Thơ » Việt Nam » Hậu Lê, Mạc, Trịnh-Nguyễn » Lê Thánh Tông » Thơ chữ Nôm » Miếu vợ chàng Trương
Nghi ngút đầu ghềnh toả khói hương,Đầu ghềnh mà nhà thơ nói đến là bờ dòng sông Hoàng Giang thuộc tỉnh Hà Nam ngày nay. Vợ chàng Trương là Vũ Thị Thiết mà Nguyễn Dữ đã kể trong Chuyện người con gái Nam Xương. Hình ảnh khói hương toả nghi ngút trong miếu thờ đầu ghềnh gợi tả vẻ linh thiêng và sự cảm thương trong lòng người đời tưởng nhớ đến người bạc mệnh.
Miếu ai như miếu vợ chàng Trương.
Bóng đèn đầu nhẫn đừng nghe trẻ,Bốn từ Hán Việt được sử dụng rất chọn lọc ở phần luận đã làm cho giọng thơ thêm phần trang nghiêm, trang trọng: chứng quả, nhật nguyệt, giải oan, đàn tràng. Tâm hồn trong sáng thuỷ chung của Vũ Nương được nhật nguyệt, được trời đất soi sáng, chứng quả cho. Lòng nàng vẫn sáng trong như ngọc Mị Châu, tâm hồn nàng vẫn thơm ngát như cỏ Ngu mĩ. Cần chi lập đàn tràng để giải oan. Hai chữ “chẳng lọ” nghĩa là chẳng cần. Việc lập đàn tràng của Trương Sinh là một việc làm vô nghĩa vì đã có nhật nguyệt soi tỏ, chứng quả cho nỗi oan của nàng rồi. Lê Thánh Tông vừa ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của Vũ thị vừa chê trách chuyện lập đàn tràng của Trương Sinh. Cách nhìn của nhà vua rất nhân hậu, nhân bản:
Cung nước chi cho luỵ đến nàng.
Chứng quả đã đôi vầng nhật nguyệt,Không nặng lời, nhiều lời! Cũng chẳng cao đạo mà chỉ “bàn bạc mà chơi vậy”. Một cách nói rất dung dị, bình dị. Lời của vị hoàng đế mà như tiếng nói cùa một thường dân nơi thôn dã sau luỹ tre, bờ dâu ruộng lúa:
Giải oan chằng lọ mấy đàn tràng.
Qua đây bàn bạc mà chơi vậy,Các chữ “khá trách” và “khéo phũ phàng” rất nhẹ nhàng mà nhân hậu, sâu sắc. Chàng Trương thật phũ phàng đáng trách đã gây ra cái chết thảm, chết oan cho người vợ hiền thảo của mình.
Khá trách chàng Trương khéo phũ phàng.