Thơ » Việt Nam » Hậu Lê, Mạc, Trịnh-Nguyễn » Lê Thánh Tông » Thơ chữ Nôm » Chùa Non Nước
Nơi gọi Bồng, nơi gọi Nhược.Bài thơ chia làm 2 phần. Bốn câu đầu miêu tả cảnh sắc chùa Non Nước. Bốn câu cuối nói lên những suy ngẫm của tác giả về Phật, về con người trong cuộc đời.
Hai bên góp làm Non Nước.
Đá chông hòn thấp, hòn cao.
Sóng trục lớp sau lớp trước.
Phật hư vô cảnh thiếu thừa.
Khách danh lợi, buồm xuôi ngược.
Vẳng nghe trên gác boong boong,
Lẩn thẩn dưới chùa lần bước.
Nơi gọi Bồng, nơi gọi NhượcBồng Lai, Nhược Thuỷ tương truyền là nơi tiên ở. Núi Non Nước trong cảm nhận của thi nhân mang vẻ đẹp cõi tiên. Một cách viết ước lệ hàm súc gợi lên bao tưởng tượng, biểu lộ một tâm hồn chan hoà tình sông núi.
Đá chồng hòn thấp, hòn cao.Qua vần thơ đẹp, ta cảm nhận được cảnh sắc núi Non Nước, chùa Non Nước là cảnh sơn thuỷ hữu tình, cảnh tiên kì diệu.
Sóng trục lớp sau, lớp trước.
Phật hư vô, cảnh thiếu thừa,“Hư vô” nghĩa là thế nào? Hư vô nghĩa là trống không. Chùa Non Nước thờ Phật, mà Phật chỉ là hư vô, một thế giới tưởng tượng, trong đó không có cái gì tồn tại. Câu thơ nào cũng ngắt thành 2 vế tiểu đối. Nếu cảnh chùa chiền, cảnh Phật là cõi hư vô, thì trái lại, cảnh thiên nhiên, cảnh sông núi ở đây lại cao, thấp, trước, sau, thiếu, thừa hiển hiện. Trong cuộc mưu sinh, giữa dòng đời xưa nay, xét đến cùng con người (số đông) chỉ là khách danh lợi, tất tả ngược xuôi chẳng khác nào những cánh buồm xuôi ngược trên sông. Sự cảm nhận của nhà thơ về đạo Phật, về đời người giữa cuộc sống thể xác và cõi tâm linh được thể hiện qua những vần thơ thâm trầm, đầy ý vị. Phải chăng đó là bi kịch của kiếp người trong dòng chảy thời gian?
Khách danh lợi, buồm xuôi ngược.
Vẳng nghe trên gác boong boong,Bài thơ Chùa Non Nước là một thành công đặc sắc và độc đáo về thơ lục ngôn mà Lê Thánh Tông và Hội Tao Đàn để lại cho nền thi ca dân tộc. Bài thơ lại được gieo vần trắc, tạo nên âm diệu trầm bổng, gập ghềnh như leo núi: “Nhược – nước - trước - ngược - bước”. Tác giả sử dụng nghệ thuật bình đối và tiểu đối rất thành công. Hình tượng sông núi, sơn thuỷ, non nước, cảnh Phật và đời người in đậm và bao trùm bài thơ. Ngoài sự suy ngẫm giàu tính nhân bản về Phật và đời người, bài thơ còn thể hiện một tâm hồn thanh cao, giàu tình yêu thiên nhiên đất nước. Đáng quý nhất, đó là tâm hồn của mội ông vua vào hàng minh quân thánh đế của Đại Việt.
Lẩn thẩn dưới chùa lần bước.