☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào
Nước:
Italia2 bài thơ
Tác giả cùng thời kỳ
Dịch giả nhiều bài nhất
Dino Campana (1885-1932) sinh trưởng ở Marradi, thị xã hẻo lánh lọt giữa hốc núi phía nam dãy Alpes. Cũng giống Rimbaud, chính địa lý quê quán là cội mầm của nỗi bất mãn, phá phách chống lại sự tù đọng tỉnh lẻ, đồng thời thúc dục máu phiêu lưu thèm khát các chân trời mới. Bắt đầu nổi chứng bất thường phải đi an dưỡng năm 15 tuổi vì căm hận bà mẹ thiếu tình cảm với con. Đến tuổi vào đại học, mặc dù ghi danh khoa Hoá, ông lại say mê siêu hình học Đức, thi ca Pháp với Tây Ban Nha, và tìm hiểu các phái mật truyền thờ Orpheus, nhà thơ của thần thoại Hy Lạp. Xuất dương lần đầu sang Nam Mỹ sau khi bỏ học năm 22 tuổi, ông lang thang kiếm ăn, làm nhiều nghề ở Argentina, trôi nổi theo các tàu hàng sang Odessa (Nga), Genova (Ý), Antwerp (Bỉ). Có lúc người ta gặp ông ở Rotterdam, Paris, Basel... Khi mỏi gót giang hồ, ông lại quay về góc núi ở Marradi. Lần này người bố làm hiệu trưởng tiểu học lại gửi gắm vào đại học ở Bologna, theo ngành Dược. Ông vẫn không chịu ngồi yên, lại bỏ Bologna đến Genova, rồi Firenze (Pháp, Anh gọi là Florence). Ở đây Campana bỏ học trước khi tốt nghiệp một năm để đeo đuổi cái nghiệp không trường ốc nào đào tạo được: nghiệp thi nhân.
Mùa thu 1913, trong cơn sốt sáng tạo vài tuần ra đời thi phẩm Canti Orfici. Nhà thơ cầm bản thảo độc nhất được hoàn tất vào tháng Chạp đi bộ theo đường núi khoảng 5, 6 chục cây số xuống Firenze. Tại các quán cà phê ở đây ông làm quen với giới văn nghệ và trao tập thơ cho Soffici (một học sĩ phái vị lai Ý) nhờ tìm nơi xuất bản. Ông cũng gửi thư cho Prezzolini, chủ bút tuần báo thời danh Lavoce (Tiếng Nói) ở Firenze. Chờ mãi không thấy ai liên lạc, hồi âm ông tuyệt vọng đòi Soffici lại bản thảo thì tay này cho biết đã làm thất lạc. Dù thương tổn muốn phát điên, ý chí của nhà thơ đã giúp ông phục hồi từ trí nhớ gần như nguyên vẹn cả tập, rồi nhờ một nhà in địa phương lo việc in ấn. Campana lại xuống Firenze, tự tay rao bán tập thơ trong các quán cà phê. Nhưng tính cách tiên phong của thi phẩm không tạo được sự hưởng ứng trong văn giới. Ngoại trừ một tri âm, nhà thơ gặp phải sự đàm tiếu của dư luận khi vài nhà báo tung tin đồn về chứng tâm thần của ông để tấn công tác phẩm.
Ít tháng sau Thế Chiến Thứ Nhất bùng nổ. Sau khi hội đồng Y Khoa tuyển quân phát hiện bệnh căn tâm trí vô phương chữa trị, ông được đưa vào một bệnh viện an dưỡng gần Firenze. Cũng như Holderlin, Nietzsche, Artaud, ông sống những năm cuối đời hoàn toàn biệt lập với đời sống bên ngoài, đơn chiếc như cái bóng đến từ cõi khác.
Dino Campana (1885-1932) sinh trưởng ở Marradi, thị xã hẻo lánh lọt giữa hốc núi phía nam dãy Alpes. Cũng giống Rimbaud, chính địa lý quê quán là cội mầm của nỗi bất mãn, phá phách chống lại sự tù đọng tỉnh lẻ, đồng thời thúc dục máu phiêu lưu thèm khát các chân trời mới. Bắt đầu nổi chứng bất thường phải đi an dưỡng năm 15 tuổi vì căm hận bà mẹ thiếu tình cảm với con. Đến tuổi vào đại học, mặc dù ghi danh khoa Hoá, ông lại say mê siêu hình học Đức, thi ca Pháp với Tây Ban Nha, và tìm hiểu các phái mật truyền thờ Orpheus, nhà thơ của thần thoại Hy Lạp. Xuất dương lần đầu sang Nam Mỹ sau khi bỏ học năm 22 tuổi, ông lang thang kiếm ăn, làm nhiều nghề ở Argentina, trôi nổi theo các tàu hàng sang Odessa (Nga), Genova (Ý), Antwerp (Bỉ). Có lúc người ta gặp ông ở Rotterdam, Paris, Basel... Khi mỏi…