Hán, được Hồ Xuân Hương làm trong khoảng thời gian 1816-1818 lúc chung sống với Tham hiệp Yên Quảng Trần Phúc Hiển. Hồ Xuân Hương đi thăm các thắng cảnh chùa Đông Sơn, thời ấy đã hoang tàn, do cuộc khởi nghĩa nhà sư Phạm Ngọc (1418-1420) chống nhà Minh đô hộ. Cuộc khởi nghĩa quy tụ hàng vạn người dựa thế Đồ Sơn và vịnh Hạ Long làm điêu đứng nhà Minh, nhưng rồi bị dập tắt trong máu lửa, chỉ còn lại các cảnh chùa trên núi Đông Sơn bị hoang tàn.
Tập thơ này cho thấy Hồ Xuân Hương rất thông suốt Phật pháp, với các tích về núi Linh Thứu, vườn Kỳ Viên, tích Vua A-Dục, việc Vương Minh đào giếng giúp dân, ban phước, tích Phật Thiên Thủ Thiên Nhãn. Thơ Vịnh cảnh chùa của bà tràn đầy thiền vị, của một Phật tử đầy đạo tâm... có phần đối nghịch với sự xấc xược trong những bài thơ Nôm truyền khẩu.
Các bài trong tập thơ này được học giả Trần Văn Giáp tìm thấy trong sách Phượng Sơn từ chí lược, và GS Cao Huy Du cũng tìm thấy trong thư viện của Cao Xuân Dục.
Đồ Sơn bát vịnh là tập thơ gồm 9 bài chữ Hán, được Hồ Xuân Hương làm trong khoảng thời gian 1816-1818 lúc chung sống với Tham hiệp Yên Quảng Trần Phúc Hiển. Hồ Xuân Hương đi thăm các thắng cảnh chùa Đông Sơn, thời ấy đã hoang tàn, do cuộc khởi nghĩa nhà sư Phạm Ngọc (1418-1420) chống nhà Minh đô hộ. Cuộc khởi nghĩa quy tụ hàng vạn người dựa thế Đồ Sơn và vịnh Hạ Long làm điêu đứng nhà Minh, nhưng rồi bị dập tắt trong máu lửa, chỉ còn lại các cảnh chùa trên núi Đông Sơn bị hoang tàn.
Tập thơ này cho thấy Hồ Xuân Hương rất thông suốt Phật pháp, với các tích về núi Linh Thứu, vườn Kỳ Viên, tích Vua A-Dục, việc Vương Minh đào giếng giúp dân, ban phước, tích Phật Thiên Thủ Thiên Nhãn. Thơ Vịnh cảnh chùa của bà tràn đầy thiền vị, của một Phật tử đầy đạo tâm... có phần đối nghịch với sự…