Thơ » Việt Nam » Hiện đại » Dương Kỳ Anh » Và anh đợi (1990-1991)
Đăng bởi Nguyễn Dũng vào 24/02/2010 00:22
Đêm nay bên bờ con sông Đào
Đêm tháng năm dịu dàng trăng tỏ
Anh ngóng đợi em như đêm về dân làng vẫn
thường ngóng đợi vầng trăng
Sao mà em chậm đến
Sau một mùa nắng hạn
Cỏ mật đêm vê đã kết tụ mùi hương
Hương sen đêm về đã trao mình cho gió
Sao mà em chậm đến
Phải vì giỏ bèo em thái chưa xong
Thì em ơi hãy nhờ đứa em sau thái nốt
Nếu thúng gạo mẹ giao em chưa sàng thóc
Mai em hãy sàng mẹ không giận em đâu
Nếu các bình em đang gọi em ngoài ngõ
Thì có gì đáng ngại
Khi trái tim em đang ngập tràn tình yêu
Bạn bè em sẽ hiểu em
Họ sẽ mỉn cười kéo nhau đi nơi khác
Đêm nay bên bờ con sông Đào
Đêm tháng năm dịu đàng trăng tỏ
Sao mà em chậm đến
Để một mình anh với hương lúa trên đồng
Với tháng ngày hồi tưởng
Như buổi sáng nào anh gặp em
Gặp dây tư hồng nắng nóng bờ giậu
Em vác mai xách nón đi đâu
Sao không chào anh mà câu
Buổi đầu làm quen sao mà khó thế
Dẫu hai ta cũng ngõ
Mười tám tuổi đầu anh đã đi xa
Quả cam thì chín theo mùa
Cầu vồng bắc theo cơn mưa
Tuổi thơ biết gì mà nói
Khi em biết nhìn anh mắt lúng liếng sau rèm
Khói bom đã đùn lên một góc trời lửa đỏ
Khói bom giặc Mỹ đã đùn lên
Khi em biết nhìn anh
mắt lúng liếng sau rèm…
Đêm nay bên bờ in sông Đào
Đêm tháng năm dịu dàng trăng tỏ
Anh nóng đợi em như dân làng vẫn ngóng trông hương lúa trên đồng
Sao mà em chậm đến
Có phải vì em đang chải tóc soi gương
Chiếc gương con em vẫn giấu trong buồng
Mẹ bắt gặp soi gương nhiều mẹ mắng
Em ơi chớ vội vàng trang điểm làm chi
Em cứ nguyên lành như em mà đển
Nguyên lành như nội cỏ đưa hương
Như tà áo nâu thường ngày em vẫn mặc
Dẫu gót chân em còn vướng cân bùn đất
Dẫn mái tóc cắt còn vướng cánh bèo
Thì em ơi chớ ngại
Chớ hoài công trang điểm làm chi
Em cứ nguyên lành như em mà đến
Em là con gái cùng quê
Mỗi buổi chiều về có bao nhiêu công việc
Có thể giờ này ở trong làng có nhiều người cần gọi đến em chăng.
Sao mà em chậm đến
Chỉ còn đêm nay mai anh lại lên đường
Hay anh muốn nhờ con sông nói thay lời đưa tiễn
Em là con gái vùng quê.