Thơ » Việt Nam » Hiện đại » Xuân Quỳnh » Hoa dọc chiến hào (1968) » Chiến hào
Mặt đất nứt chiến hàoKhắp mọi miền tổ quốc đều là trận địa, vì thế chiến hào có ở khắp mọi nơi, nhiều và dày đặc. Sức nóng của cuộc chiến tranh khiến cho “Mặt đất nứt chiến hào”, tác giả so sánh với một vật khi quá khô, quá nóng thì nứt ra phản ánh rất đúng mức độ khốc liệt của cuộc chiến tranh khi đó. Ở khổ thơ tiếp theo, tác giả so sánh độ dài của chiến hào với lòng căm thù giặc và thể hiện tinh thần bất khuất của nhân dân ta.
Vạch đường ngang lối dọc
Nào chỉ riêng nơi nào
Khắp trên mình Tổ quốc
Ôi chiến hào chiến hào
Hằn sâu trên mặt đất
Dài như lòng căm thù
Vạch những đường bất khuất
Ta bước trong chiến hàoLịch sử Việt Nam là lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm, vì thế chiến hào không phải bây giờ mới có. Chính vì thế mà tác giả không có cảm giác lạ lẫm khi ở trong đó mà còn cảm nhận được mùi đất mới như cánh đồng đang vụ cày, lối đi dưới chiến hào cũng không làm tác giả lo sợ rằng không biết dẫn về đâu mà thấy thân quen như con đường tới trường thơm mùi thơm hoa lí nhà ai đó. Cái tinh thần bất khuất ấy đã ngấm vào tận cùng cốt tuỷ con người Việt Nam.
Mùi đất còn mới mẻ
Mà đã thấy thân quen
Như những ngày thơ bé
Quen lối đi tới trường
Một mùi hương hoa lý
Bởi người lính hôm nayTuổi đời của người lính còn rất trẻ, hôm qua có người còn đang đi học, có người đang cày dở thửa ruộng, có người còn đang gõ những nhát búa đầu tiên trong nhà máy... nhưng hôm nay, họ đã là chiến sĩ. Họ còn trẻ, nhưng trong dòng máu đã thấm đẫm truyền thống, ngấm vào máu thịt từ đời này sang đời khác. Trẻ mà anh hùng, mà mang theo truyền thống mấy ngàn năm.
Dẫu tuổi đời rất trẻ
Nhưng tính tuổi anh hùng
Đã qua nhiều thế hệ
Sau trận xáp mặt thùTrong lá thư gửi từ tiền phương có bụi đất chiến hào mà không kể hết chiến công. Lá thư đó đã là chiến công rồi, sau những trận chiến đấu ác liệt mà còn sống, còn viết thư về đã là anh hùng rồi. Thư của chiến sĩ nơi tuyến đầu ác liệt không kể về nỗi khó khăn, nguy hiểm mà là nỗi nhớ nhà, nhớ mẹ, nhớ quê hương, nhớ những gì thân thuộc nhất. Ngước nhìn lên, cũng những khóm chuối, những giàn mướp, một đầm sen như ở quê nhà.
Lá thư về viết vội
Chưa kể hết chiến công
Nhưng thay ngàn lời nói
Là bụi đất chiến hào
Chắc quê nhà hiểu nổi
Bởi đoạn chiến hào nào
Chẳng làng quê ta đó
Bát chè xanh nắng trưa
Bóng mẹ về lối nhỏ
Chiến hào ngước nhìn lên
Chuối vườn ai vừa trổ
Một giàn mướp hoa vàng
Một đầm sen trước ngõ
Tiếng gà gáy xôn xaoỞ đâu mà chả là quê hương vì ở nơi đâu cũng có tiếng gà gáy. Hẳn ta còn nhớ bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh. Người chiến sĩ chiến đấu vì tiếng gà, vì những gì thân thuộc nhất và vì người thân của mình. Quê hương lên chiến hào thử lửa. Người chiến sĩ chiến đấu ở đây nhưng quê hương mình cũng đang từng ngày, từng giờ chiến đấu với kẻ thù.
Gọi lòng về nỗi nhớ...
Đây quê hương quê hương
Lên chiến hào thử lửa
Ta đứng trong chiến hàoĐiều kiện chiến đấu thật khó khăn, gian khổ, thiếu thốn đủ đường. Nhưng vẫn tin tưởng rằng:
Nắng mưa mài trên mũ
Chân mấy bận thay giày
Mắt quen đêm không ngủ
Dù mười, hai mươi nămDù cho thời gian mười năm, hai mươi năm, nếu thế hệ này già đã có thế hệ con cháu tiếp tục chiến đấu. Nhưng chiến hào sẽ còn dài thêm mãi, còn dày đặc hơn nữa như tinh thần bất khuất, như lòng căm thù giặc, như lớp lớp sóng cồn quyết tâm quét sạch lũ bán nước và lũ cướp nước.
Đất này còn giặc Mỹ
Tóc ta dẫu đổi màu
Tuổi ta không còn trẻ
Ôi chiến hào chiến hào
Vẫn cứ còn mới mẻ
Với những lớp người sau
Lại lên đường diệt Mỹ