Thơ » Nga » Evgeny Evtushenko
Đăng bởi Tung Cuong vào 22/10/2017 11:13
Вот когда я смерти испугался,
позабыв, что должен мир спасти,
когда сняли с моей шеи галстук
руки негритянки медсестры.
И когда я с жалобным намёком
взглядом показал на туалет,
шприц её был твёрд, а глаз наметан:
“Кровь сначала”. Вот и весь ответ.
Эта чёткость профессионалки,
слезы неронявшей на халат,
сразу показали мне, как жалки
те, кто жалость выпросить хотят
Я ей благодарен - даже очень.
Почему мне всё же до сих пор
снятся изжалевшиеся очи
наших сердобольных медсестер?
И на чём Россия продержалась,
что её спасает и спасло?
Христианство наших женщин - жалость,
горькое второе ремесло.
Что я вспомнил? Детство, Транссибирку,
у плетня частушки допоздна,
а в американскую пробирку
кровь моя по капле поползла.
Где-то в Охлахоме и Айове
неужели высохнет душа
капельками русской моей крови,
всосанными в землю США?
Новая Россия сжала с хрустом
и людей, и деньги в пятерне.
Первый раз в ней нет поэтам русским
места ни на поле, ни в тюрьме.
На Кавказе вороны жиреют,
каркают, проклятые, к беде.
Но в России всё-таки жалеют,
как не могут пожалеть нигде.
Я подростком был в чужой шинели.
С жалости учились мы любви,
женщин обезмужевших жалели,
нас они жалели, как могли.
Пасечница в страсти простовата,
с метками пчелиными на лбу.
“Я тебя жалею…” – простонала.
Это было: “Я тебя люблю”.
Мы в стране, к несчастьям, небрезгливой,
словно дети жалости, росли,
под защитой пьяненькой, слезливой,
нежной матерщиницы –Руси.
Если застреваю в загранице,
Слышат - сердце сжалось ли во мне,
чуткие российские больницы,
нищие, но жалостливые.
Нянечки умеют осторожно,
как никто, кормить и умывать.
Если жить в России невозможно,
то зато в ней лучше умирать.
Trang trong tổng số 1 trang (1 bài trả lời)
[1]
Gửi bởi Tung Cuong ngày 22/10/2017 11:13
Đã sửa 1 lần, lần cuối bởi tôn tiền tử ngày 23/10/2017 09:40
Đây là lúc, khi tôi sợ chết,
quên rằng mình phải cứu hết nhân gian,
khi cà vạt từ cổ tôi cởi xuống
nhờ đôi tay nữ y tá da đen.
Và giữ vẻ đáng thương, tôi bóng gió,
đưa mắt nhìn về phía nhà vệ sinh,
y tá cầm ống tiêm cương quyết, nhìn một chỗ:
“Phải lấy xong máu đã.” Đó là câu trả lời.
Sự chính xác của người trông chuyên nghiệp
không để rơi nước mắt ra áo blouse
cho tôi thấy ngay: thật là thương hại
những ai xin người khác rải tình thương.
Tôi chịu ơn rất nhiều với cô y tá,
nhưng vì sao cho đến lúc này
vẫn mơ thấy ánh mắt đầy thông cảm
từ y tá tốt bụng của ta?
Cái gì giữ cho nước Nga tồn tại,
cái gì xưa và nay cứu lại nước Nga?
Ky tô giáo của phụ nữ Nga là lòng thương cảm
đó là nghề cay đắng thứ hai.
Tôi đã nhớ những gì? Đường tầu xuyên Xibêri, thời thơ ấu
trôi bên rào cho tới đêm khuya,
nay dòng máu tôi chảy qua từng giọt
đi vào ống nghiệm ở bệnh viện Hoa Kỳ.
Ở đâu đó, Ôklahôma và Aiôva nữa,
Có lẽ nào tâm hồn sẽ héo khô
bởi dòng máu Nga của tôi nhỏ giọt
ngấm hết vào mạch đất của Mỹ sao?
Nước Nga mới nghiến răng bóp nghẹt
cả con người, cả tiền bạc trong tay.
Lần đầu thấy, ở Nga, thi sĩ
không phải vào tù, chẳng được sống tự do.
Vùng Capcadơ, quạ hoang phát béo,
suốt ngày kêu, lũ khốn kiếp, báo tin buồn.
Nhưng ở Nga vẫn giầu lòng trắc ẩn,
chứ không đâu có người vẫn từ tâm.
Tôi là thiếu niên diện áo Đông đi mượn.
Nhờ tình thương tôi học được tình yêu,
biết thông cảm bao nhiêu người chồng chết,
họ cảm thông, hết lòng quý chúng tôi.
Khi gần gũi, cô nuôi ong trông chất phác,
trên trán cô ri rít vệt ong châm,
cô rên rỉ:Tôi thương cậu lắm…
Đúng ra là:Tôi yêu cậu rất nhiều.
Thật bất hạnh, ta ở quốc gia không đáng tởm,
ta trưởng thành như đám trẻ của tình thương,
được bảo vệ bởi nước Nga thường say xỉn
rất dịu dàng, mau nước mắt xót thương.
Nếu có lúc tôi dềnh dang nơi đất khách,
tôi vẫn nghe, tim đau thắt trong tôi chăng,
thấy bệnh viện Nga vẫn luôn chu đáo,
trông nghèo nghèo, nhưng sẵn cảm thông.
Các y tá biết chăm nom chu đáo,
lúc cho ăn, khi rửa ráy, hơn khối nơi,
Nếu ở Nga ta coi không thể sống,
thì về Nga để chết–vẫn là hơn.