Thơ » Việt Nam » Hiện đại » Hoàng Cầm » Bên kia sông Đuống (1983) » Bên kia sông Đuống
Anh đưa em về sông ĐuốngCó thể coi đây là những vần thơ tràn đầy xúc cảm của Hoàng Cầm khi ghi lại hình ảnh miền quê ngày thanh bình, yên ả, chưa có gót giày quân xâm lược. Chỉ bằng vài nét chấm phá nhà thơ đã làm hiển hiện lên trang thơ một bức tranh đẹp đẽ, sống động. Câu thơ “Ngày xưa cát trắng phẳng lì” mang đầy hoài niệm bâng khuâng. Nó như một câu thơ bản lề. Thời gian hiện tại như bị đẩy lùi về quá khứ. Người đọc cứ ngỡ như bắt gặp đâu đó thế giới của miền cổ tích huyền diệu. Con sông Đuống ngày xưa gắn liền với hình ảnh “cát trắng phẳng lì”. Nhà thơ chưa miêu tả dòng nước mà đặc tả bến sông với “cát trắng”. Màu trắng không chỉ là màu của sự yên bình mà còn là màu hoài niệm về một dòng sông tuổi thơ. Chỉ bằng một hình ảnh ấy thôi, nhà thơ đã tạo nên một lời thơ giàu xúc cảm, đã vẽ lên một cuộc sống bình yên của “ngày xưa”.
Ngày xưa cát trắng phẳng lì
Sông Đuống trôi đi
Một dòng lấp lánh
Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì
Sông Đuống trôi điNgười đọc cảm nhận được dòng chảy của con sông. Sự trôi chảy của dòng sông giống như sự trôi chảy của thời gian lịch sử:
Một dòng lấp lánhÂm hưởng câu thơ có cái da diết, có cái sâu lắng như đưa người đọc về một miền kí ức trong trẻo, về một dòng sông đã gắn bó máu thịt với nhà thơ. Dòng sông quê hương suốt những năm tháng nhà thơ xa nhà đi kháng chiến vẫn cháy mãi không thôi. Dòng sông ấy chính là dòng xúc cảm của nhà thơ. Từ láy “lấp lánh” là từ láy tượng hình vừa miêu tả màu sắc lại vừa miêu tả ánh sáng, vừa cho người đọc hình dung những gợn sóng lằn tăn lấp lánh dưới ánh nồng tươi tắn. Nó như một chuỗi trang sức đẹp đẽ tô điểm thêm cho dòng sông khiến dòng sông trở nên lung linh, rực rỡ, mĩ lệ, trở thành một dòng ánh sáng.
Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kìCâu thơ thật hay! Nó khắc tạc hình ảnh dòng sông Đuống trong cả chiều kích không gian và thời gian. Thơ vốn chỉ cất lên khi cảm xúc trong ta là thật. Vậy nên hình ảnh dòng sông đẹp đẽ ấy là kết tinh độc đáo cảm xúc của nhà thơ. Từ láy “nghiêng nghiêng” cũng là từ láy tạo hình. Người đọc dường như cảm nhận được cả dáng vóc của dòng sông. Đó là dáng vẻ mềm mại, uốn lượn, nhịp nhàng, chứa nhiều nội tâm và rất gợi cảm. Phải chăng vì thế mà có ý kiến cho rằng hình ảnh dòng sông Đuống trong cảm nhận của Hoàng Cầm được miêu tả giống như hình ảnh một người thiếu nữ trong nỗi niềm trăn trở, âu lo. Không hiểu trong những giây phút thăng hoa ấy nhà thơ đã chọn điểm nhìn như thế nào mà phát hiện ra dáng nằm của dòng sông Đuống. Câu thơ chỉ toàn thanh bằng khiến lời thơ dàn trải, đầy dư ba. Chính Hoàng Cầm đã từng tâm sự “Khi dòng chảy nghiêng nghiêng, tôi muốn nói tới một con sông Đương đầy xáo động, trăn trở, vật vã thao thức”.
Xanh xanh bãi mía bờ dâuĐây là những nét vẽ điển hình của làng quê Việt Nam. Bãi mía, bờ dâu ngô khoai... đều là những hình ảnh hết sức bình dị, thân thuộc, gần gũi. Trước tiên người đọc cảm nhận được một không gian tràn ngập màu xanh tươi tốt. Những từ láy “xanh xanh, biêng biếc” được sử đụng khá tinh tế khiến cảnh vật trong thơ như ánh lên một sự sống. Bức tranh như được mở rộng cả về chiều rộng và chiều sâu. Dù đã cách xa quê hương như trong tưởng tượng của nhà thơ quê hương vẫn hiện lên rõ nét, gần gũi. Quê hương thanh bình yên ả nơi Kinh Bắc đã trở thành một phần tâm hồn, một phần máu thịt của nhà thơ.
Ngô khoai biêng biếc.
Quê hương ta lúa nếp thơm nồngBa câu thơ đã khái quát được nét vẽ đẹp nhất, sống động và điển hình nhất của bức tranh làng quê Kinh Bắc. Bức tranh ấy có màu sắc, có ánh sáng, có hương vị. Tác giả chọn những nét vẽ tiêu biểu nhất của làng quê Việt Nam. Đó là sự giàu có, trù phú, mang đậm nền văn minh lúa nước. Đã biết bao lâu nay hình ảnh đồng quê đã đi vào trong thơ ca. Hình ảnh thơ tuy bình dị quen thuộc mà gợi dậy biết bao ám ảnh với người đọc. Viết về Kinh Bắc nhà thơ còn giới thiệu nét đẹp của truyền thống văn hoá dân tộc. Đó là tranh Đông Hồ – một dòng tranh kết tinh, nghệ thuật của dân gian như tranh gà, tranh lợn, tranh đám cưới chuột. Nét vẽ tươi tắn trong sáng, hóm hỉnh đầy sức sống khi miêu tả đời sống sinh hoạt của nhân dân.
Tranh Đống Hồ gà Lợn nét tươi trong
Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp.
Ai về Bên kia sông ĐuốngHồi ức của nhà thơ hiện về cùng các địa danh Thiên Thai, Bút Tháp, Lang Tài. Những địa danh ấy được gợi nhắc thể hiện niềm kiêu hãnh và tự hào của nhà thơ về vẻ đẹp quê hương mình. Các câu thơ chi địa danh kết hợp với những từ có ý nghĩa định vị về mặt không gian “trên, trong, giữa” khiến không gian càng rộng lớn mênh mông, không gian của sự thanh bình. Những địa danh ấy chi có duy nhất ở Kinh Bắc, nó từ lâu đã đi vào trong ca dao, dân ca, vào lòng người dân Kinh Bắc. Mỗi địa danh lại gắn liền với một lễ hội. Chỉ bằng mấy câu thơ liệt kê ngắn gọn nhà thơ đã làm sống dậy một quá khứ, một bức tranh đẹp đẽ, tươi vui mang sắc thái cổ kính của riêng đất Kinh Bắc.
Cho ta gửi tấm the đen
Mấy trăm năm thấp thoáng mộng bình yên
Những hội hè đình đám
Trên núi Thiên Thai
Trong chùa Bút Tháp
Giữa huyện Lang Tài
Gửi về may áo cho ai
Chuông chùa văng vẳng nay người ở đâu
Những nàng môi cắn chi quết trầuChi băng vài nét phác hoạ, Hoàng Cầm đã dựng lên trước mắt người đọc từng bức chân dung cụ thể của con người Kinh Bắc. Họ đều ngời rạng một vẻ đẹp truyền thống. Họ là những thế hệ con người, tạo nên nét vẽ sinh động trong dịp xuân tết. Họ như bước ra từ thế giới của ca dao, của truyện cổ tích. Những thiếu nữ có vẻ đẹp duyên dáng, tháo vát, đảm đang. Những cụ già phúc hậu, những em nhỏ ngây thơ tinh nghịch. Những con người Kinh Bắc hiện lên trong nét đẹp hiền hoà, thân thuộc rất đỗi giản dị. Họ rất hiền lành, đáng yêu. Họ làm nên cái hồn của Kinh Bắc.
Những cụ già phơ phơ tóc trắng
Những em sột soạt quần nâu
Ai về Bên kia sông ĐuốngTrong hồi tưởng của nhà thơ, kỉ niệm những con người Kinh Bắc và về nồi ám ảnh trong Hoàng Cầm sâu sắc nhất có lẽ là hình ảnh người con gái Kinh Bắc. Nhà thơ đã dùng những câu thơ hay nhất, vần thơ đẹp nhất, tài hoa nhất để gợi tả họ.
Có nhớ từng khuôn mặt búp sen
Những cô hàng xén răng đen
Cười như mùa thu toả nắng
Chợ Hồ, chợ Sủi người đua chen
Bãi Trầm Chi người dăng tơ nghẽn lối...
Có nhớ từng khuôn mặt búp senHình ảnh “khuôn mặt búp sen” gợi tả khuôn mặt của người con gái vừa đoan trang, phúc hậu, vừa yểu điệu dịu dàng. Câu thơ gợi nhiều hơn tả, có nhiều liên tưởng tưởng tượng. Ta hình dung ra một người con gái Kinh Bắc có khuôn mặt xinh xắn, có làn da phớt hồng, chiếc khăn mỏ quạ chít trên đầu ôm lấy khuôn mặt xinh đẹp ấy. Bức chân dung người con gái Kinh Bắc hiện lên rõ nét trong vẻ đẹp ý nhị, kín đáo, đẹp đẽ. Ca dao xưa đã từng có những vần thơ như thế.
Những cô hàng xén răng đen
Cười như mùa thu toả nắng...
Cô tay em trắng như ngàHình ảnh “những cô hàng xén răng đen” lại là một nét vẽ truyền thống của người con gái Kinh Bắc, vẻ đẹp gắn liền với phong tục tập quán cổ truyền của dân tộc. Cái hay nhất trong những câu thơ là biện pháp nghệ thuật so sánh giữa nụ cười của người con gái Kinh Bắc với ánh nắng mùa thu.
Con mắt em liếc như là dao cau
Nụ cười như thể hoa ngâu
Cái khăn đội đầu như thể hoa sen
Ai lên Đồng Tỉnh, Huê CầuBằng xúc cảm thăng hoa, hiển hiện lên trang thơ là một thế giới Kinh Bắc đẹp đẽ trong quá khứ qua hồi tưởng của nhà thơ. Đó là một thế giới Kinh Bắc vẹn nguyên sống động, trù phú, với vẻ đẹp cổ kính, với những truyền thống văn hoá nghệ thuật lâu đời. Đó là một thế giới Kinh Bắc điển hình trong thơ Hoàng Cầm.
Đồng Tỉnh bán thuốc, Huê Cầu nhuộm răng