Tạo ngày 18/09/2005 03:11 bởi
Vanachi, đã sửa 1 lần, lần cuối ngày 04/05/2010 01:08 bởi
Vanachi Bùi Văn Dung sinh năm 1941 (Tân Tỵ), quê và chỗ ở hiện nay đều là xã Thượng Trưng, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc. Trước 1975 anh đi bộ đội chiến đấu ở miền Nam, tháng 12-1975 anh còn đóng quân ở Sài Gòn, sắp tết nhớ vợ nhớ quê tâm hồn anh lính nông dân xứ Bắc trào lên thành một tứ thơ "Gửi nắng cho em" với những câu thơ có cánh: "Anh ở trong này chưa thấy mùa đông, Nắng vẫn đỏ mận hồng đào cuối vụ..." Bài thơ đăng báo, được nhạc sĩ Phạm Tuyên phổ nhạc, danh ca Đài tiếng nói Việt nam hát... bài hát đi vào lòng người dâng trào khắp nơi, anh bộ đội miền Bắc Bùi Văn Dung thành nhà thơ nổi tiếng.
Sau đó anh về quê đi cày và tham gia công tác địa phương như bao nhiêu người chiến sĩ vô danh khác. Năm 1990 anh sáng tác bài thơ "Trăng nguyên" với ý thơ chia sẻ với thi sĩ quá cố Hoàng Hữu về "hai nửa vầng trăng" tuyệt tác mà định mệnh. Bài thơ được nhạc sĩ Huy Thục phổ nhạc cũng vào loại hay! Năm 2002, NXB Hội Nhà Văn in cho Bùi Văn Dung tập thơ "Gửi nắng cho em" gồm 74 bài. Thơ Bùi Văn Dung là hồn thơ của chàng trai quê có học, phong vị hàn lâm pha chút Nguyễn Bính.
(do Khoi Dinh Bang gửi)
Bùi Văn Dung sinh năm 1941 (Tân Tỵ), quê và chỗ ở hiện nay đều là xã Thượng Trưng, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc. Trước 1975 anh đi bộ đội chiến đấu ở miền Nam, tháng 12-1975 anh còn đóng quân ở Sài Gòn, sắp tết nhớ vợ nhớ quê tâm hồn anh lính nông dân xứ Bắc trào lên thành một tứ thơ "Gửi nắng cho em" với những câu thơ có cánh: "Anh ở trong này chưa thấy mùa đông, Nắng vẫn đỏ mận hồng đào cuối vụ..." Bài thơ đăng báo, được nhạc sĩ Phạm Tuyên phổ nhạc, danh ca Đài tiếng nói Việt nam hát... bài hát đi vào lòng người dâng trào khắp nơi, anh bộ đội miền Bắc Bùi Văn Dung thành nhà thơ nổi tiếng.
Sau đó anh về quê đi cày và tham gia công tác địa phương như bao nhiêu người chiến sĩ vô danh khác. Năm 1990 anh sáng tác bài thơ "Trăng nguyên" với ý thơ chia sẻ với thi sĩ quá cố Hoàng Hữu về "hai…