Thơ » Việt Nam » Hiện đại » Hồ Đắc Duy » Đại Việt sử thi » Quyển 10
Đăng bởi hảo liễu vào 17/03/2015 16:15
Cướp ngôi vua, chuyên quyền quá quắt
Đổi niên hiệu thành nước Đại Ngu (1400)
Nhận mình con cháu Thuấn Ngu?
Bỏ họ Lê, đổi họ Hồ từ đây
Thuở bấy giờ có nhiều ẩn sĩ
Cũng nhiều phường quái quỷ lưu manh
Như là Đồng Thức, Hối Khanh (1401)
Dâng thư xàm tấu mong giành tranh công
Vương Nhữ Chu có công chế tác (1396)
Làm ra đồng giấy bạc lưu thương
Định ra tỷ lệ rõ ràng
Quan hai tiền giấy bằng quan tiền đồng
Ông cũng từng đặt ra triều phục
Quy định màu, hia mão các quan
Tuỳ theo chức tước mà mang
Khi vào triều kiến thêm phần trang nghiêm
Hoàng Hối Khanh dâng lên kế sách (1404)
Lập hộ tịch rồi bắt kê khai
Ghi danh từ tuổi lên hai
Chép vào sổ bộ sai người thống kê
Lịnh đuổi về những người lưu lạc
Ra quyết định hạn chế gia nô
Cho mua thóc lúa vào kho
Đắp đường thiên lý để cho dễ dàng (1402)
Nguyễn Đại Năng có tài châm cứu (1403)
Dùng kim châm để chữa cho người
Đặt chức quảng tế khắp nơi
Chăm nom sức khoẻ trông coi giữ gìn
Về hành chính đổi tên các lộ
Đặt lại chức chánh phó ban cho
Định ra mức thuế điền tô
Đặt chức liêm phóng để dò xét dân (1400)
Hồ Quý Ly dùng trăm biện pháp
Mục đích là đàn áp nhân dân
Sau là để diệt nhà Trần
Thi hành bạo lực chẳng cần nhân tâm
Chỉ trong vòng bảy năm thống trị
Hồ Quý Ly đã thí nhiều người
Xuất vua, giết rể và rồi (1389)
Giết luôn đồng đội, con thầy chẳng thương
Dựng quán xá dọc đường sơn cốc (1402)
Chằng dây thừng để giúp thuyền qua (1399)
Lập thêm trường học nơi xa (1397)
Quan điền chục mẫu để mà trả lương
Dùng chữ Nôm thay luôn chữ Hán (1396)
Lần đầu tiên môn toán ra thi
Khảo hạch có đến bốn kỳ
Chọn ra ngày tháng định kỳ mỗi khoa
Bày ra cách: "Cầu lời nói thẳng" (1392, 1405)
Thực chất là cái bẫy giăng qua
Nghề này học được của cha
Đã làm trước đó mười ba năm rồi
Lại dời đô ra ngoài Thanh Hoá (1397)
Lấy An Tôn làm chỗ đóng đô
Người can thì để ý thù
Tính tình nhỏ nhặt như trò trẻ con
"Cốt ở đức không hơn ở hiểm"
Đó là lời Như Thuyết căn ngăn (1402)
Nguỵ Thức, Nguyển Bẩm tâu rằng:
"Sống cho phải đạo hiếu trung với người" (1397)